5 cách dọn nhà kiểu Kon Mari hay nghệ thuật của sự buông bỏ để Tết nhàn tênh
Mùa người người dọn nhà, nhà nhà dọn nhà đã đến. Hãy học phương pháp dọn nhà Kon Mari của thánh nữ dọn dẹp Marie Kondo để không gian sống của bạn được gọn gàng và đẹp đẽ lâu dài nhé!
Dọn nhà vốn là điều đa phần chúng ta đều chẳng ai thích thú và hứng thú nhưng vẫn phải làm để giữ cho không gian sống phần nào gọn gàng, có tổ chức. Ấy thế nhưng, với Marie Kondo, một phụ nữ người Nhật Bản, đây lại là niềm ưa thích từ nhỏ của cô, và chính nó đã đưa cô trở thành hiện tượng toàn cầu.
Marie Kondo – thánh nữ dọn nhà.
Dọn dẹp nhà cửa và tự mình đúc kết, đưa ra phương pháp dọn nhà phù hợp, người phụ nữ 1984 ấy thậm chí đã trở thành biểu tượng của sự gọn gàng, ngăn nắp một cách khoa học. Phương pháp dọn nhà Kon Mari mang được rút gọn từ tên cô gây sốt trên toàn cầu và khiến nhiều người thay đổi cuộc đời từ việc dọn nhà.
Phương pháp Kon Mari có thể tóm gọn là việc dọn nhà gọn gàng một cách khoa học, giữ lại vừa đủ những gì cần thiết, đáp ứng tốt nhất cho cuộc sống của bạn và không tham lam những món đồ theo sở thích nhất thời không có ý nghĩa tác dụng thực tế dài lâu. Áp dụng phương pháp Kon Mari, ngôi nhà của bạn thay đổi triệt để, lâu dài và thay đổi tích cực trong thời gian rất ngắn.
Vậy Tết đã sắp đến rồi, mùa người người, nhà nhà dọn nhà đến rồi, tại sao bạn không thử dọn nhà theo kiểu Kon Mari để tự làm bất ngờ chính mính và không gian sống của mình nhỉ!
1. Lựa chọn bằng sự thiết thực và tần suất sử dụng
Khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, chúng ta càng dễ dàng “sa ngã” vào vòng xoáy mua sắm. Một chiếc áo màu ưng ý, một màu son y hệt màu đã có… nhưng bao bì mới toanh, chiếc mũ khá thời trang hiện sắp cháy hàng. Có quá nhiều lý do để chúng ta cần sở hữu đồ đạc ngay lập tức.
Nhưng trên thực tế, cứ nhìn vào ngôi nhà và chiếc tủ sẽ thấy ngay thói quen ấy làm hại chúng ta thế nào. Thế nên khi dọn nhà, hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi mình rằng đã bao lâu rồi bạn chưa đùng dến món đồ ấy. Bạn cần nó vào trường hợp nào. Nếu không có câu trả lời phù hợp mà chỉ vì bạn thích nó thôi thì còn chờ gì mà không dọn ngay món đồ ấy đi chứ! Nếu thậm chí bạn còn quên luôn món đồ đó rồi thì lại càng chẳng có lý do gì để giữ nó lại nhà đúng không nào!
2. Với quần áo và sách, hãy bày hết ra sàn
Video đang HOT
Khi bắt tay vào dọn dẹp, với quần áo và sách vở, bạn hãy bàn hết ra sàn trước khi sắp xếp lại. Bạn sẽ phải ngạc nhiên đến “chóng mắt” vì lượng đồ quá khủng của bản thân. Và cũng phải choáng váng như thế, bạn mới có thêm quyết tâm để dọn dẹp triệt để.
Sau khi đã chọn được món để lại, món cần dọn đi, hãy bắt tay sắp xếp đồ dùng theo chiều dọc thay vì xếp chồng lên như trước kia. Điều này giúp bạn dễ dàng nắm bắt được lượng đồ đạc, không bị để quên đồ, đồng thời việc cất lấy đồ đạc cũng dễ hơn nhiều.
3. Học cách gấp quần áo kiểu Kon Mari
Sơ lược về cách gấp quần áo này là sự nâng niu từng món đồ, đồ dùng được gấp gọn, có thể “đứng” được và rất dễ để lưu trữ theo chiều dọc. Bạn có thể áp dụng cách gấp đồ này với đủ loại quần jean, áo phông cho đến quần áo trong… Hơn hết xếp đồ theo chiều dọc tiết kiệm diện tích ngăn tủ hơn xếp theo chiều ngang rất nhiều.
4. Xếp đồ vào những chiếc hộp riêng
Thay vì xếp chồng đồ thành nhiều lớp, sau khi đã chọn được những thứ cần giữ lại, bạn hãy phân loại chúng thành từng danh mục như bưu thiếp, giấy tờ quan trọng…. rồi sắp từng loại vào một chiếc hộp riêng. Hãy sắp xếp các món đồ cùng loại trong cùng khu vực để nhà vừa gọn hơn mà việc tìm đồ cũng dễ hơn.
5. Hãy xếp đồ vào lúc tâm trạng minh mẫn, vui vẻ
Bao giờ cũng thế làm việc với sự thoải mái, vui tươi, hiệu quả công việc sẽ tốt hơn nhiều. Dọn nhà không ngoại lệ. Thời gian nên dọn dẹp nên là buổi sáng, khi bạn còn nhiều năng lượng và minh mẫn, như thế việc lựa chọn giữ hay bỏ mới đúng đắn được.
Ngoài ra, khi dọn nhà, bạn nên tạo ra một môi trường dễ chịu như bật nhạc, cung cấp đủ ánh sáng để có thêm tinh thần và động lực dọn dẹp. Chúc bạn dọn nhà theo phong cách KonMari thành công!
Theo afamily.vn
Chớ nghe lời "Nữ hoàng dọn dẹp" Marie Kondo quá mà lầm tưởng về cuộc sống ngăn nắp của bạn
Nhân vật chính của series hot nhất Netflix tuần qua Marie Kondo không chỉ dạy khán giả những mẹo vặt dọn dẹp hữu ích. Cô ấy bán cho chúng ta giấc mơ về một cuộc sống gọn gàng, tuy nhiên, cái giá của khát khao này cũng khá "đắt đỏ" ở một số trường hợp.
Ra mắt ngay đầu năm 2019, Tidying up with Marie Kondo ( Dọn Dẹp Cùng Marie Kondo) nhanh chóng trở thành hiện tượng trên Netflix và được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội với tốc độ ánh sáng. Bằng phương pháp KonMari, cô đã giúp nhiều gia đình sắp xếp lại các vật dụng trong nhà và cuộc sống. Hot hit là thế, nhưng bạn có bao giờ nghĩ liệu phương pháp này đã thật sự hiệu quả hay chỉ là một giấc mơ và sự ảo tưởng của người xem?
Marie Kondo bắt đầu sự nghiệp tư vấn viên và dọn dẹp tại Nhật Bản từ năm 19 tuổi, khi cô nhận ra có thể theo đuổi nghiêm túc công việc dọn dẹp hộ bạn bè để kiếm thêm thu nhập và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Kondo nổi tiếng tới nỗi danh sách đặt trước của cô dài tới cả 6 tháng và nhanh chóng trở thành "ngôi sao" tại Nhật.
Cuốn sách The Life-Changing Magic of Tidying Up ( Phép Màu Thay Đổi Cuộc Sống Từ Việc Dọn Dẹp) sau khi được New York Times quảng bá đã trở thành best seller cháy kệ, mở đường cho Marie Kondo tới Mỹ. Tại đây, cô trở thành một hiện tượng đại chúng, xuất hiện trong hàng loạt buổi phỏng vấn, chương trình truyền hình, thậm chí còn được các nhân vật trong phim sitcom nhắc tới. Thế rồi Tidying up with Marie Kondo ra đời, một lần nữa đưa người phụ nữ Nhật Bản nhỏ nhắn bập bẹ tiếng Anh này thành ngôi sao.
Dọn dẹp khiến ta tin rằng mình làm chủ cuộc sống
Tại Mỹ, nhiều phong trào sắp xếp và dọn dẹp đã có trước Marie Kondo. Vào những năm đầu thiên niên kỷ, Julie Morgenstern nổi lên với phương pháp S.P.A.C.E. Morgenstern bắt đầu với việc yêu cầu người tham gia tự kiểm điểm bản thân để tìm ra điều gì kìm hãm khiến bạn không thể phát huy tiềm lực tối đa, sau đó tiếp tục thông qua hệ thống phân loại, loại bỏ, sắp xếp và cân bằng đồ đạc. Toàn bộ quá trình này không khác nhiều so với cách làm của Marie Kondo (trừ việc cô ấy theo thuyết vật linh), cả hai đều nhắm tới một ý tưởng chung: Bạn, đồ đạc của bạn và không gian của bạn đều có thể trở nên tốt hơn.
Nếu làm theo từng bước mà cuốn sách (hoặc bộ phim) chỉ dẫn, bạn sẽ khiến mọi thứ xung quanh trở nên đúng ý bạn muốn. Có thể bạn chưa có được công việc như ý, hoặc điểm thi thật cao, nhưng ít nhất bạn có thể sắp xếp đồ đạc của mình một cách-trật-tự-đến-hoàn-hảo.
Phương pháp KonMari thậm chí còn khiến cảm giác được kiểm soát này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, khi thay vì nghĩ đến việc liệu cái áo này có cần thiết ở lại trong tủ hay không, thì bạn được học cách nghĩ rằng cái áo phải tự chứng minh mình xứng đáng với khoảng trống quý giá trong ngăn tủ của bạn.
"Tối ưu hóa" niềm hạnh phúc là gì?
Phương pháp KonMari cơ bản có hai bước: phân loại và loại bỏ. Đầu tiên, bạn hãy trút hết tất cả mọi thứ trong nhà ra một núi đồ trước mặt, rồi đứng trước đống quần áo đó và nhìn thử xem có bao nhiêu thứ mình chưa bao giờ đụng vào. Bạn nhặt từng món đồ lên và tự vấn: "Thứ này có khiến mình vui vẻ không?". Nếu thật sự chúng có như vậy thì bạn sẽ cảm thấy ngay, như một tiếng "Ting!" vang lên trong đầu. Còn không, bạn sẽ phải cảm ơn vì tất cả những gì đã khiến bạn có món đồ này - ngay cả khi bạn không cần tới nó - và rồi bỏ chúng đi.
Ngay cả trước khi bộ phim Netflix được công chiếu, "giấc mơ" KonMari đã lấp đầy Instagram của Kondo bằng những hình ảnh ngăn xếp hoàn hảo, những chiếc hộp hoàn hảo, không gian trống đầy chủ ý. Loạt phim không chỉ hướng dẫn cho các gia đình cách dọn dẹp thành công - mà con thông qua một Kondo sạch sẽ, vui vẻ và tràn đầy lạc quan - truyền tình yêu và cảm hứng vào ngôi nhà của họ.
Nghe thì có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thuyết vật linh (animism) từ lâu đã được chứng minh là liệu pháp xoa dịu và giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống. Theo Kondo, không chỉ đồ vật mà ngôi nhà của bạn cũng có cảm xúc, vì thế bạn cần phải lắng nghe ngôi nhà của mình để sắp xếp đồ đạc cho "hợp phong thủy" như cách nói tại Việt Nam.
Nếu áp dụng KonMari theo như tác giả, sau 6 tháng là bạn có thể đạt tới "cảnh giới" của sự ngăn nắp và thư thái trong tâm hồn. Nói như Kondo thì bây giờ cô không cần phải dọn phòng nữa, bởi "mọi thứ đã luôn ngăn nắp". Thế nhưng, không phải ai cũng có thể làm được điều đó, bởi "phép màu ngăn nắp" có lẽ không dành cho tất cả mọi người.
Ý tưởng tối ưu hóa cuộc sống dựa vào niềm vui không phải là điều mà ai cũng thấy đúng. Văn học không chỉ tồn tại để đem lại cảm giác hạnh phúc hoặc xoa dịu chúng ta với niềm vui của nó, tương tự như vậy, các hình thái nghệ thuật không phải lúc nào cũng dành để cống hiến cho niềm vui sướng.
Trong khi đó, những người sùng bái KonMari cho rằng sự phản đối này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về triết lý của Kondo. Không có lúc nào Kondo nói với chúng ta rằng khó khăn là xấu: Nếu chúng ta yêu thích những cuốn sách thách thức mình, thì tức là những cuốn sách đó đang mang lại cho chúng ta niềm vui, và ta có thể giữ chúng. Đồng nghĩa chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm vui trong những cuốn sách mang lại nỗi buồn, sự tức giận và cơn thịnh nộ, những loại cảm xúc khác.
Bài toán ngăn nắp cũng có khả năng tốn rất nhiều tiền đấy!
Và phương pháp KonMari hoạt động như thế nào cho những điều thiết thực, những thứ mà chúng ta phải giữ quanh nhà vì chúng ta cần chúng nhưng khá là chắc kèo chúng không đem lại nhiều niềm vui? Tôi phải làm gì nếu chảo rán của tôi không tạo ra niềm vui cho tôi? Tôi có nên vứt nó đi và thay thế nó bằng một phiên bản chống dính hơn, đẹp hơn, nhiều chức năng hơn? Tôi có nên ngừng nấu những món ăn cần nó không?
Nhà sạch thì mát và cũng rất... tốn tiền.
Điều đó dẫn đến một trong những cái bẫy tiềm ẩn của KonMari: Trong khi phương pháp này hướng đến triết lý của lối sống tối giản, chống chủ nghĩa tiêu dùng, thì cũng thực sự rất đắt đỏ. Nếu tôi muốn mọi thứ xung quanh làm cho tôi vui vẻ - bao gồm cả dụng cụ dọn dẹp, bao gồm cả đồ dùng nhà bếp của tôi - thì tôi có thể loại bỏ những gì tôi không thích, chắc chắn, nhưng đến một lúc nào đó tôi sẽ phải có phiên bản mới của những thứ tôi thực sự cần, phiên bản sẽ châm ngòi niềm vui cho tôi. Và những vật thay thế tôi mang vào nhà sẽ hiện đại hơn, đẹp hơn, mới hơn và chắc chắn là tốn tiền hơn.
Bạn bỏ ra khoảng 3 triệu để mua một chiếc giường, rồi khoảng 2 triệu nữa để mua sắm tủ, ghế và rồi bạn nhận ra chúng không đem lại niềm vui cho bạn. Thế là bạn nghe lời Marie Kondo, quẳng chúng đi sau khi đã cám ơn tất cả và rước về chiếc giường đa năng trị giá 20 triệu. Một hộp đựng giày mà Kondo bán trị giá 2 triệu đồng, so với một chiếc giá giày bằng nhựa 150.000, đều có chức năng là đựng đôi giày của bạn. Nhưng nếu bạn muốn thứ gì đó trông sạch sẽ, lấp lánh và tỏa sáng hạnh phúc cho bạn thì tốt thôi, nhưng đi kèm là một cái giá không nhỏ.
Tidying Up with Marie Kondo hiện đang chiếu trên hệ thống Netflix.
Theo Helino
Cơn sốt mới trên Netflix: Dân chúng cuồng phim giờ lại đổ xô đi "Dọn Dẹp Cùng Marie Kondo" Sau khi theo dõi "Tidying up with Marie Kondo" của đài Netflix, nhiều khán giả bắt đầu đăng lên mạng xã hội những hình ảnh, đoạn clip dọn dẹp nhà cửa và cuộc sống theo các mẹo vặt hữu ích trong phim. Đầu năm 2019, Netflix đã cho ra mắt loạt phim vô cùng vừa thực tế, vừa "so deep" mang tên Tidying...