5 cách trị khô tay trong mùa dịch COVID-19
Để phòng ngừa dịch COVID-19, chúng ta phải rửa tay thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn, việc rửa tay quá kỹ sẽ khiến chúng trở nên khô ráp. Nếu bàn tay của bạn cực kỳ khô thì đây là 5 biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời để có được đôi tay mềm mại, ẩm mịn và đẹp mắt.
Ảnh: Boldsky
1. Nha đam
Gel lô hội trị khô tay do dùng dung dịch rửa tay sát khuẩn phòng dịch COVID-19. Ảnh: Boldsky
Nha đam (lô hội) có nhiều chất dinh dưỡng, làm dịu và dưỡng ẩm trên da. Giúp giữ cho đôi tay của bạn mềm mại và đẹp hơn.
Cách dùng: Thoa gel lô hội lên tay, massage cho gel lô hội thẩm thấu vào da và để trong vài phút. Sử dụng biện pháp khắc phục này nhiều lần trong ngày, bất cứ khi nào bạn cảm thấy tay mình bị khô.
2. Dầu dừa
Dầu dừa cung cấp độ ẩm giúp làm mềm da. Ảnh: Boldsky
Dầu dừa được chứng minh là một nguyên liệu tuyệt vời để dưỡng ẩm cho da. Có đặc tính làm mềm và cấp ẩm cho da, đặc biệt là da bị khô ráp cho sử dụng dung dịch rửa tay sát khuẩn trong mùa dịch Covid-19.
Cách dùng: Đổ một vài giọt dầu dừa lên tay của bạn, xoa hai bàn tay vào nhau để dầu thấm đều cho đến khi nó được hấp thụ hoàn toàn vào da. Sử dụng biện pháp khắc phục này nhiều lần trong ngày, bất cứ khi nào bạn cảm thấy tay mình bị khô.
3. Dầu hạt hướng dương
Video đang HOT
Dầu hạt hướng dương có đặc tính tái tạo và chống oxy hóa giúp tay mềm mại và xinh đẹp. Ảnh: Boldsky
Dầu hạt hướng dương cung cấp độ ẩm cho làn da, giúp tay bạn mềm mại và ngậm nước cùng đặc tính tái tạo và chống oxy hóa của loại dầu này giúp cho đôi tay của bạn trở nên xinh đẹp.
Cách dùng: Thoa dầu hướng dương lên khắp bàn tay của bạn, xoa bóp cho dầu hấp thụ vào da và để cho khô. Sử dụng biện pháp khắc phục này nhiều lần trong ngày, bất cứ khi nào bạn cảm thấy tay mình bị khô.
4. Mật ong
Mật ong giúp giữ ẩm và trẻ hóa làn da. Ảnh: Boldsky
Ngoài chữa bệnh thì mật ong là phương thuốc dưỡng ẩm tự nhiên được sử dụng nhiều nhất. Nó thu hút độ ẩm cho da, giúp da đẹp và ngậm nước.
Bên cạnh đó, nó cũng cực kỳ có lợi trong việc làm trẻ hóa làn da của bạn và thêm vẻ sáng bóng tự nhiên.
Cách dùng: Thoa mật ong lên khắp bàn tay của bạn. Mát xa nó vào da trong 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước thường. Sử dụng phương thuốc này hằng ngày để có được bàn tay mềm mại và ngậm nước.
5. Thạch dầu
Thạch dầu hiệu quả trong việc điều trị khô da. Ảnh: Boldsky
Thạch dầu có hiệu quả tương tự như dầu dừa khi giữ ẩm cho da. Nó có hiệu quả giữ ẩm cho da và cải thiện hàng rào bảo vệ da, giúp bàn tay mềm mại, đẹp và ẩm.
Cách dùng: Thoa đều dầu khoáng lên tay mát xa kỹ vào da cho đến khi hấp thụ hoàn toàn và để đó. Sử dụng biện pháp khắc phục này nhiều lần trong ngày, bất cứ khi nào bạn cảm thấy tay mình bị khô.
Điềm nhanh 6 cách phòng tránh bệnh nấm da vào mùa mưa
Nấm da vào mùa mưa tuy không nguy hiểm nhưng thường gây ngứa, rát, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời rất dễ tái phát và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Phòng tránh bệnh nấm da vào mùa mưa là điều cần thiết.
Vào mùa mưa, lũ chúng ta dễ bị mắc các bệnh ngoài da do thường xuyên di chuyển, đi lại trong vùng nước ngập. Nguồn nước bị ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn và nấm, điều kiện sinh hoạt kém tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Áp dụng cách phòng tránh nấm da vào mùa mưa dưới đây sẽ bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn.
1. Hạn chế tiếp xúc với vùng nước bị ô nhiễm
Cách phòng tránh nấm da vào mùa mưa là hạn chế tiếp xúc với vùng nước bị ô nhiễm. Tránh đi vào vùng nước có màu đen, nổi váng bẩn mà không mang đồ bảo hộ.
Trong trường hợp bắt buộc phải vào vùng nước cần mang gang tay, đi ủng, mặc áo mưa để bảo vệ cơ thể. Đội mũ nón đầy đủ khi trời mưa, tránh để đầu bị ướt.
Phòng bệnh nấm da mùa mưa hiệu quả bằng cách hạn chế tiếp xúc với vùng nước bị ô nhiễm - Ảnh Internet
2. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Sau khi làm việc, tiếp xúc với nước bẩn, ẩm ướt, bùn lầy cần phải tắm rửa sạch sẽ. Kỳ, cọ chân, tay bằng xà phòng. Chú ý rửa sạch móng tay, chân, các kẽ ngón tay, ngón chân và nếp gấp da để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
Thường xuyên vệ sinh các khu vực dễ đổ mồ hôi như nách, cổ, bẹn, khuỷu tay, mu bàn chân,... Tránh tạo điều kiện cho nấm phát triển. Gội sạch đầu và giữ tóc luôn khô ráo. Không để đầu ướt khi đi ngủ.
3. Chuẩn bị sẵn nước rửa tay và dung dịch sát khuẩn
Một trong những cách phòng tránh nấm da vào mùa mưa hữu hiệu là sự chuẩn bị sẵn sàng. Xà phòng, nước rửa, tay, dung dịch sát khuẩn,... mọi thứ luôn phải đầy đủ để sử dụng khi cần thiết.
Nếu chẳng may làn da bị xây xước, tổn thương do hoạt động mạnh bạn sẽ cần đến xà phòng để rửa sạch. Sau đó sử dụng các loại thuốc sát khuẩn ban đầu như nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch xanh methylen (Milian), castellani, dung dịch DEP,... và các loại mỡ kháng sinh để đảm bảo da không bị nhiễm trùng gây sưng viêm, mưng mủ.
Sử dụng dung dịch rửa tay và sát khuẩn - Ảnh Internet
4. Hạn chế tiếp xúc và dùng chung đồ với người khác
Vào mùa mưa lũ, bệnh ngoài da có thể lây lan trực tiếp hay gián tiếp do vi khuẩn và vi nấm phát triển mạnh. Bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với người chứa mầm bệnh hoặc sử dụng chung đồ với với bệnh.
Vì vậy cách phòng tránh bệnh nấm da vào mùa mưa tốt nhất là ý thức cá nhân của mỗi người. Với bệnh nhân khi thấy xuất hiện các triệu chứng bị nấm da hạn chế tiếp xúc với người khác. Đồng thời sử dụng riêng đồ dùng cá nhân để tránh lây lan trong cộng đồng.
Đối với những ai chưa bị bệnh, cần có ý thức giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh. Tuyệt đối không dùng chung lược, dày, dép, khăn mặt, giặt chung quần áo,... với người bệnh. Không nên ngủ chung giường với người bệnh để tránh lây lan bệnh nấm da.
5. Đảm bảo vệ sinh môi trường sống
Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu, vệ sinh môi trường đến đó. Rắc vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y Tế khuyến cáo để làm sạch môi trường. Phun thuốc diệt côn trùng xung quanh nhà để ngăn chặn nguồn bệnh.
Vệ sinh nhà ở sạch sẽ, giặt chăn, màn, gối...Tiến hành lau dọn, rửa sạch bể nước, dụng cụ chứa nước bằng Cloramin B hoặc hóa chất được Bộ Y Tế khuyến cáo sử dụng. Chỉ dùng nước sạch đã qua khử trùng để ăn uống và sinh hoạt.
6. Khám ngay khi có dấu hiệu bệnh
Các bệnh da liễu xuất hiện phổ biến vào mùa mưa và có xu hướng tái phát. Do đó, bên cạnh việc giữ gìn sức khoẻ, cân bằng chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, vệ sinh sạch sẽ, giữ da khô thoáng,... bạn cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, xét nghiệm và kê đơn thuốc đúng bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc thuốc bôi vì có thể sẽ khiến bệnh nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh nấm da nên bổ sung thêm các loại Vitamin cho cơ thể để làn da luôn khỏe mạnh.
Phòng bệnh mắt cho người dân vùng lũ Bên cạnh tổn thất về tài sản, người dân vùng lũ phải đối mặt với nhiều căn bệnh, đặc biệt là viêm kết mạc và mắt hột. Trẻ em dưới 15 tuổi và người lớn trên 65 tuổi là nhóm dễ mắc các bệnh mắt. Hình ảnh người bị đau mắt hột. Ảnh: Bác sĩ cung cấp. Dễ bùng phát bệnh sau lũ...