5 cách giúp vết bỏng rộp mau lành
Các vết bỏng rộp thường sẽ có nước bên trong. Chúng cần được băng lại để tránh cọ xát và nhiễm trùng. Cách băng đúng và sử dụng một số chất thoa phù hợp có thể giúp vết bỏng mau lành, tránh để lại sẹo.
Nhựa cây nha đam chứa các chất chống viêm, có tác dụng giảm tấy đỏ và sưng đau của vết bỏng – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Băng vết bỏng rộp đúng cách
Băng lại vết bỏng rộp sẽ giảm ma xát và giúp vết phồng đó không bị kích ứng.
Tuy nhiên, cách băng lại vết phồng có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến nó. Cách tốt nhất là không nên băng quá chặt và sát, thay vào đó hãy chừa một khoảng nhỏ giữa vết phồng với phần bên dưới mặt băng, theo Reader’s Digest.
Cách này có thể thực hiện dễ dàng tại nhà, giúp vết phồng tránh tiếp xúc với ma xát, bụi bẩn và nguy cơ nhiễm trùng.
Ngâm trong trà xanh
Video đang HOT
Trà xanh có đặc tính kháng viêm, có thể giúp làm lành vết thương.
Trước tiên, hãy ngâm khoảng 3 túi trà xanh vào nước sôi, sau đó cho vào một muỗng cà phê soda, vốn có đặc tính sát trùng.
Đợi đến khi trà nguội rồi ngâm vùng da với vết phồng với nước bên trong. Nếu vết phồng ở vị trí khó ngâm vào trà thì hãy dùng miếng gạc thấm nước trà rồi áp lên vết phồng.
Trong trường hợp bị bỏng nhưng vết phồng rộp không xuất hiện thì hãy ngâm vết bỏng vào trong nước ấm. Cách này sẽ làm mềm da và giúp dịch bên trong chảy ra ngoài, theo Reader’s Digest.
Vitamin E có đặc tính chữa lành da rất tốt. Nó không những giúp các tế bào da mau lành mà còn ngăn ngừa để lại sẹo. Người bị bỏng có thể dùng dầu hay kem có vitamin E bôi lên vết bỏng hoặc uống viên bổ sung vitamin E, các chuyên gia cho biết.
Thoa nhựa cây nha đam
Nhựa cây nha đam chứa các chất chống viêm, có tác dụng giảm tấy đỏ và sưng đau. Các nghiên cứu khoa học cũng phát hiện nhựa cây nha đam có tác dụng chữa bỏng cấp độ hai và ba cũng tốt như các loại thuốc tây truyền thống.
Vì vậy, nhựa cây nha đam trở thành lựa chọn lý tưởng để chữa các vết phồng rộp do bỏng, theo Reader’s Digest.
Để vết phồng rộp được thoáng
Hãy để vết phồng rộp do bỏng được thoáng khí, khô và sạch. Do đó, nếu dùng băng che vết bỏng, tránh cọ sát khi ra ngoài thì đến lúc về nhà hãy nên tháo băng ra.
Người bị bỏng cũng có thể thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng khuẩn để ngăn nhiễm trùng và giúp mau lành, theo Reader’s Digest.
Theo thanhnien
Nhiễm trùng ngón tay do dùng chung dụng cụ làm móng
Bị thợ làm móng tay vô tình cắt xước da rướm máu, chị Minh 29 tuổi ở TP HCM sốt cao, vết thương nổi mủ, sưng đỏ.
Nhân viên làm móng dùng oxy già sát trùng vết xước cho chị Minh. Một ngày sau vết thương mưng mủ, chị đến phòng khám da liễu kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán chị Minh bị nhiễm trùng ở khóe của móng hay còn gọi là bệnh chín mé.
Theo bác sĩ Trần Trọng Thành, đây là bệnh nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở đầu các ngón tay và ngón chân. Bệnh thường gặp khi vết thương xung quanh móng bị tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus) xâm nhập. Khi trở nặng, bệnh gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, thậm chí tử vong.
Trong quá trình cắt da và lấy khóe, người thợ có thể làm trầy xước da, niêm mạc, hoặc vô ý làm đứt, ra máu da của khách. Nếu dụng cụ không được khử trùng đúng cách, người bị thương có thể mắc nhiều bệnh lây qua đường máu như nhiễm trùng móng, nấm móng, ung thư, viêm gan B, C hoặc HIV/AIDS.
Chị em nên tự trang bị bộ dụng cụ làm móng riêng để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ảnh: DBP
Nhiều tiệm làm móng thường chỉ trang bị một vài bộ kềm cắt da, lấy khóe và dùng cho rất nhiều khách. Họ cũng ít vệ sinh dụng cụ và trong những khách có thể có người bị nhiễm trùng móng. Do đó dụng cụ làm móng dùng chung tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác. "Khách làm móng tin tưởng vào cách sát trùng đơn giản bằng axeton hay chanh của tiệm, vô tình làm cầu nối cho vi khuẩn lây lan", bác sĩ Thành nói.
Dùng kềm cắt móng chung cũng giống như dùng chung kim tiêm, xăm, châm cứu. Do đó bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên tự bảo vệ sức khỏe của mình trong quá trình làm đẹp. Cách đơn giản nhất là dùng dụng cụ làm móng riêng cho mình. Nếu phải sử dụng chung, dụng cụ phải được sát khuẩn bằng cách ngâm trong cồn 70 độ ít nhất 30 phút.
Nếu vô tình bị cắt trúng da xuất huyết, không nên bóp nặn vết thương mà phải để cho máu chảy tự nhiên, tốt nhất là ở dưới vòi nước chảy, sau đó sát khuẩn bằng cồn. Nếu da có dấu hiệu mưng mủ, nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời, bác sĩ Thành khuyên.
Cẩm Anh
Theo VNE
Có thể "nổ túi ngực" khi đi máy bay? Sự việc một bệnh nhân phản ánh, cho rằng túi ngực bị nổ sau khi đi máy bay khiến không ít chị em đã tu sửa "gò bồng đảo" hoang mang. Vậy liệu có nguy cơ xảy ra trường hợp "nổ túi ngực" do áp suất máy bay? Đánh giá về nguy cơ này, PGS. TS Vũ Ngọc Lâm, Chủ nhiệm Khoa Phẫu...