5 bộ phận cơ thể dễ trở thành “mục tiêu” của ung thư
Ung thư có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra 5 vị trí dễ bị căn bệnh này “ghé thăm” và gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Dạ dày là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn, lấy chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều yếu tố, theo thời gian dạ dày bị ảnh hưởng và có thể tiến triển thành ung thư dạ dày. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày cao và tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày cao nhất trong khu vực.
Theo phân tích của chuyên gia, có đến 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP. Đây là thủ phạm gây ra các bệnh lý ở dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày. Ngoài ra, thói quen ăn uống không khoa học: ăn những thức ăn chế biến sẵn, chiên nướng ở nhiệt độ cao… làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, việc không thăm khám sức khỏe định kỳ khiến không ít người rơi vào tình trạng phát hiện bệnh muộn, cơ hội chữa khỏi không cao.
Gan
Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất thế giới, bệnh có xu hướng gia tăng. Theo GLOBOCAN 2018, với 19.568 ca mắc mới, ung thư gan vượt qua ung thư phổi (16.722 ca) trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới nước ta.
Tất cả các độc chất vào cơ thể phải được khử độc, và chỉ có một con đường duy nhất là chuyển hóa ở gan. Vì vậy, có thể nói gan là cơ quan gánh hết tất cả các độc chất của cơ thể. Sự gia tăng về số ca ung thư gan chính là tấm gương phản chiếu rõ nét của những lối sống phản khoa học mà người Việt đang mắc phải.
Bệnh có liên quan tới nhiều yếu tố như nhiễm virus viêm gan B và C mạn tính, uống rượu quá mức, nhiễm aflatoxin – một loại chất độc được tìm thấy trong đậu phộng, lúa mì, lạc mốc, tiền sử gia đình mắc ung thư gan…
Bệnh tiên lượng tốt khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, thể trạng bệnh nhân tốt, không kèm theo bệnh lý về gan ( xơ gan, viêm gan virus…). Bệnh tiên lượng xấu khi phát hiện ở giai đoạn muộn, thể trạng kém, kèm theo các bệnh lý về gan (xơ gan, viêm gan virus…).
Video đang HOT
Đại trực tràng
Trong những năm qua, ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam. Năm 2000, số ca mắc mới ung thư đại trực tràng ở cả 2 giới là 5.400 ca, đến năm 2010 là hơn 13.000 ca và đến năm 2018 đã tăng lên gần 15.000 ca, gấp gần 3 lần trong vòng 18 năm, trong đó có gần 9.300 ca tử vong.
Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng trong nhiều năm gần đây tăng nhanh ở giới trẻ.
Sở dĩ ung thư đại trực tràng ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển tăng nhanh do liên quan trực tiếp đến lối sống, chế độ ăn. Người dân dần thích nghi với lối sống của phương Tây, ăn nhiều thịt đỏ, đồ ăn nhanh, lười ăn rau xanh, trái cây. Kèm theo đó là uống rượu, hút thuốc, ít vận động… làm gia tăng tình trạng béo phì. Lối sống không lành mạnh làm gia tăng nguy cơ ung thư nói chung, trong đó có ung thư đại trực tràng.
Thực quản
Thực quản là vị trí rất dễ nhiễm bệnh đặc biệt là ung thư. Ung thư thực quản là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong các ung thư tiêu hóa, sau ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng.
Bệnh hay gặp ở những người trên 40 tuổi, là nam giới, uống rượu thường xuyên và hút thuốc lá; thói quen ăn uống quá nóng hoặc thức ăn chứa nhiều nitrosamine; người mắc các bệnh lý tại thực quản như trào ngược dạ dày – thực quản, loét hẹp thực quản, Barrett thực quản, nhiễm HPV; người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc từng điều trị ung thư vùng đầu mặt cổ…
Bệnh thường phát triển thầm lặng, ở giai đoạn đầu không có nhiều dấu hiệu rõ ràng dễ gây lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác. Chỉ đến khi bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn hơn các triệu chứng mới rõ ràng nhận thấy như nghẹn, khó nuốt, đau rát cổ họng…
Vòm họng
Là vị trí quan trọng trong quá trình đưa thức ăn từ miệng xuống thực quản – dạ dày, vòm họng cũng dễ bị ung thư “quấy rầy”.
Ung thư vòm họng đứng thứ 7 trong 10 căn bệnh ung thư hay gặp nhất và cũng là bệnh đứng đầu trong số những loại ung thư vùng đầu – cổ. Ung thư vòm họng rất nguy hiểm, thường gây tử vong nếu phát hiện muộn. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh tới 70%.
Do đó, việc chủ động tầm soát ung thư vòm họng định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể nhằm điều trị kịp thời, hiệu quả cao.
Thường xuyên đau nhức vai phải, người phụ nữ bất ngờ nhận kết quả ung thư
Theo các bác sĩ, khi loại ung thư này phát triển đến một mức nào đó, nó sẽ xâm lấn vào cơ hoành ở bên phải. Do đó, bệnh nhân thường có triệu chứng đau vai phải.
Cô Jiang, 48 tuổi, người Trung Quốc luôn cảm thấy đau nhức và khó chịu ở vai trong suốt 2 tháng qua. Lúc đầu, cô nghĩ rằng, đó chỉ là triệu chứng của bệnh viêm quanh khớp. Tuy nhiên, sau khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ lại kết luận khớp vai và cột sống cổ của cô hoàn toàn bình thường.
Linh tính có điều gì đó không ổn, cô Jian đã quyết định đến bệnh viện thêm một lần nữa để kiểm tra sức khỏe toàn diện. Lần này, kết quả xét nghiệm cho thấy cô bị ung thư gan.
Vậy tại sao cô Jiang bị ung thư gan nhưng lại đau vai?
Theo giải thích của các chuyên gia, khi ung thư gan phát triển đến một mức nào đó, nó sẽ xâm lấn vào cơ hoành ở bên phải. Do đó, bệnh nhân ung thư gan thường đi kèm triệu chứng đau vai phải. Thậm chí, trong một số trường hợp, đây là triệu chứng chính mà họ có thể cảm nhận được.
Vì sao cô Jiang không uống rượu bia, hút thuốc nhưng bị ung thư gan khi chỉ mới 48 tuổi?
Kết quả xét nghiệm gan cho thấy, cô Jiang mắc viêm gan B và căn bệnh này đang khiến gan của cô bị xơ hóa. Trong khi đó, xơ gan là một trong những yếu tố nguy cơ chính của ung thư gan.
Trên thực tế, nhiều người vẫn còn rất chủ quan với bệnh viêm gan B. Có những người chưa bao giờ tiêm phòng hay xét nghiệm viêm gan B, một số trường hợp khác dù biết mình mắc bệnh nhưng lại thờ ơ trong việc điều trị. Trong khi đó, viêm gan B là một bệnh mạn tính không chỉ làm thoái hóa các chức năng gan, mà còn tiềm ẩn rủi ro ung thư gan nếu không được điều trị kịp thời.
Bên cạnh đau vai, ung thư gan còn có các dấu hiệu cảnh báo nào?
Ung thư gan giai đoạn sớm ít có triệu chứng nên thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khi đã có biến chứng.
Ở giai đoạn sớm của ung thư có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển như: chán ăn; đau, nặng tức vùng hạ sườn phải; trướng bụng; vàng da, củng mạc mắt,...
Trong giai đoạn muộn hơn của ung thư gan, các triệu chứng trên rõ ràng hơn, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh: sụt cân, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, ngứa, đi ngoài phân trắng/bạc màu.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư gan
Hiện nay, y học thế giới xác định hai nguyên nhân chính dẫn đến ung thư gan là viêm gan siêu vi và xơ gan. Do đó, để phòng chống ung thư gan, mọi người cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên mỗi 6 tháng/lần bằng siêu âm, xét nghiệm máu,... để phát hiện sớm các tổn thương gan, đặc biệt ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao của ung thư gan: viêm gan virus B, C, xơ gan,...
- Tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng viêm gan B.
- Hạn chế hoặc bỏ bia, rượu, thuốc lá, đặc biệt đối với những bệnh nhân có xơ gan, viêm gan virus.
- Không dùng thuốc men bừa bãi. Hầu hết các thuốc đều chuyển hóa qua gan, lạm dụng thuốc có thể gây suy gan, nhất là những người có bệnh gan mạn tính, vì đây cũng là nguy cơ có thể gây ung thư gan.
- Tránh ăn, tiếp xúc với các hóa chất độc hại làm tổn thương gan như nấm mốc chứa aflatoxin, dưa chua chứa nitrosamine, thịt rán cháy chứa nitrosamine....
Những phương pháp tiên tiến có thể giúp con người chiến thắng ung thư Trong cuộc chiến chống lại ung thư, giới khoa học luôn không ngừng tìm kiếm các phương pháp điều trị mới, nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính hiệu quả hơn, cũng như an toàn hơn với cơ thể. Liệu pháp nhiệt (Hyperthermia Therapy) Liệu pháp nhiệt là phương pháp truyền nhiệt cục bộ hoặc toàn thân làm thân nhiệt của người...