5 cách nướng thịt an toàn giúp giảm nguy cơ gây ung thư
Thịt nướng hấp dẫn, ngon miệng nhưng nhiều người lo ngại về nguy cơ ung thư. Vậy có cách nào để giảm chất gây ung thư khi nướng thịt không?
1. Nướng thịt có sản sinh chất gây ung thư không?
Không gì tuyệt vời hơn việc tụ họp gia đình và bạn bè vào cuối tuần với một bữa tiệc thịt nướng. Tuy nhiên, bạn có thể lo ngại về nguy cơ ung thư. Vậy có cách nào để giảm chất gây ung thư khi nướng thịt không?
Tất cả các loại thịt đều có acid amin, ví dụ như creatine và đường. Khi chúng ta nướng thịt ở nhiệt độ rất cao, những chất đó tự nhiên tạo ra các phân tử được gọi là heterocyclic amines (HCA), hợp chất độc hại cũng có trong khói thuốc lá, có khả năng gây ung thư.
ThS.BS. Ngô Văn Tỵ, Khoa Ung bướu, BV Đại học Y Hà Nội cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, là những tổ chức hàng đầu thế giới về các nghiên cứu bệnh lý liên quan đến ung thư thì thịt nướng có thể gây ra và liên quan đến bệnh ung thư. Điều đó phụ thuộc vào hai yếu tố chính, đó là cách thức chế biến loại thực phẩm đó và mức độ sử dụng nhiệt độ để nướng chín thực phẩm. Ngoài ra còn phụ thuộc vào việc có sử dụng chất bảo quản, ngâm tẩm hóa chất độc hại hay không.
Nướng thịt ở nhiệt độ rất cao tạo ra các chất gây ung thư.
Về nguy cơ ung thư tiềm ẩn liên quan đến việc nướng thịt, theo Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, nấu thịt ở nhiệt độ cao (như nướng) tạo ra các chất gây ung thư được gọi là hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) và amin dị vòng (HCA). Các chất gây ung thư này có thể gây ra những thay đổi trong DNA có thể dẫn đến ung thư.
Nguy cơ hình thành các chất gây ung thư này cao hơn từ thịt đỏ và thịt chế biến như thịt xay và xúc xích. Khói hoặc cháy xém cũng góp phần hình thành PAH. Bằng chứng rõ ràng cho thấy chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến góp phần làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
2. Giảm nguy cơ ung thư khi nướng thịt bằng cách nào?
Để giảm những rủi ro sức khỏe trong ăn uống, đặc biệt là khi nướng thịt, Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra hướng dẫn thực hiện các biện pháp nướng thịt an toàn hơn, đó là:
Video đang HOT
Ướp thịt
Các nghiên cứu cho thấy, ướp thịt trước khi nướng có thể làm giảm sự hình thành HCA. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng các chất chống oxy hóa trong các loại nước ướp ngăn chặn sự hình thành HCA.
Một số loại nước ướp lành mạnh được làm từ giấm hoặc nước cốt chanh, thảo mộc. Các loại gia vị và thảo mộc không chỉ làm cho thịt có hương vị hơn mà các đặc tính chống oxy hóa của chúng có thể ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây ung thư.
Nấu chín trước một phần
Nếu nướng những miếng thịt lớn, bạn có thể giảm thời gian thịt tiếp xúc với ngọn lửa bằng cách nấu chín một phần trong lò vi sóng, lò nướng hoặc trên bếp trước.
Đặt ngay phần thịt đã nấu chín một phần lên vỉ nướng đã được làm nóng trước. Điều này giúp giữ cho thịt an toàn khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh thực phẩm khác có thể gây bệnh.
Cắt bớt mỡ
Cắt bớt mỡ khỏi miếng thịt khi nướng có thể làm giảm tình trạng cháy xém. Nướng thịt ở giữa vỉ nướng và đảm bảo lật thường xuyên.
Nướng thịt với rau quả giảm nguy cơ ung thư.
Trộn thịt với rau quả
Cắt thịt thành các phần nhỏ hơn và trộn với rau có thể giúp rút ngắn thời gian nướng, giảm nguy cơ ung thư. Nướng rau và trái cây không tạo ra HCAs và thực phẩm có nguồn gốc thực vật có liên quan đến nguy cơ ung thư thấp hơn.
Giữ nhiệt độ thấp
Nướng thịt trên lửa nhỏ để giảm sự hình thành cả HCAs và PAHs, đồng thời giúp hạn chế tối đa tình trạng cháy khét.
Giảm tình trạng cháy khét bằng cách giữ mỡ và nước thịt tránh xa lửa. Cuối cùng nên cắt bỏ các phần thịt cháy xém trước khi ăn.
3 tác hại ít ngờ tới nếu nhịn đói để giảm cân
Nhịn đói hay ăn rất ít trong bữa chính dù là để cắt giảm calo, giảm cân hay vì quá bận rộn thì đều tác động tiêu cực tới sức khỏe.
Một số thay đổi trong cơ thể sẽ xảy ra nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên.
Nhịn đói hoặc ăn quá ít sẽ đẩy cơ thể vào trạng thái bị bỏ đói và bị thiếu hụt dưỡng chất. Nếu giảm cân là mục tiêu của bạn thì việc bỏ đói cơ thể như vậy có thể cản trở nỗ lực giảm cân, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nhịn ăn thường xuyên có thể gây viêm loét dạ dày, thậm chí tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Ảnh PEXELS
Nếu thường xuyên nhịn đói cơ thể sẽ xảy ra những vấn đề sau:
Mức năng lượng giảm xuống
Một trong những tác động chính của việc không ăn khi đói là giảm mức năng lượng của cơ thể, dẫn đến mệt mỏi, uể oải. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì thể chất và tinh thần. Khi bạn nhịn ăn quá lâu, lượng đường trong máu sẽ giảm, tạo ra tình trạng thiếu đường glucose.
Đây là loại đường cần thiết giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Glucose đóng vai trò là nguồn nhiên liệu chính cho các chức năng của cơ thể, đặc biệt là hoạt động của cơ bắp và quá trình nhận thức của não bộ. Khi cơ thể bị cạn kiệt lượng glucose dự trữ thì lập tức một phản ứng nội tiết sẽ được kích hoạt.
Các hoóc môn gây căng thẳng như cortisol, adrenaline được giải phóng để huy động glucose dự trữ trong cơ thể, sau đó là huy động chất béo để bù đắp cho việc thiếu hụt dinh dưỡng.
Quá trình trao đổi chất chậm lại
Bỏ bữa có vẻ là một cách hiệu quả để giảm cân nhanh chóng. Nhưng thực tế, nghiên cứu cho thấy nó thật sự có thể cản trở quá trình giảm cân. Nguyên nhân là do nhịn ăn đã tác động tiêu cực đến quá trình trao đổi chất.
Quá trình trao đổi chất chịu trách nhiệm hấp thụ thức ăn và chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Quá trình này xảy ra liên tục. Ngay cả khi đang nghỉ ngơi, cơ thể vẫn đốt calo ở một tốc độ nhất định. Hiện tượng này gọi là tốc độ trao đổi chất cơ bản.
Nhịn ăn thường xuyên sẽ kích hoạt phản ứng sinh lý khiến cơ thể ưu tiên dành lượng calo ít ỏi để cung cấp cho não và các cơ quan quan trọng, đồng thời giảm lượng calo cung cấp cho các hoạt động không quan trọng khác. Sự thay đổi này giúp bảo tồn năng lượng nhằm mục đích sinh tồn, từ đó khiến quá trình trao đổi chất chậm lại. Trao đổi chất chậm lại đồng nghĩa với việc cơ thể đốt ít calo hơn và khó giảm cân hơn.
Gây vấn đề tiêu hóa
Dạ dày sẽ đều đặn tiết ra a xít và emzyme để tiêu hóa thức ăn. Nếu không có thức ăn để tiêu hóa thì những dịch tiêu hóa này sẽ dư thừa và gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến ợ nóng và trào ngược.
Môi trường a xít này cũng có thể phá vỡ sự công bằng của vi khuẩn đường ruột gọi là hệ vi sinh vật đường ruột. Điều này có thể gây đầy hơi, chướng bụng và táo bón cùng nhiều vấn đề tiêu hóa khác.
Hậu quả của việc bỏ bữa không chỉ là tạm thời. Nếu thường xuyên bỏ bữa thì có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như sỏi mật, loét dạ dày, thậm chí là tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, theo Healthline.
Ung thư ngày càng trẻ hóa, những lưu ý đặc biệt để phòng bệnh Các chuyên gia cho rằng, cuộc sống càng phát triển, các bệnh không truyền nhiễm ngày càng gia tăng, trong đó ca mắc mới ung thư ngày càng trẻ hóa theo thời gian. Nam bệnh nhân M.Đ.S (30 tuổi, ở Hà Giang) thường xuyên cảm thấy đau bụng nhưng chỉ nghĩ đơn giản là rối loạn tiêu hóa. Anh S. cũng không có...