5 bí quyết để tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình
Phải làm thế nào để tiền bạc không chi phối hạnh phúc hôn nhân là câu hỏi lớn đặt ra đối với nhiều gia đình, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn.
Trong hôn nhân, giữa vợ và chồng khó tránh khỏi những lúc giận hờn, cãi vã và một trong những nguyên nhân dẫn đến “chiến tranh” chính là vấn đề tiền bạc. Thậm chí, nếu giải quyết không khéo léo, tình cảm vợ chồng cũng có thể theo đó mà rạn nứt, đổ vỡ hôn nhân.
Phải làm thế nào để tiền bạc không chi phối hạnh phúc hôn nhân là câu hỏi lớn đặt ra đối với nhiều gia đình, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn. Dưới đây là 5 bí quyết để tiền bạc không ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng.
1. Công khai các vấn đề tiền bạc cá nhân trước khi kết hôn
Đó có thể là số tiền bạn tiết kiệm được, số tiền được bố mẹ cho, thu nhập hàng tháng hoặc số tiền bạn đang nợ hay tiền bạn phải chu cấp hàng tháng cho gia đình,… Tất cả đều phải công khai rõ ràng với nhau để tạo sự tin tưởng giữa hai vợ chồng, đồng thời để nửa kia thông cảm cho bạn, còn việc giấu kín sẽ khiến mọi việc tồi tệ hơn mà thôi.
Bạn cứ thử nghĩ mà xem, nếu bạn có khoản nợ trước khi kết hôn nhưng sau cưới bạn mới nói cho nửa kia thì họ sẽ sốc như thế nào. Hay nếu mỗi tháng phải chu cấp cho gia đình nhưng không nói, hai vợ chồng có thể sẽ xảy ra tranh cãi về vấn đề này sau khi kết hôn.
Vợ chồng nên công khai tiền bạc với nhau trước khi kết hôn. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, ngoài chi tiêu cá nhân của từng người còn rất nhiều khoản chi khác như mua sắm tài sản lớn, nuôi dạy con cái, báo hiếu bố mẹ,… đòi hỏi hai vợ chồng phải chung sức lo lắng. Do đó, nếu sau khi kết hôn mà hai vợ chồng vẫn tiền ai người nấy tiêu thì sớm muộn gì cũng xảy ra xung đột khi cần chi tiêu cho việc chung.
Chính vì vậy, hai vợ chồng nên quy tiền bạc về một mối ngay sau khi kết hôn để cùng nhau lo toan, gánh vác tài chính gia đình. Khi đó, bạn sẽ hạch toán được tổng thu nhập của hai vợ chồng là bao nhiêu, cần tiêu bao nhiêu, tiết kiệm được bao nhiêu một tháng. Có như vậy, tình hình kinh tế gia đình mới tốt lên được.
3. Đừng nói tiền “của tôi”, hãy nói và nghĩ tiền “của chúng ta”
Không ít cặp vợ chồng thường so sánh thu nhập của nhau, xem ai kiếm được nhiều tiền hơn, thậm chí có người vì đối phương kiếm được ít tiền hơn mà tỏ thái độ không tôn trọng. “Trong nhà ai kiếm nhiều tiền hơn thì người đó có quyền lên tiếng”, đó có thể là câu nói mà chồng/vợ nói với đối phương. Tuy nhiên, câu nói này sẽ khiến nửa kia tổn thương tới cùng cực, gây rạn nứt tình cảm vợ chồng.
Tuy nhiên, nếu nghĩ dù tiền của vợ hay của chồng kiếm đều là tiền “của chúng ta”, dùng để vun đắp gia đình thì bạn sẽ không có bất cứ sự so sánh nào nữa. Chỉ khi có tư tưởng như vậy thì ngân sách gia đình mới dày lên được, vợ chồng mới hòa thuận, không bị tiền bạc chi phối.
Nên nghĩ dù tiền của vợ hay của chồng kiếm đều là tiền “của chúng ta”. (Ảnh minh họa)
4. Vợ chồng phải thống nhất các quan điểm về tiền bạc
“Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”, cho nên vợ chồng thống nhất được các quan điểm về tiền bạc thì cả hai mới hạn chế được việc cãi vã, cuộc sống hôn nhân sẽ hạnh phúc hơn. Cụ thể, cả hai cần thống nhất được tiền bạc trong nhà do ai nắm giữ là hợp lý nhất, số tiền người còn lại được tiêu trong 1 tháng là bao nhiêu, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn gia đình bạn cần hướng tới, hay trước khi quyết định vấn đề gì thì cả hai nên bàn bạc, thống nhất với nhau,…
Nếu làm được như vậy, cả hai sẽ không nghi kỵ, hạch sách lẫn nhau, từ đó tiền bạc sẽ không thể chi phối hạnh phúc gia đình bạn được.
5. Phải luôn có một ít tiền riêng
Ngoài đóng góp tiền bạc vào ngân sách chung của gia đình, vợ chồng cần phải có một ít tiền riêng để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày như tiền xăng xe, giao lưu với bạn bè,… Nếu đưa hết tiền, việc gì cũng phải ngửa tay xin đối phương thì bạn khó lòng thoải mái được, thậm chí nửa kia có thể càm ràm nếu bạn thường xuyên xin tiền.
Không những thế, với khoản tiền riêng đó bạn có thể mua tặng đối phương món quà nho nhỏ, tạo sự bất ngờ cho nửa kia vào những ngày đặc biệt. Việc này sẽ giúp hâm nóng tình cảm vợ chồng.
Trải qua hết 3 "cửa ải" này thì chắc chắn đàn bà đã đến lúc khổ tận cam lai
Đời đàn bà lấy chồng có trăm thứ khổ, nhưng chỉ cần vượt qua được 3 thứ khổ nhất này, thì chẳng còn gì có thể quật ngã được họ, thì sớm thôi cũng đến lúc khổ tận cam lai, đón nhận hạnh phúc.
Đổ vỡ hôn nhân
Chuyện hệ trọng nhất trong cuộc đời đàn bà có lẽ là việc lấy một tấm chồng, cùng người đàn ông mình yêu sinh con đẻ cái, hi vọng cuộc sống an yên.
Nhưng cuộc đời này chẳng ai đoán được chữ ngờ, cũng chẳng ai lường trước được lòng dạ của nửa kia. Có thể vì không còn hợp nhau, có thể vì bị đối phương tàn nhẫn bội bạc mà cuối cùng gây tổn thương nhau, khiến hôn nhân đổ vỡ. Đàn ông một đời vợ được xem là kho báu, nhưng đàn bà một đời chồng lại bị xem là thứ bỏ đi, bị cả thế giới đàm tếu, bàn ra nói vào.
Đàn ông đã tệ bạc thì cố sức níu làm gì đàn bà ạ. Miệng lưỡi thiên hạ không thể cấm, nhưng mình có quyền không nghe, có quyền bỏ ngoài tai cơ mà. Chẳng ai muốn đứt gánh giữa đường, chẳng ai mong tan đàn xẻ nghé. Nhưng chuyện xảy ra rồi, ngoài mạnh mẽ chấp nhận thì không còn cách nào khác. Sống chỉ một lần, cớ gì lại ép uổng bản thân trong bể khổ làm gì? Đời công bằng lắm, chỉ cần vượt qua nỗi đau này, ông trời ắt có an bài tốt đẹp hơn cho bạn.
(ảnh minh họa)
Nỗi đau mất đi người thân yêu nhất
Dẫu biết sinh ly tử biệt là chuyện sớm muộn, là điều tất yếu ở đời nhưng khoảnh khắc mất người thân yêu thì đau đớn vô cùng.
Cảm giác xé lòng, vừa xót xa vừa ân hận, ân hận vì bản thân còn nhiều điều chưa làm, chưa nói, chưa hoàn thành với người đã khuất.
Nhưng đã là chuyện không thể tránh khỏi ở đời thì có còn nhiều tiếc nuối cũng không có cách nào làm lại cả. Chỉ có thể chấp nhận, buồn đau khóc lóc đi cho thỏa rồi nguôi ngoai, rồi đối diện với sự thật, rồi vực dậy mà mạnh mẽ tiếp tục sống.
(ảnh minh họa)
Mất việc
Có câu: Nếu công việc là đam mê thì mỗi ngày bạn không phải đi làm. Nhưng số người làm đúng với công việc mà mình đam mê rất ít. Đa phần vì cơm áo gạo tiền, hoặc giả có là công việc mà mình yêu thích thì ở trong môi trường làm việc không phù hợp, đồng nghiệp, cấp trên khó tính, xét nét thì ai cũng có lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản, muốn từ bỏ. Với phụ nữ, tuy không cần phải quá gắng sức để có sự nghiệp rạng danh, nhưng nhất định nên có một công việc. Để làm gì ư? Để có thể kiếm ra tiền của chính mình, có thể có cuộc sống của riêng mình.
Thế nên khi công việc xảy ra áp lực khiến bạn muốn từ bỏ, thậm chí là bị cho thôi việc thì đừng tự dằn vặt mình. Người ta nói đời thay đổi khi chính mình thay đổi, chuyện gì rồi cũng qua. Hãy suy nghĩ theo một hướng khác, từ bỏ những thứ khiến cuộc sống của mình bế tắc, không vui. Biết đâu bắt đầu một công việc khác lại chính là khởi sắc hơn thì sao?
Ngày về ra mắt nhà bạn trai, mẹ anh đập bàn hỏi con trai một câu khiến tôi uất ức bật khóc rồi bỏ về ngay lập tức Mẹ anh chẳng thèm tiếp đãi tôi mà chỉ nói một câu rồi bỏ đi. Hôm qua, Ái - bạn trai tôi, dẫn tôi về nhà chơi. Gia đình Ái gia giáo, truyền thống. Bố mẹ anh đều là giáo viên về hưu. Vì thế, tôi thấy rất áp lực. Bởi tôi và Ái có sự chênh lệch rất lớn. Tôi đã từng...