5 biểu hiện của trẻ khi ngủ cho thấy lá lách và dạ dày đang “kêu cứu”
Trong quá trình phát triển của trẻ, trẻ ăn ngoan, chơi ngoan, ngủ ngoan hay không đều là những vấn đề quan tâm của các bậc cha mẹ. Cốt lõi của tất cả những điều này đều là mong muốn con khỏe mạnh mỗi ngày.
Tuy nhiên có một số loại bệnh rất khó phát hiện, nhất là sau khi trẻ ngủ, có một số những hành động của trẻ có thể là tín hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ không tốt, nếu cha mẹ phát hiện kịp thời có thể được điều trị sớm một số bệnh.
5 biểu hiện của trẻ khi ngủ dưới đây cho thấy lá lách và dạ dày đang “kêu cứu”, có thể trẻ đang mắc phải chứng đầy bụng, khó tiêu:
1. Trẻ thay đổi tư thế ngủ liên tục
Trẻ thay đổi tư thế ngủ liên tục có thể là do dạ dày có vấn đề (Ảnh minh họa).
Vì dỗ trẻ ngủ rất khó, nên sau mỗi lần con ngủ say, người mẹ nào cũng thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, sau khi trẻ ngủ say, nếu mẹ phát hiện trẻ thường xuyên thay đổi tư thế ngủ, một lúc nằm ngửa, một lúc nằm nghiêng, có lúc nằm sấp, có lúc lại cuộn tròn. Tuy nhiên, cha mẹ vạn lần không được bỏ qua tình trạng này, đây có thể là “tín hiệu cầu cứu” của lá lách và dạ dày, trẻ cơ thể bị tích tụ thức ăn, chướng bụng gây nên sự khó chịu. Vì vậy, khi phát hiện ra tình trạng này thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám.
2. Đổ mồ hôi nhiều sau khi ngủ
Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ, cha mẹ cần cảnh giác lác lách và dạ dày của trẻ có vấn đề (Ảnh minh họa).
Khi ngủ ai cũng đổ mồ hôi, nhất là vào mùa hè nóng nực, tình trạng mất nước diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, bình thường vào mùa hè, trước tiên mọi người đều sẽ điều chỉnh nhiệt độ trong phòng trước khi đi ngủ, đến khi cảm thấy nhiệt độ phù hợp giúp cơ thể thoải mái nhất. Tuy nhiên, trẻ sau khi ngủ, mặc dù nhiệt độ trong phòng rất thích hợp, nhưng tóc, quần áo, gối của trẻ vẫn ướt đẫm mồ hôi, lúc này cha mẹ cần phải cảnh giác các bệnh về lá lách và dạ dày của trẻ.
3. Nghiến răng thường xuyên khi ngủ
Khi trẻ bước vào giấc ngủ sâu, nếu trẻ có tật nghiến răng, cha mẹ nhất định phải chú ý, trẻ nghiến răng thường xuyên không phải là việc tốt, nó thể hiện cơ quan nội tạng trẻ không khỏe. Để giảm bớt triệu chứng nghiến răng của trẻ, khi chuẩn bị bữa tối cha mẹ không được cho trẻ ăn quá no, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
4. Ngày nào cũng chảy nước dãi khi ngủ
Video đang HOT
Khi trẻ chảy nước dãi trong khi ngủ điều này cho thấy trẻ bị chứng khó tiêu (Ảnh minh họa)
Một số trẻ nói khi ngủ mơ thấy đùi gà và bánh sô-cô-la ngon lành nên đã chảy nước dãi. Nhưng ngày nào cũng chảy nước dãi khi ngủ cũng là một loại “tín hiệu cầu cứu” từ lá lách và dạ dày của trẻ, nó cho thấy trẻ bị chứng khó tiêu.
Chảy nước dãi có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, đối với trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng do các cơ quan trong cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, sự phát triển của từng cơ quan chưa hoàn thiện, trẻ thường bị chảy nước dãi khi ngủ. Nhưng với trẻ lớn hơn vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng này thì có thể thức ăn trẻ ăn vào bị ảnh hưởng, gây nhiễm trùng lá lách và dạ dày. Do đó, khi trẻ lớn bị chảy nước dãi thường xuyên khi ngủ, cha mẹ phải hết sức lưu ý.
5. Trẻ bị hôi miệng sau khi ngủ dậy
Trẻ sau khi ngủ dậy có mùi chua ở miệng, cảnh báo dạ dày có bất thường (Ảnh minh họa).
Mỗi sáng ngủ dậy thấy trong miệng có mùi hôi đặc biệt thì đây là biểu hiện của bệnh hôi miệng. Hôi miệng còn được chia thành hôi miệng sinh lý và hôi miệng bệnh lý. Hôi miệng sinh lý là do lượng nước bọt tiết ra trong miệng sau khi đi ngủ về đêm, do các chất cặn bã thức ăn chưa được làm sạch, sáng hôm sau ngủ dậy sẽ xuất hiện tình trạng hôi miệng nhưng sẽ nhanh chóng biến mất. Còn lại là hôi miệng bệnh lý, là tín hiệu “báo động” do dạ dày và ruột có bất thường, nên khi trẻ ngủ dậy buổi sáng có mùi chua đặc biệt trong miệng.
Nếu phát hiện thấy con thường xuyên có 1 trong các dấu hiệu trên trong một thời gian dài, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đi bác sĩ thăm khám.
Những biểu hiện ở lưỡi báo hiệu cơ thể mắc bệnh
Người trẻ tuổi hiện đại thường không thể sống thiếu cà phê, nhưng nếu thấy dấu hiệu này xuất hiện ở lưỡi thì cần phải hạn chế sử dụng ngay nên mọi người cần đặc biệt chú ý.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, cà phê dường như đã trở thành một thức uống không thể thiếu với nhiều người. Những nghiên cứu liên quan cũng chỉ ra rằng ngoài giúp tỉnh táo, cà phê còn có tác dụng lợi tiểu, giảm gánh nặng cho tim mạch... Tuy nhiên, theo Y học Cổ truyền Trung Quốc, không phải ai cũng phù hợp để uống cà phê, đặc biệt là với một lượng lớn.
Một trường hợp điển hình phải kể đến cô Lưu (40 tuổi) ở Trung Quốc thường có thói quen uống 2,3 cốc cà phê một ngày. Trong những năm gần đây, cô nhiều lần có cảm giác khó chịu như chướng bụng, đau khi nằm thẳng hoặc đau lâm râm vùng bụng.
Uống nhiều cà phê khiến cô Lưu cảm thấy khó chịu ở bụng.
Mặc dù cô Lưu đã điều trị bằng Đông y lẫn Tây y nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm. Sau đó, cô quyết định một lần nữa ghé đến phòng khám cổ truyền Trung Quốc. Tại đây, bác sĩ nhận ra lưỡi của cô bị nứt nẻ nghiêm trọng, lá lách và dạ dày bị tổn thương rất nhiều. Khi tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ nhận ra đó là do uống cà phê quá nhiều. Cô được khuyên nên kiêng cà phê và sử dụng thuốc. 2 tháng sau đó, tình trạng khó chịu ở bùng bụng của cô đã được cải thiện rất nhiều.
Đới Hữu Chí, trưởng khoa Nội tổng hợp thuộc khoa Y học Cổ truyền Trung Quốc tại Bệnh viện Đài Bắc chỉ ra: "Mặc dù cà phê không phải là một yếu tố gây bệnh nhưng nó có tính nóng và ẩm. Tính chất này khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Nếu những người có tiền sử bị bệnh về đường tiêu hóa, uống cà phê trong thời gian dài sẽ làm bệnh tình nặng hơn".
Tại sao cà phê lại làm nặng thêm tình trạng các bệnh về đường tiêu hóa?
Nói về vấn đề này, bác sĩ Đới giải thích rằng có khoảng 80% dân số hiện nay có chế độ ăn uống thất thường, áp lực cuộc sống khiến họ thường bị vấn đề về dạ dày và thực quản.
Uống cà phê khi bị đau dạ dày sẽ khiến tình trạng nặng hơn.
Y học Cổ truyền Trung Quốc tin rằng trong những trường hợp bình thường, chức năng của gan có thể thúc đẩy chức năng của dạ dày và ngược lại. Khi bị đau dạ dày, nôn mửa hay nấc cụt sẽ làm nặng thêm triệu chứng trào ngược axit dạ dày. Vào thời điểm này, nếu uống cà phê sẽ khiến tình trạng khó chịu hơn.
Nếu thấy dấu hiệu này xuất hiện ở lưỡi thì cần hạn chế liều lượng cà phê ngay
Tại các phòng khám Y học Cổ truyền Trung Quốc, các bác sĩ không chỉ quan sát vóc dáng của bệnh nhân qua thị giác, khứu giác mà còn tỉ mỉ nhìn cả lưỡi để đánh giá tình trạng thể chất.
Bác sĩ Đới giải thích: "Lưỡi phản ánh tình trạng tổng thể của cơ thể. Nếu lưỡi của một người khỏe mạnh thì nó có màu đỏ nhạt, có lớp phủ màu trắng mỏng, không có vết nứt. Tuy nhiên, nếu là lưỡi của người đang bị bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là uống cà phê quá nhiều thì lưỡi sẽ có màu vàng, sáng bóng. Nếu 2 tình trạng này xảy ra ở lưỡi thì họ nên giảm lại lượng cà phê".
Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh và những người có vấn đề về tim hoặc mất ngủ không nên uống cà phê.
Ngoài ra, bác sĩ Đới cũng nhắc nhở thêm là phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh và những người có vấn đề về tim hoặc mất ngủ không nên uống cà phê. Đối với người bận rộn hay mệt mỏi thì thay vì uống cà phê nên thay thế bằng trà nhân sâm, nó vừa tốt cho dạ dày mà còn khiến tinh thần tỉnh táo. Đặc biệt, tất cả mọi người không nên uống cà phê sau 3 giờ chiều.
Một số căn bệnh thể hiện qua lưỡi
Tùy theo từng triệu chứng ở lưỡi mà bạn có nên đi khám bác sĩ hay không.
- Lưỡi nóng rát
Cảm giác này thường xảy ra ở phụ nữ đã mãn kinh, hoặc cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các chất kích thích như thuốc lá.
- Lưỡi màu trắng hoặc hồng tươi
Màu hồng tươi trên lưỡi thường là do thiếu sắt, axit folic, vitamin B12 hoặc là do một phản ứng dị ứng với gluten.
Lưỡi màu trắng thường là kết quả của việc hút thuốc, uống rượu hoặc vệ sinh răng miệng kém. Lưỡi có đường vân trắng hoặc vết sưng cũng có thể là do bị viêm lichen planus (viêm da cấp), viêm gan C hoặc dị ứng.
- Lưỡi có lông
Lưỡi lông là một bệnh lý do các biểu mô ở bề mặt lưỡi dài và dày lên, thường có màu đen do một loại vi khuẩn tạo sắc tố gây ra. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do dùng kháng sinh trong thời gian dài. Ngoài ra, nó cũng có thể là do tiêu thụ quá nhiều các chất kích thích như cà phê, nước súc miệng, thuốc lá.
- Lưỡi đau rát
Đau lưỡi thường xảy ra do chấn thương hoặc nhiễm trùng từ việc vô tình cắn vào lưỡi. Nếu trong lưỡi có vết loét nhỏ màu trắng hoặc vàng thì nguyên nhân có thể là do một số thành phần trong kem đánh răng hoặc nước súc miệng, dị ứng thực phẩm, thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Trong nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân vết loét, chúng thường biến mất mà không cần điều trị. Những lý do khác có thể là do thiếu máu, mụn rộp miệng, răng giả, niềng răng, ung thư...
- Sưng lưỡi
Lưỡi bị sưng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau như hội chứng Down, ung thư lưỡi, tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh bạch cầu, thiếu máu, viêm họng liên cầu khuẩn...
Nếu lưỡi sưng một cách đột ngột thì lý do có thể là dị ứng, nó sẽ dẫn tới tình trạng khó khở nên cần phải cấp cứu ngay lập tức.
Sáng nào ngủ dậy cũng thấy 5 vị lạ trong miệng: Cảnh báo có thể nội tạng đang mắc vấn đề nghiêm trọng, cần chú ý và đi khám sớm Dưới góc nhìn của y học, mùi vị trong miệng luôn là dấu hiệu cảnh báo về những căn bệnh có liên quan đến nội tạng. Hãy chú ý để phòng bệnh sớm. Bình thường, miệng của người khỏe mạnh sẽ tương đối sạch sẽ và không có vị gì đặc biệt khi thức dậy. Nhưng nếu dạo gần đây, mỗi khi thức...