5 cách đối phó với chứng buồn chán sau khi đi du lịch về
Sau hai năm đại dịch, các lệnh hạn chế đi lại cũng dần được xóa bỏ, mùa hè năm 2022 là thời điểm các chuyến đi trên khắp thế giới dần được nối lại.
Khi hầu hết các hạn chế của Covid-19 được dỡ bỏ, việc lập kế hoạch cho một kỳ nghỉ trở nên dễ dàng hơn và nhiều chuyến đi trước đó đã bị trì hoãn vì các lý do liên quan đến đại dịch cuối cùng đã có thể diễn ra. Nhưng trên thực tế, việc hủy chuyến bay, tình trạng thiếu nhân viên và tình trạng hỗn loạn ở sân bay nói chung đã “cướp đi” niềm hạnh phúc được mong đợi từ lâu của nhiều du khách. Nhưng đối với những người may mắn có được một kỳ nghỉ suôn sẻ, việc quay trở lại cuộc sống hàng ngày thậm chí còn khó khăn hơn bình thường.
Dù chuyến đi mùa hè của bạn có diễn ra thế nào đi chăng nữa thì dưới đây là năm mẹo từ các chuyên gia để giúp bạn đối phó với hội chứng buồn bã, uể oải sau kỳ nghỉ.
1. Lập ‘kế hoạch đệm’ khi quay lại
Chúng ta thường quá tải với một danh sách dài các công việc gia đình ngay khi trở về nhà hoặc lao thẳng vào công việc với tốc độ cực nhanh, điều này càng thể hiện rõ sự tương phản giữa những kỳ nghỉ và thực tế. Thay vào đó, nếu có thể, hãy dành một ngày như “ thời gian chuyển đổi” trước khi quay trở lại làm việc và giảm thiểu công việc nhà bằng cách làm những gì bạn có thể làm trước khi đi, như lời khuyên của Tiến sĩ Andrea Bonior, nhà tâm lý học lâm sàng đồng thời là tác giả của cuốn sách “Detox Your Thoughts” (Thanh lọc suy nghĩ của bạn).
“Tôi thường thấy mọi người có một khoảng thời gian thực sự khó khăn sau những kỳ nghỉ, khi nghĩ rằng đêm qua mình vẫn ở trên bãi biển mà giờ đây phải ngồi chết dí ở văn phòng. Thay vào đó, nếu có thể hãy cố gắng lên kế hoạch cho một ngày nghỉ đệm, bạn sẽ có chút thời gian để điều chỉnh lại mọi thứ”, nữ tiến sĩ cho biết.
Tiến sĩ Laurie Santos, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Yale và là người dẫn podcast Phòng thí nghiệm Hạnh phúc cho biết: “Hãy cho bản thân một khoảng thở. Bạn không cần phải trả lời tất cả các email ngay lập tức. Sau đó, bạn có thể dễ dàng quay trở lại công việc hơn mình nghĩ”.
2. Cố gắng duy trì suy nghĩ về những ‘cuộc vui mới’
Santos nói: “Hãy nhớ rằng kết thúc kỳ nghỉ không có nghĩa là kết thúc cuộc vui. Chúng ta có thể tìm cách để tận hưởng cảm giác du lịch trong chính cuộc sống ở quê nhà như việc thử đến một nhà hàng mới hoặc đi dạo qua một khu phố mới”.
Tiến sĩ Tracy Thomas, một nhà tâm lý học và khoa học cảm xúc, nói rằng điều quan trọng là phải xác định điều gì khiến bạn cảm thấy thoải mái khi đi du lịch và cố gắng biến nó thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
“Thật thú vị khi có những điều mọi người sẽ làm trong kỳ nghỉ mà họ dường như không làm ở nhà. Nếu bạn thích được mát-xa, thức dậy để ngắm bình minh hoặc đi dạo quanh một thị trấn khi đi du lịch thì hãy thử làm những điều đó khi bạn trở về nhà”.
Thomas cũng gợi ý bạn nên nấu một số món ăn mà bạn đã thưởng thức trong những chuyến đi để tiếp tục trải nghiệm du lịch.
3. Thực hành lòng biết ơn
Video đang HOT
“Hãy dành chút thời gian để tái hiện lại những kỷ niệm du lịch tích cực của bạn”, Santos khuyên. Bạn có thể tạo một album, nhật ký hoặc đơn giản là nhắc nhở bản thân về tất cả những trải nghiệm tốt đẹp mà bạn đã may mắn trải nghiệm.
“Bạn có thể đã nghe lời khuyên rằng bạn nên đầu tư vào những trải nghiệm chứ không phải vật chất. Hóa ra một trong những lý do là vì trải nghiệm tạo ra những kỷ niệm đẹp hơn là bất cứ món đồ lưu niệm nào. Chúng ta có thể có được niềm hạnh phúc không chỉ từ việc trải qua một kỳ nghỉ, mà còn cả những ký ức tốt đẹp còn mãi sau đó”, Santos nói thêm.
Bên cạnh đó, hãy cố gắng và thực hành lòng biết ơn trong cuộc sống hàng ngày của bạn, Bonior nói.
“Lòng biết ơn thực sự không có nghĩa là bạn phải luôn vui vẻ và cảm thấy may mắn, nó có nghĩa là nhận ra toàn bộ trải nghiệm cuộc sống dù tốt, dù xấu cũng đều là một điều gì đó tuyệt vời với bản thân”, cô nói thêm.
4. Tập thể dục
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để chống lại lo âu và trầm cảm. Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 trên tạp chí JAMA Psychiatry, cho thấy những người trưởng thành có các hoạt động tương đương với 1,25 giờ đi bộ nhanh mỗi tuần có nguy cơ trầm cảm thấp hơn 18% so với những người không tập thể dục.
“Tập thể dục không có nghĩa là bạn sẽ không bị trầm cảm nhưng nó giúp giảm bớt nó”, Bonior nói và nói thêm rằng không cần phải tập thể dục với cường độ cao mà chỉ cần duy trì nó như một sở thích của bạn.
Ngoài ra, tập thể dục còn giúp cải thiện giấc ngủ, giảm huyết áp, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Vì vậy, nếu cảm thấy việc lau nhà buồn chán sau kỳ nghỉ thì bạn có thể ra ngoài để thay đổi tâm trạng.
5. Thừa nhận cảm xúc của chính mình
Tâm sự với người khác về trải nghiệm trong chuyến đi hoặc viết nhật ký – điều quan trọng là giữ kết nối với bạn bè cũng như những người thân yêu thay vì lẩn trốn.
“Nghiên cứu cho thấy rằng việc chia sẻ sẽ giúp những cảm xúc xấu trở nên dễ kiểm soát hơn”, Bonior giải thích.
Tất nhiên, nếu bạn đang cảm thấy sợ hãi về thói quen hoặc công việc của mình, điều đó có thể báo hiệu nhu cầu thay đổi hoặc đánh giá lại những điều bạn muốn. Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý.
TikToker ảo quyền lực, người dùng có cách nào để đối phó?
Chính bạn là người có quyền quyết định điều hướng nội dung trên TikTok, loại bỏ những điều độc hại càng sớm càng tốt.
Bên cạnh những trào lưu nhảm bị người dùng lên án, TikTok dạo gần đây còn khiến giới trẻ ngán ngẩm bởi lướt đâu cũng thấy những ồn ào liên quan đến việc TikToker "thẩm định", đánh giá quán ăn, món ăn.
Theo đó, nhiều TikToker xây dựng nội dung kênh của mình theo hướng nhận xét, chia sẻ trải nghiệm khi đến một nhà hàng, quán ăn nào đó. Ban đầu, đây là công việc được nhiều người ủng hộ vì cung cấp thông tin hữu ích, thậm chí còn được coi là một nghề mới đầy triển vọng.
Tuy nhiên khi các reviewer xuất hiện ngày càng nhiều trên TikTok, nội dung trở nên loạn trào và khó kiểm soát. Không ít những đánh giá đã bóp méo sự thật vì nhận tiền quảng cáo hoặc cố tình gây sốc để câu view. Người kinh doanh dịch vụ mà cả khách hàng cũng phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc từ lời nhận xét thiếu trách nhiệm của các TikToker.
Về phía xem, họ sẽ có thái độ như thế nào khi ngày càng nhiều nội dung đánh giá xuất hiện trên TikTok, mà bản thân không thể kiểm chứng đúng sai?
Người dùng chọn "chặn" TikToker ảo quyền lực
Thừa nhận là một người xem TikTok quá 180 phút/ngày, Ngọc Liên đều biết đến những ồn ào gần đây xoay quanh việc đánh giá các quán ăn.
Theo quan điểm cá nhân, cô cho biết: "Tùy vào vấn đề gây tranh cãi nhưng mình thường chọn đứng về phía TikToker. Bởi theo mình, TikToker cũng là khách hàng bình thường, họ có quyền trải nghiệm và khen, chê. Tuy nhiên, nếu thấy nội dung này xuất hiện quá nhiều và lan man mình sẽ lướt qua hoặc chặn luôn".
Ban đầu, Ngọc Liên rất quan tâm đến vụ việc nhưng sau đó cô cũng phải lướt qua vì quá phiền phức
Còn đối với Quỳnh Quỳnh, cô bạn lại khá gay gắt khi các TikToker ngày càng "ảo quyền lực", đến và review xấu về một quán ăn: "Mở quán ăn vốn dĩ đã tốn khá nhiều chi phí, họ cũng rất đầu tư cho quán của mình. Thế nhưng, bỗng dưng lại nhận ý kiến tiêu cực chỉ bởi những đánh giá vô thưởng vô phạt của các TikToker. Ăn ngon hay dở tùy vào khẩu vị mỗi người, việc các bạn đ ến review xấu như một cách gián tiếp làm ảnh hưởng đến kinh doanh của quán, thì mình cảm thấy không đồng tình với việc làm này".
Vốn cũng là một nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, Viết Lâm cho biết, bản thân có "hóng hớt" mỗi khi MXH có ồn ào gì đó nhưng không mấy hứng thú vì thấy khá tiêu cực, không mang lại giá trị gì cho người xem. Viết Lâm thẳng thắn bày tỏ: "N ếu thấy các video về vấn đề TikToker đến review quán ăn mà gây tranh cãi, mình sẽ chặn, báo cáo và không quan tâm luôn".
Quỳnh Quỳnh
Chị Huyền bày tỏ, từ ngày có vụ "đấu khẩu" giữa các TikToker và một quán chè nổi tiếng, chị liên tục phải bỏ theo dõi hoặc nhấn không quan tâm vì có quá nhiều nội dung "ăn theo". "Các TikToker có quyền khen chê nhưng đó chỉ là cảm nhận cá nhân chứ không mang tính "quyền lực" như nhiều người vẫn nghĩ", chị Huyền nói.
Chỉ nên tin đánh giá của TikToker khoảng 50%
Sau nhiều sự việc xảy ra, ai nấy đều đồng tình rằng không nên tin 100% vào những bài đánh giá, chia sẻ của TikToker.
Review đồ ăn trở nên phổ biến là bởi dễ làm, dễ kiếm tiền. Xuất phát điểm của họ cũng chỉ là thực khách bình thường, đến quán thưởng thức và chia sẻ lại cảm nhận cho mọi người. Lâu dần, khi video được xuất hiện trên xu hướng của TikTok, nhiều người tag bạn bè vào để đi ăn vô tình biến những tài khoản đó thành một TikToker chuyên review đồ ăn. Đương nhiên khi đã nổi tiếng, độ chân thật ắt phải giảm xuống bởi họ sẽ nhận quảng cáo cho nhiều nhãn hàng, quán ăn.
Cũng vì điều này, ngày càng có nhiều bạn trẻ cảm thấy thất vọng, tốn tiền khi nghe theo các TikToker đến một địa điểm nào đó. Theo Ngọc Liên, cô bạn có thói quen trước khi đi đâu sẽ lên xem một lượt các đánh giá chia sẻ của những TikToker nổi tiếng. Thế nhưng khi đến nơi, trải nghiệm hoàn toàn khác biệt khiến Ngọc Liên vô cùng chán nản, mất niềm tin.
"Đa số những quán được nhiều bạn review thường lại không tốt như mình kì vọng. Đương nhiên nó không tệ đến mức không ăn nổi nhưng nếu để nói tin các review trên TikTok thì mĩnh nghĩ chỉ nên 50% thôi. Một kinh nghiệm của mình cho thấy, ai càng khen ngon hết lời hay những video có gắn chữ "nhất định phải thử", tốt nhất là nên né ra", Ngọc Liên nói.
Theo Viết Lâm, không nên tin theo review của TikToker hoàn toàn mà nên đọc thêm cả bình luận của người lạ để kiểm chứng
Có những trải nghiệm không tốt tương tự, Viết Lâm cho hay: "Mình có đi ăn theo TikToker rồi, cũng nhiều khi gặp phải trường hợp không tốt, thậm chí khó hiểu vì tại sao món ăn này, quán này lại được review khen như vậy. Nhưng mình đơn giản lắm, không hợp thì không ăn nữa, vậy thôi chứ không nghĩ sẽ phản bác hay bóc phốt ai. Còn sau này có đi theo TikToker nữa hay không thì hên xui. Mình nghĩ mọi người nên đọc bình luận kiểm chứng, những người lạ họ sẽ đưa ra ý kiến khách quan hơn".
Bản thân là một người thích xem TikTok, cũng rất thích đi theo giới thiệu của những nhà sáng tạo nội dung trên MXH này nhưng chị Huyền thừa nhận, đã gặp rất nhiều trải nghiệm không tốt như review.
"Mình rất hi vọng các bạn ấy cho mình biết những địa điểm mới, tốt hơn, các quán ăn ngon,... nhưng khi trực tiếp đến thì thất vọng tràn trề. Không bàn về đồ ăn vì tùy khẩu vị nhưng có những quán, phục vụ không được 5 sao như đánh giá, mức giá không phù hợp với chất lượng. Hoặc đôi khi cũng vì review khiến nhiều địa điểm trở nên đông bất thường nên khó có được trải nghiệm tốt. Từ giờ, niềm tin mình dành cho những video đó chỉ khoảng 50% - 60% thôi", chị Huyền nói.
Chị Huyền cũng cho hay chỉ nên tin 50% - 60% những lời giới thiệu của TikToker
Cần tỉnh táo và chắt lọc nội dung
Có không ít bình luận cho rằng, những vụ tranh cãi liên quan đến review đồ ăn rất có thể là một dạng truyền thông "bẩn". Bởi ít nhiều sức ảnh hưởng của vụ việc đều tạo dựng tên tuổi cho cả TikToker và các hàng quán, người thiệt thòi nhất chỉ là khán giả.
Viết Lâm cho rằng giả thuyết này cũng có thể xảy ra tuy nhiên điều này sẽ mang đến tác dụng ngược cho cả 2 phía: "Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Người dùng bây giờ họ cũng có đánh giá khắt khe và chọn lọc, nếu đi theo hướng tiêu cực như vậy, nhiều người cảm thấy phiền phức, khó chịu sẽ chặn ngay. Từ trước đến nay, truyền thông "bẩn" vốn đã không phải là cách hay để quảng cáo".
"Mình cũng nghĩ vậy, nếu sử dụng truyền thông "bẩn", người dùng sớm muộn cũng sẽ tẩy chay. Mình để ý thấy những vấn đề gì nổi lên nhờ drama thường cũng kết thúc rất nhanh và không để lại ấn tượng", Quỳnh Quỳnh cũng rất phản đối với các chiêu trò truyền thông.
Có một thực tế cho rằng, dù người xem đã "cảnh giác" hơn với những đánh giá từ TikToker, thận trọng khi hóng những vụ ồn ào để không bị dắt mũi nhưng vẫn có rất nhiều người theo đuổi nghề nghiệp này. Chưa kể, các quán ăn, địa điểm nổi tiếng tiếp tục duy trì việc mời các TikToker đến quảng cáo, đặt cả vận mệnh kinh doanh vào những bài review từ họ.
Nói về điều này, các bạn trẻ đều cho rằng đó là do hiệu ứng đám đông. Bởi lẽ, MXH TikTok dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng lại thu hút lượng người xem khá lớn. Hơn nữa, những sự việc ồn ào, tranh cãi bao giờ cũng nhận được nhiều sự quan tâm hơn là những nội dung chỉn chu, chất lượng.
"Thời đại công nghệ số mà, người dùng TikTok cũng rất nhiều. Mình không quan tâm nhưng sẽ có đối tượng khán giả khác yêu thích. Do vậy, cũng khó tránh khỏi chiêu trò vì ít nhiều nó mang đến sức ảnh hưởng. Còn công việc này mình nghĩ cũng dễ để thực hiện, ai cũng có thể làm và nếu có duyên sẽ nổi tiếng, thu nhập tốt nên nhiều người theo đuổi. Nhưng mình mong các TikToker sẽ chia sẻ công tâm hơn, khen chê rõ ràng, đúng sự thật để người xem có thể yên tâm trải nghiệm theo", Ngọc Liên bày tỏ.
Ít nhất 58 người thương vong do lũ lụt tại Afghanistan Đã có ít nhất 18 người thiệt mạng và 40 người bị thương trong lũ lụt tại tỉnh Kunar ở miền Đông Afghanistan ngày 28/8. Một tòa nhà bị phá hủy do mưa lũ tại tỉnh Parwan, Afghanistan ngày 15/8/2022. Ảnh: THX/TTXVN Ngày 29/8, hãng thông tấn Bakhtar của Afghanistan cho biết nước lũ lớn gây lũ quét bất ngờ đổ về một...