5 ca ghép phổi thành công của Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Việt Nam đã thực hiện thành công 5 ca ghép phổi, trong đó một ca ghép từ người hiến còn sống, bốn ca từ người chết não.

Trong số này, Bệnh viện Việt – Đức thực hiện 3 ca, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Bệnh viện Quân y 103 mỗi viện một ca. Các cuộc phẫu thuật đều diễn ra tại Hà Nội.

Giáo sư Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt – Đức, cho biết để thực hiện ghép phổi các bác sĩ phải lựa chọn đánh giá tình trạng phổi của người cho, người nhận rất chặt chẽ. Sau ghép, việc chăm sóc để phổi ghép đủ khỏe, đủ chức năng cũng rất khó, bởi ngay khi được cắt ra phổi bị tổn thương nên nguy cơ nhiễm trùng cao hơn các tạng khác.

“Ghép phổi là kỹ thuật ghép tạng khó nhất”, bác sĩ Trần Bình Giang cho biết.

Ghép phổi từ người hiến tặng còn sống

Ngày 21/2/2017, lần đầu tiên Việt Nam tiến hành ghép phổi từ người cho sống, do các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện.

Bệnh nhi 7 tuổi bị giãn phế quản bẩm sinh, suy hô hấp, được ghép cả hai lá phổi từ người hiến là bố và bác ruột. Mỗi người tặng bé một phần phổi của mình để tạo thành hai lá phổi cho con. Trong ca ghép này, tỷ lệ hòa hợp rất cao. Các bác sĩ cắt lấy thùy phổi dưới của người tặng để thay thế cả hai lá phổi cho trẻ. Cuộc mổ thành công sau 11 giờ.

Sau phẫu thuật, các chỉ số sinh tồn đều ổn định. Hiện tại sức khỏe bé hoàn toàn khỏe mạnh. Theo chuyên gia của Nhật, sau khi được ghép phổi, bé có thể sống đến 60, 70 thậm chí 80 tuổi.

Ghép phổi từ người hiến chết não

Ngày 26/2/2018, từ nguồn tạng hiến tặng của người đàn ông đã chết não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghép hai phổi cứu sống bệnh nhân Trần Ngọc Hanh, 54 tuổi, bị bệnh phổi tắc nghẽn giai đoạn cuối. Đây là ca ghép phổi từ người cho chết não lần đầu tiên tại Việt Nam.

Trong vòng 8 giờ, 20 y bác sĩ tham gia ca ghép phổi với sự hỗ trợ của các chuyên gia hàng đầu về gây mê hồi sức và ghép phổi của Pháp, Bỉ. Ca phẫu thuật thành công.

Hậu phẫu, bệnh nhân Hanh cho biết sức khỏe phục hồi 70-80%, tự thở được, tập phục hồi chức năng. Hiện tại, anh khỏe hơn trước nhiều, có thể đi lại sinh hoạt bình thường.

5 ca ghép phổi thành công của Việt Nam - Hình 1

Anh Trần Ngọc Hanh, 54 tuổi, hồi phục sau khi tiến hành ca ghép phổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các chuyên gia nhận định, thông thường, nếu lấy tạng từ người còn sống, các bác sĩ chủ động miếng ghép, tính toán được trước các thông số, đo đạc phổi, làm vệ sinh… Người nhận tạng ít bị các biến chứng nhiễm khuẩn. Khi ghép tạng từ người chết não, bác sĩ hoàn toàn bị động trong quy trình chuẩn bị. Nguy cơ nhiễm trùng vì vậy cao hơn và quá trình kiểm tra không thể chắc chắn hoàn toàn.

Hai ca ghép đa tạng đặc biệt

Hai ca ghép đều do các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thực hiện. Ca đầu tiên ngày 12/12/2018, từ hai phổi cùng trái tim, gan, hai quả thận của bệnh nhân chết não được ghép thành công cho 5 người.

Bệnh nhân được ghép hai phổi là thiếu niên Nguyễn Văn Đức, 17 tuổi, đang điều trị trong tình trạng gần như toàn bộ tổ chức phổi bị tiêu biến, không còn hoạt động. Nếu không được ghép phổi, bệnh nhân sẽ tử vong. Ca ghép phổi kết thúc sau 14 tiếng.

Gần một năm sau ghép, bệnh nhân được xuất viện, hiện đang sống khỏe mạnh tại quê nhà Hải Dương.

Tháng 8/2019, Bệnh viện Việt Đức thực hiện thành công đồng thời ghép hai phổi, tim, gan, hai quả thận của người hiến cho 5 bệnh nhân. Ca mổ lấy – ghép hai phổi diễn ra liên tục trong gần 15 giờ, là ca ghép hai phổi từ người cho chết não thứ hai tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và là ca thứ ba của Việt Nam.

Bệnh nhân nhận phổi là Ngô Văn Khương, 33 tuổi. Cuối năm 2019, bệnh nhân có thể tự làm được việc nhà như bơm nước rửa sân, tưới rau, chăm cây cối… Đặc biệt, anh còn lái được xe máy lần đầu tiên sau cả chục năm ốm đau.

5 ca ghép phổi thành công của Việt Nam - Hình 2

Anh Khương khi tái khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tháng 12/2019. Ảnh: Thảo My.

Vừa sửa tim vừa ghép phổi

Ngày 25/12/2019, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lần đầu tiên thực hiện thành công ca phẫu thuật sửa tim và ghép phổi đồng thời, từ nguồn tạng của thanh niên 19 tuổi chết não.

Nữ bệnh nhân 30 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh giai đoạn cuối. Nếu không được ghép phổi, người bệnh sớm tử vong do suy chức năng tim – phổi. Các bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng chức năng tim của bệnh nhân, chỉ phẫu thuật khi chắc chắn tim phục hồi sau đó và bệnh nhân có đủ sức khỏe để chịu đựng ca đại phẫu kéo dài.

Ca mổ ghép phổi diễn ra trong 12 giờ, thành công.

5 ca ghép phổi thành công của Việt Nam - Hình 3

Bệnh nhân tái khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ngày 13/2. Ảnh:Bệnh viện cung cấp.

Đến tháng 2/2020, bệnh nhân có thể tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình, chủ động ăn uống, tắm rửa và tập luyện nhẹ nhàng trong nhà. Bệnh nhân chia sẻ: “Sức khỏe của tôi cải thiện hơn nhiều kể từ ngày xuất viện, tôi cảm thấy rất vui”.

Ghép tay từ người cho còn sống chấn động thế giới và 12 năm trăn trở thực hiện ca phẫu thuật đỉnh cao của bác sĩ Việt

Với việc thực hiện thành công ca mổ ghép chi thể từ người cho còn sống, GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng và đồng nghiệp giúp nâng cao vị thế của y học Việt Nam trên bản đồ thế giới.

12 năm với giấc mơ mổ ghép chi đỉnh cao

Năm 2008, sau khi tận mắt chứng kiến ca mổ ghép hai tay của các bác sĩ người Đức, quay trở về nước, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng ấp ủ dự định, đúng hơn là ước mơ Việt Nam sẽ có được 1 ca mổ ghép chi đỉnh cao như nước bạn. Tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan mà ý tưởng đó chưa thể thực hiện ngay.

Mãi đến năm 2016, bệnh viện nhận được đề tài ghép tạng do Thủ tướng ký. Trong đó có nhiều kỹ thuật ghép khác nhau như: Ghép tạng, ghép phổi, ghép tim, ghép khối tim phổi, ghép gan, ghép thận, ghép chi thể và ghép tế bào gốc... Lúc đó, GS Hoàng và các cộng sự như vỡ òa vì ước mơ bấy lâu nay có cơ hội được thực hiện.

Tháng 10/2016, giáo sư Hoàng có dịp vào TP.HCM dự hội nghị về ghép tạng. Thời điểm đó, cả nước có tới 16,17 bệnh viện có thể ghép được tạng, phần lớn là ghép thận, cả miền Nam và Bắc. Nhưng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 bấy giờ lại "chưa có gì", nếu như không muốn nói là "trắng về ghép tạng".

"Được thực hiện đề án về ghép tạng, chúng tôi vỡ òa hạnh phúc bởi những mong ước, niềm ấp ủ bao năm qua giờ đây có thể thành hiện thực", GS Hoàng kể lại.

Khởi đầu là ca ghép thận (năm 2016), rồi liên tiếp là những ca ghép gan, phổi... Nhưng với ghép chi thể thì chưa thể thực hiện.

Ghép tay từ người cho còn sống chấn động thế giới và 12 năm trăn trở thực hiện ca phẫu thuật đỉnh cao của bác sĩ Việt - Hình 1

GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng - Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - người đặt nền móng đầu tiên cho ghép chi thể từ người cho còn sống ở Việt Nam.

Không để thời gian trôi đi lãng phí, GS Hoàng bắt tay vào nghiên cứu, tìm tòi, với suy nghĩ phải thực hiện bằng được ca ghép chi thể để giúp những bệnh nhân không may mắn. Đó là quãng thời gian ông vùi đầu trong những nghiên cứu, chuẩn bị sẵn mọi tư liệu, tài liệu, chuẩn bị từng bước cho ca phẫu thuật lịch sử.

Không giống như ghép gan hay thận, ghép chi thể liều lượng thuốc phải sử dụng nhiều hơn, mạnh hơn, nên phải cân nhắc cẩn thận từng liều lượng, thời điểm sao cho phù hợp.

Nhóm nghiên cứu của GS Hoàng tính tới từng trường hợp, ngay cả việc người bệnh có chịu đựng được không nếu dùng thuốc chống thải ghép mạnh như vậy? Hệ miễn dịch của họ sẽ thế nào nếu bị "sập tạm thời"? Khó khăn thách thức là gì? Sau ghép sẽ thế nào?...Các buổi trao đổi gặp gỡ giữa các chuyên gia trong và ngoài nước về ghép chi thể diễn ra liên tục mỗi quý.

8 giờ, 27 Tết, 20 y bác sĩ và ca mổ "kỳ diệu"

Ngày 21/1 (27 Tết) ca ghép chi thể đâu tiên khu vực Đông Nam Á, cũng là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống, diễn ra.

Kip mổ do GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng cùng 20 y bác sĩ thực hiện. Sau khoảng 8 giờ đồng hồ, bàn tay mới được ghép thành công, sự sống bắt đầu tiếp tục trên 1 cơ thể mới.

Người được ghép là anh Phạm Văn Vương, 31 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội. Cách đây 4 năm, trong quá trình lao động, anh bị tai nan do máy đột dập khiên toàn bộ 1/3 dưới cẳng tay và bàn tay trái gây dập nát, biến dạng hoàn toàn buộc phải cắt bỏ. Bị cụt một tay khi vẫn còn trẻ tuổi khiến anh luôn ám ảnh. Cuộc sống của anh Vương kể từ đó gặp nhiều khó khăn.

Cách đó khoảng ba tuần, ngày 3/1, bệnh viện tiếp nhận ca bệnh nặng và phức tạp do băng chuyền của máy tải gạch cuốn và đè ép trực tiếp lên tay trái từ vùng 1/3 dưới cẳng tay cho đến sát nách. Dù được bác sĩ cứu chữa, nhưng vết thương quá nặng, hoại tử, buộc phải cắt bỏ.

Các bác sĩ nhận thấy phần còn lại của chi thể bị cắt cụt (đoạn từ 1/3 dưới cẳng tay đến bàn tay) còn tương đối bình thường và có thể sử dụng để ghép cho những bệnh nhân bị cụt ở vị trí tương ứng.

Bệnh nhân và gia đình đông y va tư nguyên hiên môt phân chi thê cua minh cho anh Vương như một nghĩa cử nhân văn và cao đẹp.

Ghép tay từ người cho còn sống chấn động thế giới và 12 năm trăn trở thực hiện ca phẫu thuật đỉnh cao của bác sĩ Việt - Hình 2

GS. Hoàng kiểm tra lại vết mổ cho bệnh nhân Vương.

Đến nay hơn 1 thang sau ghép, anh Vương hoàn toàn khỏe mạnh, tất cả các chức năng, chỉ số sự sống của cơ thể bình thường, ăn uống ngon miệng, thoải mái về tinh thần, có thể sử dụng bàn tay để cầm nắm một số các đồ vật thô.

Thất bại, bác sĩ và bệnh nhân đều không có Tết

GS Hoàng còn nhớ ngày thứ 6 "lịch sử" đó, khi nhận thấy ca ghép chi thể có thể thực hiện, ông cùng các đồng nghiệp nhanh chóng báo cáo với bệnh viện và các cơ quan có liên quan xin ý kiến chỉ đạo. Với cương vị là người trực tiếp thực hiện ca mổ này, GS Hoàng khẳng định có cơ hội để ghép chi thể ngay cho bệnh nhân.

Rất nhanh chóng, ông và đồng nghiệp làm rất nhiều bước chuẩn bị: Phía người cho có đồng ý không, người nhận có chấp nhận không. Vì đó là thời điểm giáp Tết (27 Tết), nếu như các bệnh nhân đồng ý thì cả những ngày Tết đều ở trong viện. Nhưng điều đó không quan trọng bằng việc hòa hợp miễn dịch có phù hợp hay không, rồi cơ sở vật chất, nhân lực...

"27 Tết, các cán bộ nhân viên của bệnh viện cũng chuẩn bị nghỉ Tết. Các hoạt động chuyên môn cũng không thường quy như những ngày làm việc. Lúc này, chúng tôi chia nhau mỗi người một công việc để cố gắng bước vào ca phẫu thuật một cách sớm nhất. Nhưng khi các yêu cầu về nhân sự, trang thiết bị đã chuẩn bị xong thì vết thương của bệnh nhân lại bị hoại tử nặng, nguy cơ bội nhiễm cao, chúng tôi ngay lập tức tổ chức hội chẩn", GS Hoàng kể lại.

Ghép tay từ người cho còn sống chấn động thế giới và 12 năm trăn trở thực hiện ca phẫu thuật đỉnh cao của bác sĩ Việt - Hình 3

Sau mổ hơn 1 tháng, anh Vương có thể cử động nhẹ nhàng.

Theo GS Hoàng, với những chi thể bị đứt rời, việc nối lại không có gì khó khăn. Nhưng với những trường hợp nối chi thể từ người cho còn sống, tâm lý của phẫu thuật viên rất nặng nề. Mặc dù tham gia tới hàng nghìn ca mổ, nhưng đứng trước ca mổ lịch sử, ai cũng thấy căng thẳng, rất nhiều áp lực.

Lúc đó, tất cả ekip đều xác định, nếu như có chuyện gì bất lợi xảy ra thì coi như năm nay không có Tết. Bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào gặp vấn đề, những y bác sĩ, dù có ở đâu vẫn phải quay về bệnh viện để giải quyết nguy cơ, biến chứng xảy ra với bệnh nhân.

"Ekip cố gắng động viên nhau, tin là ca mổ sẽ thành công", GS Hoàng nói.

Cơ hội mới cho những cơ thể không lành lặn

Hiện nay, dù chiến tranh qua rất lâu, nhưng những hậu quả mà nó để lại rất lớn. Trong xã hội vẫn còn những người đồng chí, đồng đội không lành lặn do chiến tranh. Có những người bị tai nạn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân bị di tật bẩm sinh đang ngày đêm phải chịu những khó khăn khi thiếu đi một phần cơ thể.

Theo GS Hoàng, qua trường hợp của bệnh nhân V., rất nhiều bệnh nhân sẽ được hưởng lợi, đặc biệt chắc chắn nguồn cho sẽ lớn hơn rất nhiều, bệnh nhân đang chờ ghép cũng có cơ hội hơn rất nhiều.

"Khi thông tin ca ghép này được công bố, có rất nhiều bệnh nhân gọi điện tới Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thể hiện nguyện vọng, mong rằng sẽ có cơ hội nhận chi ghép từ một người nào đó", GS Hoàng nói.

Ghép tay từ người cho còn sống chấn động thế giới và 12 năm trăn trở thực hiện ca phẫu thuật đỉnh cao của bác sĩ Việt - Hình 4

Anh được GS Hoàng trực tiếp hướng dẫn phục hồi các chức năng sau khi ghép tay.

Ca phẫu thuật chưa từng có trong y văn

Tính đến nay, số lượng chi thể ghép được thông báo trên các tạp chí y văn chính thống, có uy tín thì chỉ có 89 ca trên toàn thế giới từ trước tới nay.

Ca ghép đầu tiên được thực hiện năm 1964 tại Ecuador nhưng chỉ sau 2 tuần, chi ghép bị hoại tử. Vắng bóng vài chục năm sau đó, đến năm 1998, nhóm phẫu thuật viên ở Lion của Pháp lần đầu tiên thực hiện ca ghép bàn tay thành công.

Sau đó 22 năm cho tới tận năm 2020 cũng chỉ hạn chế khoảng 89 ca ghép chi thể, tập trung tại một số quốc gia, khu vực có nền y học hiện đại như: Đức, Pháp, Bỉ, Ba Lan, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ... Đến nay, ghép chi thể cũng chỉ được thực hiện ở một số ít quốc gia.

"Tại Việt Nam, khi thực hiện được ca ghép chi thể đầu tiên từ người cho còn sống, chúng tôi nghĩ cần phải công bố ngay càng sớm càng tốt cho thế giới biết", GS Hoàng bộc bạch.

Việc lấy chi thể từ người cho, là ý tưởng chưa có một tác giả nào trên thế giới công bố trên y văn quốc tế. Có nghĩa là Việt Nam đã và đang đóng góp cho thế giới những ý tưởng về nguồn cho chi thể mới trong nền y học ghép tạng nói chung, đặc biệt là ghép chi thể. "Thực sự những người nghiên cứu như chúng tôi hết sức tự hào", GS Hoàng bộc bạch.

Ghép tay từ người cho còn sống chấn động thế giới và 12 năm trăn trở thực hiện ca phẫu thuật đỉnh cao của bác sĩ Việt - Hình 5

Anh Vương được kiểm tra bàn tay thường xuyên sau phẫu thuật.

Đây cũng là ca ghép đầu tiên ở Việt Nam cũng như trong y văn thế giới lần đầu tiên ghi nhận. Thông thường những ca ghép tạng đầu tiên của Việt Nam đều có sự hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế. Nhưng trong trường hợp này, hoàn toàn do các bác sĩ của Việt Nam đảm nhận.

"Khi chúng tôi thông báo ca ghép này với các thầy, các đồng nghiệp của chúng tôi ở bên Đức, họ rất trân trọng, hoan nghênh và nói: Như vậy, kỹ thuật phẫu thuật vi phẫu, đặc biệt là chấn thương chỉnh hình, ghép chi thể của Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc. Việt Nam làm được điều mà nhiều nước vẫn còn đang mong muốn". GS Hoàng nói.

Video: Lời kể của bệnh nhân được 'hồi sinh' bàn tay từ ca mổ chấn động thế giới

Tính đến tháng 2/2020, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai thực hiện thành công nhiều kỹ thuật ghép tạng, ghép đa tạng: Lấy đa tạng từ người cho chết não: 3 ca; Ghép thận: 55 ca; Ghép gan từ người cho sống: 20 ca, ghép gan từ người cho chết não: 1 ca; Ghép phổi từ người cho chết não: 2 ca; Ghép chi thể 1 ca - lấy từ người cho sống; Ghép tủy: 33 ca; Ghép giác mạc: 17, ghép tế bào gốc: 62 ca. Sau ghép diễn biến tốt, hiện tại sức khỏe của các bệnh nhân đều ổn định.

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé 2 tuổi sốc nặng, bác sĩ gắp ra hơn 100 con giun đũa đóng búi trong ruột
16:16:32 02/11/2024
6 tác dụng bất ngờ của tiết luộc, ai cần kiêng?
10:32:54 01/11/2024
Nam thanh niên 25 tuổi cấp cứu trong tình trạng '9 phần tử vong'
10:41:39 01/11/2024
Chuyên gia chỉ ra 3 thói quen gây ung thư thực quản
10:44:45 01/11/2024
Căn bệnh khiến hơn 10.000 người tử vong mỗi năm, tạo gánh nặng lớn cho Việt Nam
10:55:28 01/11/2024
Lo ngại ca mắc ung thư vú và cổ tử cung ở phụ nữ tăng
22:03:47 01/11/2024
Rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào?
20:25:33 02/11/2024
Top 8 cây quen thuộc chữa cảm sốt theo gợi ý của Bộ Y tế
10:39:25 01/11/2024

Tin đang nóng

Kỳ Duyên "hiện nguyên hình" khi bị MC Miss Universe bất thình lình phỏng vấn
18:08:35 02/11/2024
Bị nói bỏ mặc con cái, suốt ngày cặp kè vui chơi với trai, Hoa hậu Phương Lê đáp trả cực gắt
16:41:16 02/11/2024
Lấy gái lỡ thì, còn có 2 con riêng, tôi bị cả dòng họ kịch liệt phản đối, ai ngờ đêm tân hôn em cho tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác
19:27:36 02/11/2024
Vừa về đến cổng, con gái tuổi hớn hở ra đón: 'Mẹ ơi, bố giấu cô nào ở trong tủ ấy, cả tiếng rồi chưa chịu ra'
19:20:31 02/11/2024
Han So Hee bị vạch mặt dối trá chỉ vì chi tiết về vợ chồng Hyun Bin - Son Ye Jin?
19:46:05 02/11/2024
Câu hỏi Đường Lên Đỉnh Olympia hóc búa, "cậu bé Google" cũng phải "đứng hình"
19:19:54 02/11/2024
NSND Thu Huyền 20 năm hạnh phúc bên người chồng là giám đốc
20:21:38 02/11/2024
Nam diễn viên phạm tội tình dục xuất hiện trong 'Squid Game 2'
17:13:28 02/11/2024

Tin mới nhất

Ô nhiễm không khí ở mức cao: Làm gì để bảo vệ sức khỏe?

22:04:50 02/11/2024
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy, bụi PM2.5 tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú

20:21:16 02/11/2024
Nổi u cục ở tuyến vú. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết. Dấu hiệu này có thể sờ nắn được bằng tay khi kích thước khối u từ 1cm trở lên. Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên khu vực ngực của bản thân sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường.

Mẹo đi bộ an toàn ở người cao tuổi, tránh té ngã

20:11:05 02/11/2024
Ngoài ra, sải chân khi đi bộ nên được giữ ở độ dài tự nhiên, bởi khi bước những bước dài hơn sẽ gây căng thẳng cho cơ và các khớp ở chân.

Loại lá mọc đầy vườn không ai hái lại là kho canxi, dưỡng gan bổ tim

20:07:35 02/11/2024
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các hợp chất sinh học trong lá ớt có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, tăng cường cholesterol tốt và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám trong động mạch.

Chảy nước dãi khi ngủ báo hiệu 4 tình trạng bệnh

20:05:14 02/11/2024
Ngoài ra, người bị viêm dây thần kinh mặt còn có biểu hiện châm chích như điện giật, bắt đầu với những cơn đau ngắn và nhẹ. Đối với những bệnh nhân như vậy, nên đến khoa thần kinh của bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?

20:02:41 02/11/2024
PGS.TS Dương Đình Toàn khuyên người cao tuổi nên trang bị những hiểu biết về tự chăm sóc sức khỏe, để ý tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng.

Bài tập nào tốt cho người bệnh trầm cảm?

20:00:23 02/11/2024
Tập yoga là một hoạt động khác có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm, đặc biệt là khi kết hợp với các phương pháp điều trị thông thường, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức.

Chân xuất hiện 5 dấu hiệu bất thường này có thể thận đang 'kêu cứu'

19:57:25 02/11/2024
Ngứa là một triệu chứng phổ biến và khó chịu ở những người mắc bệnh thận. Nguyên nhân chính là do sự tích tụ của các chất độc trong máu, kích thích các dây thần kinh cảm giác dưới da và gây ra phản ứng viêm da.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể quá tải độc tố, cần thanh lọc

19:54:48 02/11/2024
Nếu bạn thường xuyên bị nổi mụn trứng cá, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ hay hôi miệng, đó có thể là những dấu hiệu cơ thể đang kêu cứu vì tích tụ quá nhiều độc tố.

3 loại thực phẩm bổ sung hỗ trợ trị mất ngủ

12:31:55 02/11/2024
Mất ngủ rất dễ nhận biết nhưng lại khó giải thích, có thể do nhiều yếu tố gây nên. Một cách đơn giản và có thể thực hiện ngay để giúp cải thiện tình trạng mất ngủ là dùng một số loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc thảo dược dễ tìm.

Mẹo chống khô nẻ da tay

11:16:52 02/11/2024
Đi găng tay chống rét ra ngoài đường vừa có tác dụng giữ ấm cho tay vừa có tác dụng chống mất nước, tránh được môi trường khói bụi, tia cực tím. Bằng biện pháp này sẽ giúp da tay sạch, mềm mại, tránh được khô nẻ.

Dược liệu độc có nguồn gốc từ 5 cây quen thuộc

11:12:11 02/11/2024
Trúc đào là cây cảnh được trồng phổ biến, hoa có nhiều màu sắc như trắng, hồng, đỏ cam, đỏ tía, thơm nhẹ. Từ lá trúc đào có thể chiết xuất ra các chất làm thuốc trợ tim, chữa suy tim, khó thở.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống của 'mỹ nhân làng hài' bên chồng kém tuổi sau một năm kết hôn

Sao việt

22:11:28 02/11/2024
Kể từ khi về chung một nhà, cuộc sống của vợ chồng Puka - Gin Tuấn Kiệt vẫn luôn nhận được nhiều quan tâm của người hâm mộ.

Sao Hàn 2/11: Kim Soo Hyun bị 'tân binh' vượt mặt, Hyun Bin phát tướng, già nua

Sao châu á

22:06:59 02/11/2024
Tài tử đắt giá Kim Soo Hyun bị diễn viên mới vượt mặt, còn Hyun Bin lộ vẻ già nua, phát tướng sau hơn 2 năm kết hôn.

Công an TP.HCM khởi tố 51 vụ án tai nạn giao thông trong 10 tháng

Pháp luật

21:41:24 02/11/2024
Trong 10 tháng đầu năm 2024, Công an TP.HCM đã khởi tố 51 vụ án với 40 bị can sau các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Top 15 cầu thủ ghi bàn cho MU: Ấn tượng Van Nistelrooy

Sao thể thao

21:36:00 02/11/2024
Màn ra mắt của Ruud van Nistelrooy trên cương vị HLV tạm thời của MU thực sự ấn tượng, khi thắng đậm Leicester 5-2 để giành vé vào tứ kết League Cup 2024/25.

Mỹ Tâm bất bại trong showbiz Việt

Nhạc việt

21:22:54 02/11/2024
Ở địa hạt nữ ca sĩ, Mỹ Tâm là trường hợp hiếm hoi vượt qua vô số đối thủ trước, cùng và sau thế hệ để đạt được vị trí cao nhất, đồng thời giữ vững ngai vàng đến nay 26 năm.

Nha Trang: Phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ đang phân hủy mạnh

Tin nổi bật

21:01:01 02/11/2024
Ngày 2.11, UBND xã Phước Đồng (TP.Nha Trang) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ, đang bị phân hủy mạnh.

Đời thực của diễn viên đóng vai tiểu tam đang bị phản ứng dữ dội trên sóng VTV

Hậu trường phim

20:07:29 02/11/2024
Hoàng Linh Chi gây chú ý với vai Thương trong phim Sao Kim bắn tim Sao Hỏa đang phát sóng trên VTV. Đây là nhân vật tiểu tam bị ném đá dữ dội vì độ trơ trẽn lên đến cực điểm.

Tây Ban Nha khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt

Thế giới

19:55:07 02/11/2024
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang làm gia tăng cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.

G-Dragon không muốn lặp lại những khuôn mẫu cũ

Nhạc quốc tế

19:53:46 02/11/2024
Với việc phát hành đĩa đơn mới, G-Dragon nói anh đang trở lại với chính mình ngày thường - sau một thời gian dài nghỉ ngơi.

Shawn Mendes vẫn coi tình cũ Camila Cabello là bạn thân

Sao âu mỹ

19:42:33 02/11/2024
Mặc dù đã chia tay từ lâu nhưng Shawn Mendes vẫn nhắc về Camila Cabello như một trong những người bạn thân thiết nhất của mình.

Mới làm dâu nhưng đêm nào cũng thấy mẹ chồng lén đi ra ngoài, tôi tò mò đi theo thì kinh ngạc với nơi bà đến

Góc tâm tình

19:32:34 02/11/2024
Chồng tôi ậm ừ nói là nhà kho, không cần tôi để ý tới. Khi mẹ chồng mở cánh cửa phòng, tôi tiến lại gần để nhìn rõ hơn thì sững người khi thấy mẹ chồng đang lấy nhang ra đốt.