5 cách giúp vết thương mau lành
Trong thời gian điều trị chữa lành vết thương, nếu áp dụng các biện pháp điều trị dưới đây, thời gian chữa lành vết thương sẽ được rút ngắn rất nhiều.
1. Uống nhiều nước
Cơ thể bị mất nước sẽ khiến vết thương trở nên đau đớn và khó lành hơn. Và việc bổ sung nước sẽ là cách điều trị hiệu quả.
2. Không ăn mặn
Để giảm những khó chịu và đau nhức do vết thương gây ra, bạn không nên ăn mặn, hạn chế các thực phẩm có tính axit. Thay vào đó nên ăn nhiều thức ăn mềm.
3. Không tự ý thoa thuốc vào vết thương
Video đang HOT
Khi bị 1 vết thương hở trên đầu gối hay cánh tay, đừng xoa bóp rượu hay thuốc vì chỉ làm vết thương thêm nặng, đặc biệt là các tổn thương do vi rút herpes.
Luôn rửa tay sạch sẽ trước hoặc sau khi thực hiện vệ sinh vết thương (anh minh hoa)
4. Rửa tay trước và sau khi sờ vào vết thương
Luôn rửa tay sạch sẽ trước hoặc sau khi thực hiện vệ sinh vết thương, đặc biệt là các vết thương ở mặt hoặc môi.
5. Tránh chạm vào vùng bị thương nếu không có lý do
Luôn cố gắng không chạm vào vết loét bất cứ khi nào có thể để các tổn thương dần dần lành lặn và biến mất sau từ 1-2 tuần.
(Theo Dân tri)
Nhìn vết thương biết sức kháng bệnh
Tiến độ lành vết thương ngoài da, vết loét trên niêm mạc là dấu hiệu phản ánh tuy gián tiếp nhưng trung thực về khả năng phòng vệ và nguồn dự trữ dưỡng chất của cơ thể nạn nhân.
Vết thương khó lành cũng như dễ để sẹo nếu sức đề kháng suy yếu lại thêm không đủ chất kiến tạo.
Vết thương nếu cứ nay nhiễm khuẩn, mai nhiễm nấm tất nhiên khó lành. Thanh trùng vết thương đúng cách là chuyện tất nhiên, nhưng nếu tưởng vết thương lâu lành chỉ vì bội nhiễm thì nhầm. Đừng quên bàn tay phá hoại trong bóng tối của một số căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, viêm da thần kinh... Do đó, nên đến thầy thuốc nếu vết thương không mấy nghiêm trọng ngoài da nhưng kéo dài nhiều ngày để kịp thời tầm soát bệnh khác.
Muốn vết thương mau lành cũng từa tựa như trợ vốn làm ăn. Nếu thiếu chất đạm, chất béo cần thiết cho cấu trúc mô hạt và mô liên kết, nếu thiếu hoạt chất ảnh hưởng trên hệ miễn dịch như sinh tố A, C, acid folic và khoáng tố kẽm, selen... thì vết thương, vết loét cho dù có được chăm sóc bao nhiêu cũng khó lành.
Vết thương tầm thường ngoài da nếu lâu lành bao giờ cũng có lý do nào đó khiến cơ thể: hoặc thiếu dưỡng chất vì không được bổ sung kịp thời, hoặc do thất thoát nhưng gia chủ không ngờ (nguôn anh internet)
Trong số đó, bên cạnh dưỡng khí, quan trọng hàng đầu là kẽm. Tình trạng thiếu kẽm khiến vết thương khó lành càng rõ nét hơn nữa ở người cao tuổi, người bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận.
Thêm vào đó, cho dù ăn đủ khoáng tố nhưng kẽm vẫn có thể bị thất thoát do tác dụng của một số thuốc khi dùng dài lâu, chẳng hạn thuốc kháng sinh, lợi tiểu, tẩy xổ, trị bệnh gout, ngừa thai, thuốc chứa corticoid, thuốc hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu...
Trái với các khoáng tố vi lượng khác, kẽm là kháng tố không được dự trữ trong cơ thể. Chỉ cần vài ngày không được cung ứng qua thực phẩm hay nhu cầu dùng kẽm bất ngờ bội tăng (chẳng hạn vì stress) thì cơ thể hết kẽm! Người dùng các loại thuốc này nên được bổ sung kẽm càng thường xuyên càng tốt, nhất là khi vừa có vết thương ngoài da, ngay cả dưới dạng thuốc uống.
Vết thương nào cũng cần thời gian. Tuy vậy, chuyện gì cũng có giới hạn. Vết thương tầm thường ngoài da nếu lâu lành bao giờ cũng có lý do nào đó khiến cơ thể hoặc thiếu dưỡng chất vì không được bổ sung kịp thời hoặc do thất thoát nhưng gia chủ không ngờ. Tìm không ra nguyên nhân thì đừng nói đến việc vì sao vết thương không lành.
Trị bệnh tận gốc khác xa đau đâu chữa đó!
(Theo Ngươi lao đông)
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không? Nhiều người cho rằng, bơi trong nước biển sẽ giúp cho các vết thương nhanh lành hơn. Điều này có đúng không? Thoạt nghe thì thấy thật có lý, bởi vì trong nước biển có muối mà muối lại có tác dụng sát trùng. Thế nhưng, chúng ta cũng phải rùng mình khi nghe kể về những người sau khi bơi ở biển...