5 cách sử dụng muối tốt cho sức khỏe
Chườm ấm bụng bằng muối đặc biệt tốt trong việc điều trị chứng đau bụng do lạnh và đau bụng do kinh nguyệt.
Không chỉ là loại gia vị cần thiết trong bữa ăn hàng ngày, muối còn có công dụng chữa bệnh. Dưới đây là năm cách sử dụng muối hiệu quả tốt cho sức khỏe, theo People.
Viêm mũi dị ứng: Rửa mũi bằng nước muối pha loãng
Viêm mũi dị ứng là một loại bệnh miễn dịch do hít phải những chất dị ứng dẫn đến viêm mũi. Triệu chứng của bệnh này không quá nghiêm trọng nên chỉ cần dùng nước muối kết hợp máy rửa mũi. Ngoài nước muối sinh lý, bạn cũng có thể pha nước muối loãng bằng cách pha một lít nước ấm (37 độ C) với 9 gr muối.
Đau họng, sưng nướu: Dùng nước muối ấm súc miệng, họng
Nếu bị các bệnh viêm mô mềm ở cấp độ nhẹ như viêm họng, đau răng khôn, sưng nướu, bạn hãy dùng nước muối ấm để súc miệng, súc họng. Mỗi ngày, bạn súc miệng từ 3-6 lần, mỗi lần khoảng 10 phút. Nước muối ấm có thể tạo ra một lớp màng bọc bằng muối trong khoảng thòi gian ngắn, nhờ đó kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau tạm thời.
Ảnh: DO.
Đau bụng: Chườm ấm bụng bằng muối Kosher
Muối Kosher là một loại muối thô, không phụ gia và có tác dụng chống lão hóa. Khi gặp những cơn đau bụng lạnh, đau bụng kinh, việc chườm muối Kosher ấm giúp đẩy nhanh lưu thông máu cục và giảm đau, chống lạnh.
Để chườm muối Kosher, bạn cho một lượng muối lớn vào nồi rồi rang cho nóng. Tiếp đến, bạn cho muối vào khăn hoặc túi bông, sau đó đặt lên vùng bụng. Lưu ý kiểm tra nhiệt độ trước để tránh bỏng da.
Mất nước do tiêu chảy: Uống nước muối đường
Tiêu chảy khiến người bệnh ăn không ngon, tiêu hao năng lượng và mất cân bằng điện giải do lượng natri, kali sụt giảm. Để bù lại natri và kali, bạn hãy uống 500 ml nước ấm pha với 1,75 gr muối và 10 gr bột glucose.
Lưu ý, uống nước muối đường chỉ áp dụng với trường hợp tiêu chảy nhẹ. Nếu bị tiêu chảy nặng, bạn nên tới bệnh viện điều trị.
Làm đẹp da mặt: Massage mặt với muối
Muối có tác dụng làm sạch da và cải thiện làn da khô ráp. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những người da dầu.
Video đang HOT
Cách làm rất đơn giản. Sau khi rửa mặt bằng nước ấm, bạn thoa nhẹ một ít muối hạt nhỏ lên mặt rồi rửa sạch với nước.
Để tránh tổn thương da, mỗi tuần chỉ nên rửa mặt bằng muối một lần, khi rửa tránh tiếp xúc vùng mắt.
Nguyễn Xuân
Theo VNE
Những cách đơn giản trị ho, viêm họng do thay đổi thời tiết
Sắp vào đông, trời lạnh khiến nhiều người bị ho, viêm - đau họng, nhất là trẻ em, người già, người có cơ địa dễ bị kích ứng. Làm sao để khắc phục?
Ảnh minh họa
Cam, quýt nướng
Theo lương y quốc gia Nguyễn Anh Đào (nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội), vỏ và ruột cam/quýt nướng lên ấm nóng, dễ ăn, làm dịu các cơn ho rát cổ họng, trị bệnh về đường hô hấp, long đờm, chữa trị bệnh ho, cảm cúm... cho cả người lớn và trẻ nhỏ khi trời khô hanh, lạnh giá.
Chọn cam ta (cam ngọt, cam đường), quýt ta (như quýt hồng) - không dùng cam nhập khẩu vì không hiệu quả. Chọn quả tươi rửa sạch, ngâm nước muối 5 phút để diệt khuẩn, bụi bẩn, hóa chất bên ngoài. Nướng trực tiếp khoảng 10 phút trên lửa than (lò vi sóng, hoặc bếp gas nhỏ lửa), lật quả đều để vỏ không bị cháy.
Cam/quýt nướng xong bóc vỏ, ép lấy nước cho trẻ em uống. Người lớn thì ăn ngay cả múi khi nóng ấm sẽ giảm ho, long đờm nhanh (cam/ quýt nướng phải chín đều mới hiệu quả).
Hoặc cắt phần đầu quả cam, bỏ nhúm muối vào rồi đậy lại, nướng 10 - 15 phút thì ăn cả vỏ cam, tép cam. Người lớn ăn 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 1 quả cam. Trẻ em ăn 2 lần/ngày, mỗi lần ăn 1/2 - 1/3 quả cam (hoặc vắt nước cam nướng uống) sẽ giảm ho, rát cổ họng.
Nếu ho nặng tiếng, ho đêm thì dùng vỏ cam rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, nướng và ăn khi còn nóng.
Lưu ý: Trẻ dưới 12 tháng tuổi, người mới phẫu thuật, viêm xoang, viêm tai giữa, đau dạ dày, đang đói, hay lúc sắp đi ngủ không nên dùng cam, quýt nướng vì có thể ảnh hưởng tới tiêu hóa.
Trị ho bằng huyệt Dũng Tuyền
Theo BS Trần Văn Thuấn (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), trong Đông y, huyệt Dũng Tuyền quan trọng. Nếu bị ho do lạnh, hay ho dai dẳng, cảm lạnh, cúm, sốt, dị ứng thời tiết... day bấm huyệt Dũng Tuyền 10 phút mỗi chân sẽ giảm ho rất nhiều (không nên day quá nhiều vì có thể bị hiệu quả ngược).
Ho nhiều thì buổi trưa làm 1 lần, buổi tối trước khi đi ngủ làm 1 lần, rồi dùng dầu nóng thoa, ủ bàn chân. Sáng hôm sau triệu chứng ho sẽ giảm hẳn, sau vài lần sẽ hết ho. Kích thích huyệt Dũng Tuyền hiệu quả khi ho đêm, ho do nhiễm lạnh vào mùa đông, mùa xuân, hoặc do dùng điều hòa.
Lưu ý: Người lớn cần thoa thêm tinh dầu, dầu gió, cao sao vàng, hoặc dán 1 miếng Salonpas nhỏ, day đều từ 3 - 5 đêm sẽ hết ho.
Trẻ bé bị ho không nên kích hoạt huyệt Dũng tuyền vì không có tác dụng. Cũng không dùng dầu nóng với trẻ dưới 1 tuổi. Nếu muốn thì dùng dầu oliu, dầu hạnh nhân, tinh dầu bạc hà massage bàn chân từ gót lên ngón giúp bé ấm chân, giảm ho.
Tìm huyệt Dũng Tuyền bằng cách: Co bàn chân và các ngón sẽ xuất hiện chỗ lõm ở 1/3 trước gan bàn chân; Hoặc chia từ ngón chân thứ 2 tới gót chân 5 phần thì huyệt Dũng Tuyền là điểm lõm nằm cách ngón chân trỏ 2/5 khoảng cách đó (tức là cách gót 3/5).
Chanh trị ho
Theo lương y Phúc Toàn Anh (Hội Đông y Hà Nội), dân gian có những cách trị ho dị ứng thời tiết... rất hiệu quả:
Chanh đào ngâm mật ong đường phèn
Chanh đào ngâm mật ong đường phèn có thể chữa ho, viêm họng... hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn. Mỗi sáng thức dậy uống một cốc nước ấm pha với siro chanh đào sẽ tránh bớt ho. Nếu chớm ho, hay thấy cổ họng hơi rát là ngậm 1-3 miếng, từ từ nhai nuốt qua một đêm là cổ họng bình thường.
Quất hồng bì ngâm đường phèn: Mỗi ngày dùng 1 thìa quất hồng bì ngâm đường phèn giúp kích thích hệ hô hấp, long đờm, tăng sức đề kháng và chống cảm cúm. Cách này rất tốt cho trẻ em, áp dụng được cho cả trẻ dưới 1 tuổi.
Chữa đau - viêm họng không dùng thuốc
Theo lương y Anh Đào, bị đau - viêm họng (gây đau đầu, sốt cao, cổ họng đau rát, ho khan, có thể xuất hiện hạch sưng đau ở cổ, hay nghẹt mũi, chảy nước mũi, amidan sưng to, mệt mỏi, chán ăn...) dân gian có nhiều cách chữa, trong đó có:
Quất - mật ong: Lấy 3-4 quất chín rửa sạch, cho vào bát rồi đổ thêm 6-7 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, đem hấp trong nồi cơm (hoặc hấp cách thủy) tới chín và để nguội. Khi viêm, đau họng ngậm từng quả trong miệng khoảng 10-15 phút, rồi nuốt. Ngậm liên tục 3-4 lần tới khi nuốt không thấy đau rát là khỏi (có thể ngậm vài ngày).
Trẻ bé, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người già thì hòa nước quất mật ong với nước ấm uống.
Muối chữa đau họng: 1 thìa cà phê muối sạch hòa với 200ml nước ấm, súc miệng 30 giây, ngày 2 lần sáng và tối, giúp trị đau họng, chống nhiễm trùng, diệt vi khuẩn, virus gây viêm họng.
Lấy muối trộn vài lát chanh để 1 giờ rồi lấy ngậm 15-20 phút, ngày 2 lần sẽ diệt khuẩn, kháng viêm, làm dịu cơn đau rát cổ họng (dùng vài ngày).
Tỏi: Khi cổ họng ngứa, đau, lấy 3-4 tép tỏi nướng ăn để ngăn ngừa nhiễm trùng, kháng viêm, diệt virus, trị đau họng hiệu quả.
Gừng tươi: Cạo sạch vỏ, xắt lát cho vào ly nước ấm, hòa thêm 1 thìa nước cốt chanh và 1 thìa mật ong. Uống từng ngụm nhỏ sẽ dịu đau - viêm họng, trị cảm cúm tốt.
Những cách trị đau họng dân gian chỉ hiệu quả với người có sức đề kháng, mới chớm bị ho, viêm họng (giai đoạn đầu). Khi thấy tiếng ho nặng, ho có đờm, ho tăng, hoặc sốt 39 - 40 độ thì cần đi khám sớm để tránh biến chứng thành viêm cấp, viêm phế quản, viêm phổi - nhất là trẻ em.
Khi bị ho, cần lưu ý:
* Nên:
Chú ý nằm đúng tư thế (nằm nghiêng và kê gối cao) giúp các chất dịch không trào ngược lên họng, giảm ho.
Ăn uống nóng, món dễ ăn, bổ sung thực phẩm, hoa quả giàu vitamin A, C để tăng sức đề kháng nhanh khỏi.
Giữ vệ sinh miệng, chăn gối, phòng ở sạch để tránh tích tụ vi khuẩn.
Thời tiết thay đổi cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng, sinh hoạt điều độ.
Ho dai dẳng kết hợp giữ chân ấm, ngâm chân nước nóng, đắp thuốc huyệt dũng tuyền rất hiệu quả.
*Tránh:
Tránh dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì không tốt cho đường ruột của.
Tránh nằm thẳng, kê gối thấp vì dịch nhầy dồn về họng kích thích ho.
Tránh ăn đồ lạnh, đồ uống có chất kích thích, hải sản, các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ.
Tránh tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc vì đường hô hấp dễ bị viêm nhiễm nặng, khó chữa hơn.
Th.S BS Trần Văn Thuấn (Bệnh viện Xanh Pôn)
Uyển Hương
Theo giadinh.net.vn
Lo ngại bệnh bạch hầu bùng phát Thời gian gần đây, bệnh bạch hầu đang có nguy cơ bùng phát thành dịch tại Kon Tum. Sau 11 năm, sự trở lại bệnh bạch hầu đã khiến 2 người tử vong. Ảnh minh họa Người bệnh không tiêm chủng Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum, từ đầu năm 2018 đến nay, bệnh bạch hầu...