5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô
Dưới đây là 5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô, chủ xe cần lưu ý theo dõi và bảo dưỡng đúng cách để tránh tốn kém nhiều chi phí sửa chữa không đáng có.
Mỗi bộ phận trên ô tô đều có tuổi thọ khác nhau, có những bộ phận đã được nhà sản xuất công bố rất rõ về thời hạn sử dụng như bình ắc- quy (2-4 năm), bugi đánh lửa (3 – 5 năm),… Tuy nhiên, trên chiếc xe cũng còn nhiều bộ phận mà tuổi thọ của nó không cố định, thậm chí hay hỏng hóc 1 cách bất thường.
Vì vậy, các chủ xe cần lưu ý theo dõi và bảo dưỡng đúng cách để tránh tốn kém nhiều chi phí sửa chữa không đáng có. Dưới đây là 5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô:
1. Hệ thống đèn xe
Đèn xe là bộ phận có chức năng phát ra tín hiệu và cảnh báo giúp chúng ta tránh khỏi những va chạm đáng tiếc. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, hệ thống đèn thường sẽ nhanh hỏng, và thường là hỏng bất ngờ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đèn xe bỗng dưng hỏng hóc, không sáng nữa như nguồn điện không ổn định, bị va đập, xóc mạnh hoặc hiệu điện thế của ắc- quy vượt quá giới hạn hiệu điện thế của bóng.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Cách để kéo dài tuổi thọ cho hệ thống đèn xe là tránh đi xe vào những đoạn đường xấu gây dằn, xóc xe. Khi buộc phải đi vào những đoạn đường nhiều “ổ voi, ổ gà” thì phải giảm tốc độ xe, rà phanh để xe hạn chế bị dằn xóc. Ngoài ra, cần đặc biệt chú trọng việc kiểm tra hệ thống đèn xe trung bình 6 tháng/ lần để đảm bảo an toàn, tránh các sự cố bất ngờ ngoài ý muốn.
2. Phanh/ thắng xe ôtô
Có thể nói phanh xe (hay còn gọi là thắng xe) là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe giúp bảo đảm an toàn vì chỉ cần một sự cố nhỏ sẽ dẫn đến những tai nạn giao thông có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Nguyên nhân khiến phanh xe bị hỏng hóc là do má phanh bị mòn nhiều, bị trơ, thiếu dầu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị rò rỉ,… Vì tính chất quan trọng của bộ phận này mà chúng ta phải bảo trì hệ thống phanh sau mỗi 20.000 km. Đặc biệt, trước các chuyến đi đường dài hay đường đèo dốc cần phải kiểm tra, bảo dưỡng kỹ lưỡng phanh xe.
3. Hệ thống cần gạt nước
Hệ thống này đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị phun nước rửa kính. Thông thường lưỡi gạt mưa là bộ phận hay hư hỏng ở hệ thống cần gạt nước nhất do cấu tạo từ cao su, chịu ma sát và tác động của môi trường thường xuyên nhất.
Video đang HOT
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên thay cần gạt sau 12 – 18 tháng. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa nhiều như tại Việt Nam, hiện tượng lão hóa lưỡi cao su sẽ diễn ra nhanh hơn, nên cần kiểm tra thường xuyên và chú ý thay thế đúng lúc.
4. Lọc gió động cơ
Vai trò của lọc gió động cơ là lọc bỏ hoàn toàn bụi bẩn trong không khí đi vào động cơ. Do đó, bộ phận này dễ bị bụi bẩn bám vào và làm giảm hiệu quả lọc, làm cho luồng khộng khí đi vào động cơ không đủ, gây hao xăng, tăng mức ô nhiễm và động cơ hoạt động không ổn định.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Bạn nên kiểm tra hệ thống lọc gió trung bình 1 năm/ lần hoặc sau khi xe đã lăn bánh 20.000 km. Tuy nhiên, nếu xe chạy ở những khu vực bụi bẩn nhiều, các chủ xe nên kiểm tra bộ phận này thường xuyên hơn để động cơ luôn có đủ không khí để đốt cháy nhiên liệu tốt nhất.
5. Lốp xe
Trong các sự cố xảy ra do bộ phận của xe bị hư hỏng thì nổ lốp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông. Và lý do vì sao xảy ra tình trạng nổ lốp này hầu hết được lý giải do lốp xe quá mòn và cũ dẫn đến việc lốp chịu “giới hạn tải trọng cực đại” phải hoạt động hết công suất, bị mài mòn nhiều, ma sát với mặt đường nhiều nên dẫn đến hiện tượng quá nhiệt và phát nổ.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Để phòng tránh các sự cố do lốp xe bị mòn gây ra, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta rằng, bên cạnh việc sử dụng lốp xe có chất lượng tốt và sau 1 năm sử dụng phải kiểm tra lốp định kỳ 1 năm/ lần thì việc bảo dưỡng và phục hồi lốp cao su là rất quan trọng.
Theo Thể Thao 247
Những điểm cần lưu ý trong quá trình chăm sóc xe sang
Chủ xe cần chọn garage chuyên nghiệp, thay phụ tùng chính hãng, bảo dưỡng định kỳ, vệ sinh đúng cách...
Không chỉ là phương tiện, ôtô còn là một tài sản giá trị, khẳng định vị thế của chủ nhân. Sử dụng, chăm sóc và bảo quản tài sản này như thế nào để luôn bảo toàn giá trị, luôn như mới, vận hành ổn định, bền bỉ và an toàn là điều mà mọi chủ xe quan tâm. Dưới đây là những điểm cần tránh khi chăm sóc ôtô, nhất là những chiếc xe sang tiền tỷ.
Không chọn lọc garage
Đây là một sai lầm khá phổ biến mà nhiều chủ xe thường mắc phải. Xe sang không giống những chiếc xe phổ thông khác, đòi hỏi người thợ sửa phải có tay nghề cao, không thể lấy kinh nghiệm từ việc sửa chữa những dòng xe khác để áp dụng.
Ví dụ đội ngũ kỹ thuật viên tại các trung tâm bảo dưỡng Mercedes-Benz được đào tạo bài bản bởi các chuyên gia của hãng, đủ trình độ, trang thiết bị và năng lực chăm sóc cho những chiếc xe mang logo "ngôi sao 3 cánh".
Quá trình chẩn đoán lỗi trên xe được thực hiện bởi chuyên gia Mercedes-Benz.
Không quan tâm chất lượng phụ tùng thay thế
Chính hãng hay không cũng giống nhau, giá rẻ, chỗ sửa gần nhà và tiện đường là một vài lý do để nhiều người chấp nhận sử dụng linh kiện, phụ tùng thay thế không rõ nguồn gốc và chất lượng cho chiếc xe sang của mình. Tuy nhiên, những phụ tùng kém chất lượng về lâu dài sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ động cơ.
Cụ thể, một bộ má phanh Mercedes-Benz nhái có hình thức bên ngoài không khác gì hàng chính hãng, nhưng khi lắp lên chiếc xe thì hiệu suất phanh giảm đáng kể, quãng đường phanh dài hơn.
Sử dụng má phanh chính hãng là cần thiết để đảm bảo an toàn.
Đối với đại đa số người sử dụng xe, việc nhận biết phụ tùng giả là rất khó. Cách tốt nhất để tránh cho xe bị thay thế linh kiện và phụ tùng kém chất lượng là mang xe đến các đại lý ủy quyền chính hãng.
Quên bảo dưỡng định kỳ
Vì bận bịu công việc hoặc vì chủ quan mà nhiều người có thể lùi, thậm chí bỏ qua một đợt bảo dưỡng định kỳ. Hậu quả của việc này là những linh kiện cần thay thế có thể không còn hoạt động được nữa hoặc hoạt động không hiệu quả, dẫn đến những sự cố hỏng nặng hơn.
Tương tự như sức khỏe con người, nên áp dụng nguyên tắc "phòng bệnh hơn chữa bệnh" đối với xe bằng cách thực hiện các đợt "khám tổng quát" theo lịch bảo dưỡng định kỳ và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
"Phòng bệnh" cho xe bằng việc bảo dưỡng định kỳ đúng hạn.
Mọi chiếc Mercedes-Benz đều thường xuyên nhắc nhở người dùng thời điểm đến kỳ bảo dưỡng tiếp theo thông qua màn hình hiển thị trên xe. Cần chú ý việc bảo dưỡng và thực hiện khi đến lịch. Bảo dưỡng định kỳ đúng hạn sẽ giúp xe vận hành êm ái, bảo vệ tuổi thọ động cơ, tăng độ bền bỉ, an toàn, phát hiện ra các rủi ro tiềm ẩn để kịp thời can thiệp xử lý.
"Vô tâm" với chiếc xe kể cả những điều đơn giản
Không ít người đang đi phải dừng xe giữa đường mua chai nước suối đổ vào bình nước rửa kính, vì ít khi chú ý châm nước rửa kính trước khi hết. Quan tâm và chăm sóc chiếc xe đúng mực không có nghĩa là luôn giao phó hoàn toàn chiếc xe cho đại lý chính hãng. Có rất nhiều việc đơn giản mà bạn có thể làm hàng ngày để đảm bảo chiếc xe được chăm sóc tốt, ví dụ thường xuyên kiểm tra và châm nước rửa kính chuyên dụng, nhằm mang đến tầm nhìn tốt nhất cho bạn, đồng thời tránh làm hỏng máy bơm nước và cần gạt nước mưa.
Chủ động kiểm tra những chi tiết đơn giản khác cũng sẽ đảm bảo "xế cưng"ở trong trạng thái tốt nhất. Lốp xe là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng đến sự an toàn của hành khách khi xe đang vận hành nên cần được lưu ý và kiểm tra thường xuyên. Để đảm bảo các thông số về áp suất lốp hiển thị chính xác, hãy sử dụng bộ cảm biến áp suất lốp chính hãng. Thường xuyên kiểm tra độ mòn của lốp bằng cách xem xét độ mòn của các vạch chỉ thị, độ mòn gai lốp, và thay lốp khi tới hạn. Việc kiểm tra này cũng có thể phát hiện ra những vết cắt bất thường trên bề mặt lốp để có phương án xử lý nhằm đảm bảo an toàn.
Thường xuyên kiểm tra các thông số về áp suất lốp xe.
Cũng như khi chăm sóc sức khỏe, bạn phải luôn chú ý khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào ở hệ thống phanh, hệ thống treo và hệ thống lái để mang xe đi kiểm tra kịp thời. Ngoài ra, những chi tiết nhỏ như nước làm mát nên được chú ý thay thế hoặc bổ sung khi cần thiết, giúp kéo dài tuổi thọ động cơ.
Bất cẩn và thiếu chuyên nghiệp khi vệ sinh xe
Không ít người rửa xe bằng cách tạt vài xô nước hoặc xịt qua loa rồi dùng khăn cứng, kèm xà phòng, nước rửa chén để lau rửa, mà không biết rằng tất cả các thao tác này đang gây hại cho chiếc xe. Xịt nước không đủ áp lực sẽ khó loại bỏ được các hạt cát trên bề mặt xe. Xà phòng và nước rửa chén là những chất mang tính kiềm, có tác dụng tẩy rửa mạnh, không tốt cho lớp sơn của xe và khả năng tạo bọt không bằng các dung dịch rửa xe chuyên dụng, nên khó làm nổi các hạt cát nhỏ. Từ đó, khăn cứng lại chà xát những hạt cát này lên bề mặt sơn, làm bào mòn lớp bóng bảo vệ, xước bề mặt và khiến màu sơn xe xuống cấp dần.
Quan tâm, chăm sóc và muốn chiếc xe luôn sạch sẽ mượt mà, nhưng hãy thực hiện đúng cách. Nếu không thể mang xe đến các trung tâm chăm sóc ô tô chuyên nghiệp, hãy rửa xe bằng các dụng cụ phù hợp gồm vòi áp lực, dung dịch rửa xe tạo bọt chuyên dụng, khăn mềm...
Việc chăm sóc đúng cách giúp giữ gìn nội thất xe như mới.
Tương tự lớp sơn ở phần ngoại thất, bảo dưỡng, vệ sinh nội thất bọc da của những chiếc xe hạng sang như Mercedes-Benz cũng cần phải sử dụng các loại dung dịch bảo dưỡng da chuyên dụng để đảm bảo lớp da dọc nội thất luôn mềm mại, không bong tróc, nứt gãy bề mặt da. Việc thường xuyên vệ sinh, lau dọn, hút bụi nội thất không chỉ tránh cho nội thất xe mau xuống cấp mà còn góp phần cải thiện chất lượng không khí trong xe, giúp cho mọi hành trình đều trở nên thoải mái.
Theo Vnexpress
Có nên rửa xe ô tô thường xuyên? Bao nhiêu lâu một lần? Nếu muốn chiếc xe của bạn luôn sạch sẽ và bền đẹp, nên rửa xe theo định kỳ. Bẩn chả lẽ không đi rửa? Đôi khi việc rửa xe rõ ràng là khó mà theo định kỳ. Ví dụ như việc bạn vừa phải đi qua một con đường đầy sỏi đá và mưa ướt nhão nhoẹt, hoặc nóc xe hay ca-pô bị...