5 cách tốt nhất chị em nên làm để tránh bệnh phụ khoa
Để tránh bệnh phụ khoa, bạn cần thường xuyên chú ý đến cơ quan sinh sản, tiến hành các khám xét cần thiết và có lối sống lành mạnh…
Tôi đã bị nấm âm đạo một lần, cảm giác vô cùng khó chịu và phải mất mấy tuần mới trị khỏi bệnh được. Tôi được biết nấm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa mà rất nhiều chị em mắc phải. Chỉ cần kém vệ sinh hoặc không thay quần chip là có thể dễ dàng bị bệnh.
Mặc dù bệnh nấm đã được chữa khỏi nhưng tôi lo lắng bệnh sẽ tái phát. Hơn nữa, nếu đã bị bệnh phụ khoa một lần thì có thể dễ dàng bị các bệnh phụ khoa khác ở những lần sau. Tôi chưa lập gia đình, chưa có con nên tôi sợ bệnh này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của tôi về sau này.
Xin hỏi bác sĩ, để phòng bệnh phụ khoa, tôi nên làm thế nào là tốt nhất? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Hải Hà)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hải Hà thân mến,
Có một sự thật hiển nhiên là nếu không chú ý giữ gìn sức khỏe phụ khoa thì chị em có thể gặp phải rất nhiều vấn đề sức khỏe nói chung, bao gồm cả nguy cơ ung thư phụ khoa và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thế nhưng, không phải chị em nào cũng “cởi mở” trao đổi về vấn đề này, chính vì vậy mà nhiều chị em đã mắc bệnh phụ khoa mà không biết, để bệnh phát nặng và cuối cùng dẫn đến hậu quả nặng nề, ví dụ như hiếm muộn, vô sinh.
Đối với phụ nữ, các bệnh ung thư phụ khoa phổ biến nhất bao gồm: Ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung. Những bệnh ung thư phụ khoa hoàn toàn có thể phát hiện sớm, điều trị kịp thời và phòng bệnh hiệu quả nếu chị em chú ý chăm sóc cơ thể mình cẩn thận hơn.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bạn đã may mắn chữa khỏi bệnh nấm âm đạo thì nên rút kinh nghiệm để phòng bệnh thật tốt, không chỉ phòng bệnh nấm mà còn cả những bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Để giữ gìn sức khỏe phụ khoa tốt, bạn cần thường xuyên chú ý đến cơ quan sinh sản, tiến hành các khám xét cần thiết và có lối sống lành mạnh…
Dưới đây là những việc mà bạn cần thực hiện để “đánh bay” các rắc rối về phụ khoa.
- Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh nhằm duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Trọng lượng khỏe mạnh thì mới không ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của bạn, từ đó, bạn cũng giảm được nguy cơ rối loạn nội tiết, mất cân bằng môi trường bên trong âm đạo – một điều kiện gây ra bệnh phụ khoa.
- Khám phụ khoa đều đặn: Ngay từ khi có kinh nguyệt, bạn nên bắt đầu tiến hành khám phụ khoa theo định kì. Từ khi có quan hệ tình dục, bạn cần làm thêm xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) – biện pháp giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất, từ đó làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.
- Không thức khuya: Thức khuya không những khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mà còn có thể gây rối loạn nội tiết tố, khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Một số bệnh phụ khoa mà phái yếu dễ gặp do thức khuya bao gồm: viêm nhiễm “vùng kín”, u xơ tử cung, kinh nguyệt không đều, u xơ tuyến vú…
- Vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ: Cách tốt nhất để chăm sóc âm đạo và âm hộ hàng ngày là vệ sinh với nước sạch, đặc biệt là trong những ngày có kinh nguyệt, trước và sau khi có quan hệ tình dục. Chị em không nên lạm dụng các dung dịch vệ sinh để vệ sinh “vùng kín”.
- Chăm chỉ thể dục, rèn luyện sức khỏe: Thể dục tác động đến hệ thần kinh trung ương, các động tác thể dục tác động lên cơ thể, tạo ra những phản xạ có điều kiện, làm thay đổi những hiện tượng sinh lý bất thường và bệnh lý trong sản phụ khoa.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo VNE
7 việc nên làm sau sinh các mẹ không thể không biết
Những nhắc nhở dưới đây có vai trò không nhỏ đối với sức khỏe của mẹ bầu sau sinh.
1. Quan sát lượng máu ở âm đạo
Lượng máu ở âm đạo trong ngày đầu tiên sau khi sinh là việc mẹ bầu cần chú ý nhiều nhất. Bởi theo thống kê gần đây, nguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm cho sản phụ là hiện tượng băng huyết. Theo các bác sĩ, lượng máu đạt đến 500ml được coi là hiện tượng xuất huyết sau sinh. Nguyên nhân gây xuất huyết rất đa dạng, cần phải được bác sĩ thăm khám mới kết luận chính xác được.
Thông thường, trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi sinh, sản phụ vẫn nằm ở phòng chuyên môn để các bác sĩ theo dõi xem có bị xuất huyết, băng huyết không, sau đó mới đưa mẹ và bé về phòng nghỉ. Tuy vậy, trong vòng 24 giờ sau đó, bạn vẫn phải quan sát và theo dõi lượng máu ở âm đạo để kịp thời phát hiện và báo bác sĩ xử lý nếu chẳng may xảy ra hiện tượng băng huyết.
2. Không lãng phí sữa non
Trong ngày đầu tiên sau khi sinh bé, mẹ sẽ có một lượng nhỏ sữa non hơi đặc, có màu ngà. Sữa non chứa một lượng lớn các kháng thể rất cần thiết để bảo vệ em bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn mà không loại sữa nào thay thế được. Vì vậy, sản phụ cần cho con bú hết và không nên lãng phí giọt sữa non nào.
3. Càng cho con bú càng có nhiều sữa
Việc ti mẹ của bé sẽ tạo ra tín hiệu kích thích não "chỉ huy" cơ thể tiếp tục tiết sữa. Vì vậy, sau khi sinh, bạn nên cho bé bú ngay để tạo phản xạ tiết sữa của cơ thể. Ngoài ra cần bồi bổ thêm các loại thực phẩm giúp lợi sữa.
4. Đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngơi
Vượt cạn thành công lấy đi rất nhiều sức lực của người phụ nữ nên sau khi sinh, đặc biệt là trong 24 giờ đầu tiên, bạn cần phải nghỉ ngơi để phục hồi thể chất. Bạn hãy yên tâm ngủ hay nằm nghỉ và để các công việc như thay tã, dỗ bé, ru bé ngủ cho bố của bé và những người khác làm.
5. Nhanh chóng tiểu tiện
Theo các bác sĩ, sản phụ nên uống nhiều nước sau khi sinh để nhanh chóng tiểu tiện. Lý do là vì trong quá trình vượt cạn, đầu thai nhi đã chèn ép bàng quang, niệu đạo, đi tiểu tiện sẽ giúp phục hồi chức năng của các bộ phận này.
6. Ăn nhiều rau để tránh táo bón
Rau có nhiều chất xơ và rất có lợi cho việc trị chứng táo bón sau sinh. Bạn không nên quá kiêng khem và hạn chế ăn rau, vừa gây thiếu chất vừa khiến phân bị vón cục và "tắc" ở trong ruột.
7. Vệ sinh sạch sẽ
Sau khi sinh, bạn thường ra nhiều mồ hôi, lúc ngủ và khi thức dậy còn ra nhiều hơn. Vì vậy, cần thường xuyên giặt và thay mới chăn, ga trải giường, vỏ gối. Việc thay quần áo cũng cần được duy trì hàng ngày, đặc biệt là với đồ lót. Sau khi đại tiểu tiện, bạn cũng nên chú ý vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ tầng sinh môn.
Ngoài ra, nên mở cửa sổ ít nhất một lần trong ngày để không khí trong phòng được trao đổi, thông thoáng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng về đường hô hấp.
Theo VNE
Kinh nghiệm trị đau bụng kinh Khi bị đau bụng do chu kỳ kinh nguyệt, hãy lấy nghệ đen, ngải cứu, mần trầu, hương phụ mỗi thứ một ít, sắc lấy nước uống sẽ khỏi. Ảnh minh họa Tôi tên Nguyễn Thị Kim Ngân, 28 tuổi, ở Vũng Tàu. Tôi có một kinh nghiệm trị đau bụng kinh bằng các loại thảo dược rất hiệu quả, muốn chia sẻ...