5 cách giúp khắc phục chứng nghiện rượu
Nghiện rượu là một căn bệnh có thể gây ra những thay đổi hóa học trong hệ thần kinh của não, khiến họ không thể kiểm soát hành vi và cảm thấy không thể ngừng uống rượu, theo Step to Health.
Chiết xuất sắn dây, nước ép lá bí đao, cần tây, hạt dưa, lá ổi, châm cứu… là những biện pháp giúp cai nghiện rượu có thể hiệu quả – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nghiện rượu tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, vì nó gây say và thay đổi hệ thần kinh.
Có biện pháp khắc phục để chống lại chứng nghiện rượu? Việc này là một thách thức khá lớn, vì giống như bất kỳ chứng nghiện nào, rất khó bỏ.
Tuy nhiên, sự kết hợp của thói quen lành mạnh, tư vấn và liệu pháp có thể giúp vượt qua!
Sau đây là một số biện pháp khắc phục có thể có hiệu quả, theo Step to Health.
1. Chiết xuất sắn dây
Chiết xuất sắn dây đã cho thấy một số hứa hẹn trong việc điều hòa việc uống rượu quá độ và giảm tiêu thụ ở những người nghiện rượu nặng.
Hoa sắn dây là thành phần chính trong công thức truyền thống sử dụng để chữa say rượu.
Nó có một số tác dụng, như tăng nồng độ cồn trong máu nhanh hơn, tạo cảm thấy say sớm hơn.
Nó có tác động ức chế sự đào thải acetaldehyde, sản phẩm phân hủy của rượu – gây khó chịu.
Tác động này giống như tác động của thuốc cai rượu Antabuse (disulfiram).
Video đang HOT
Nghiên cứu xem xét những người được cho uống chiết xuất sắn dây, rồi uống bia trong 90 phút.
Kết quả là họ đã uống ít bia hơn đáng kể so với đối chứng bằng giả dược. Họ cũng uống chậm hơn.
Một nghiên cứu về những người nghiện rượu nặng cho thấy uống chiết xuất từ sắn dây làm giảm 30 – 50% lượng rượu họ uống mỗi tuần và tăng số ngày không uống, theo Verywellhealth.
Nghiện rượu tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, vì nó gây say và thay đổi hệ thần kinh – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
2. Nước ép lá bí đao
Chứa nhiều chất chống ô xy hóa, vitamin và khoáng chất, nước ép lá bí xanh là thức uống lành mạnh giúp cai nghiện rượu.
Vì nó giúp thỏa mãn cơn thèm, giảm lo lắng, nó cũng sẽ giúp kiểm soát hội chứng cai nghiện.
2 muỗng canh nước ép lá bí đao (30 ml)
1/2 ly đạm whey (100 ml)
Nghiền nát lá bí đao và lấy 2 thìa nước ép. Trộn với nửa ly đạm Whey. Uống mỗi ngày, khi bụng đói.
3. Nước ép cần tây
Nước ép cần tây có công dụng chữa bệnh và giúp cai nghiện rượu.
Nhờ chứa nhiều chất chống ô xy hóa, cần tây có thể giảm thiểu tác hại của rượu đối với tế bào. Ngoài ra, nó còn cung cấp vitamin và giảm lo lắng.
3 cọng cần tây
1/2 ly nước (100 m)
Rửa sạch cần tây và xắt nhỏ. Pha với nửa ly nước và uống khi bụng đói
4. Hạt dưa và lá ổi
Do thành phần phenolic có đặc tính chống ô xy hóa, hạt dưa có thể thúc đẩy nhiều chức năng sinh học của cơ thể.
Các chuyên gia cho rằng chúng có thể hữu ích để loại bỏ các gốc tự do và độc tố khỏi cơ thể.
Kết hợp với lá ổi có thể hỗ trợ các chức năng của gan và do đó, hỗ trợ quá trình chuyển hóa rượu và các chất thải.
2 ly nước sôi (500 ml)
1 muỗng canh hạt dưa (15 g)
1 muỗng canh lá ổi xắt nhỏ (20 g)
Cho hạt dưa và lá ổi vào 2 ly nước sôi, đậy nắp và để yên trong khoảng 10 phút. Lọc rồi chia làm 2 lần để uống. Uống lần đầu khi bụng đói và lần sau vào buổi chiều mỗi ngày, theo Step to Health.
Uống trong 2 tuần, nghỉ, rồi tiếp tục.
Tuy nhiên, tùy vào cơ địa từng người mà tác dụng có thể khác nhau.
5. Châm cứu
Châm cứu thường được khuyến khích để giúp giảm cảm giác thèm rượu, giảm các triệu chứng cai nghiện và giảm bớt lo lắng.
Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu cho thấy điều trị bằng châm cứu có tác dụng mạnh hơn trong việc giảm thèm rượu và cai rượu. Tuy nhiên, về lâu dài hiệu quả còn yếu.
Nghiên cứu vẫn đang được tiến hành.
Hiện Mỹ đang sử dụng Chương trình Cai nghiện Châm cứu Quốc gia để xây dựng quy trình cai rượu, theo Verywellhealth.
Cứu kịp thời bé 23 tháng tuổi hóc hạt dưa
Chiều 18-8, Bệnh viện T.Ư Huế cho biết, các y bác sĩ của bệnh viện vừa cứu kịp thời cháu bé 23 tháng tuổi, ở Đông Hà (tỉnh Quảng Trị), nguy hiểm tính mạng vì hóc hạt dưa.
Các bác sĩ tiến hành soi thanh khí phế quản để lấy dị vật cho cháu bé. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Theo các bác sĩ, sau khi hóc hạt dưa bốn ngày trước, ngày 17-8, bệnh nhi xuất hiện tình trạng khó thở tăng dần, được người nhà đưa đến khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị. Tại đây, bệnh nhân được chụp X-quang phổi, CT Scan phổi và được chẩn đoán có dị vật phế quản phải.
Bệnh nhân được chuyển tuyến vào Bệnh viện T.Ư Huế cơ sở 2 để điều trị tiếp ngay trong ngày 17-8. Khi tiếp nhận, tại Bệnh viện T.Ư Huế cơ sở 2, bệnh nhi tỉnh táo, da môi hồng, thở khò khè, khó thở, nghe phổi thông khí giảm bên phải. Theo đánh giá, đây là một trường hợp dị vật phế quản gây tắc phổi phải, nguy hiểm đến tính mạng, các bác sĩ các khoa Nhi, Tai mũi họng và Gây mê hồi sức đã thống nhất nội soi thanh khí phế quản lấy dị vật cấp cứu.
Sáng 18-8, bệnh nhân được đưa vào phòng mổ để gắp dị vật. Ca phẫu thuật được thực hiện với sự phối hợp giữa khoa Tai mũi họng và Gây mê hồi sức đã thành công, dị vật được gắp ra là một hạt dưa kích thước 12x6mm, nằm ở phế quản gốc phải. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, tự thở, phổi thông khí tốt và tiếp tục được điều trị nội khoa.
Hạt dưa được lấy ra từ phế quản cháu bé. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Theo các bác sĩ, dị vật đường thở là một bệnh cảnh có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra những biến chứng nặng nề nếu không được xử trí kịp thời. Bệnh hay xảy ra ở trẻ em do thói quen ngậm đồ chơi hoặc trêu đùa trong lúc đang ăn, uống. Vì vậy, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ hóc như hạt lạc, hạt dưa, hướng dương... Nếu trẻ bị hóc hay nghi ngờ bị hóc phải đưa đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng.
Tình trạng ngộ độc rượu gia tăng: Siết quản lý, tăng kiểm tra Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về tác hại của tình trạng ngộ độc rượu methanol (cồn công nghiệp) đối với sức khỏe, thế nhưng, thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu lại có chiều hướng gia tăng. Do đó, thời gian tới, các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường kiểm tra các...