5 bí quyết chăm sóc da cho người bị thiếu ngủ
Thiếu ngủ, do đi ngủ muộn hoặc do bị thức dậy nhiều lần trong đêm, sẽ làm gián đoạn quá trình sinh học của da, gây nhiều tác động bất lợi cho da.
Dưới đây là các biện pháp chăm sóc da có thể thực hiện để thúc đẩy làn da tươi sáng, khỏe mạnh hơn.
Thiếu ngủ và mất ngủ đang trở thành một thực trạng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Giấc ngủ không chỉ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phục hồi làn da.
Hiểu được tác hại của việc thiếu ngủ và chăm sóc da đúng cách, có thể giúp giảm bớt những tác động này và duy trì làn da sáng khỏe.
Thiếu ngủ làm gián đoạn quá trình sinh học, gây nhiều tác động bất lợi cho da.
1. Tác hại của việc thiếu ngủ đối với làn da
- Da xỉn màu: Thiếu ngủ có thể khiến làn da xỉn màu, mệt mỏi. Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tái tạo, sửa chữa những tổn thương tế bào và loại bỏ độc tố tích tụ trong ngày. Khi chúng ta không ngủ đủ giấc, các quá trình này bị gián đoạn, dẫn đến tích tụ độc tố và giảm tốc độ luân chuyển tế bào khiến làn da xỉn màu và thiếu sức sống.
- Quầng thâm dưới mắt: Quầng thâm dưới mắt là dấu hiệu điển hình của việc thiếu ngủ. Thiếu ngủ làm suy yếu các mô da, khiến quầng thâm dưới mắt xuất hiện trở rõ ràng và dai dẳng hơn.
- Lão hóa sớm: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo và phục hồi của da. Trong giai đoạn ngủ sâu, cơ thể chúng ta tiết ra các hormone tăng trưởng thúc đẩy sản xuất collagen, một loại protein cần thiết để duy trì cấu trúc và độ đàn hồi của da. Thiếu ngủ mạn tính có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất các hormone này, dẫn đến suy yếu collagen và đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Điều này được thể hiện bằng sự xuất hiện của nếp nhăn và da chảy xệ.
- Da mất nước: Thiếu ngủ cũng có thể góp phần làm da mất nước. Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta điều chỉnh cân bằng nước và duy trì độ ẩm cho da. Khi thiếu ngủ, cơ thể có thể gặp khó khăn để duy trì sự cân bằng này, dẫn đến tình trạng da mất nước. Da mất nước có xu hướng xỉn màu, thô ráp và dễ bị kích ứng.
2. Các bước chăm sóc da để giảm tác hại của việc thiếu ngủ
- Dưỡng ẩm: Khi thiếu ngủ, làn da có thể trở nên xỉn màu, mất nước. Điều cần thiết là duy trì độ ẩm tốt để ngăn ngừa những tác động này. Uống nhiều nước trong ngày để cung cấp độ ẩm cho làn da từ trong ra ngoài. Đồng thời sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với loại da.
Hãy tìm các loại kem và lotion có thành phần như axit hyaluronic, bơ hạt mỡ hoặc dầu argan, giúp khóa độ ẩm và phục hồi độ sáng tự nhiên cho làn da.
Thiếu ngủ làm da mất nước, cần sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với loại da.
- Làm sạch và tẩy tế bào chết: Thiếu ngủ có thể dẫn đến sự tích tụ các tế bào chết và bụi bẩn trên da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn. Điều quan trọng là phải làm sạch da thường xuyên để loại bỏ các tạp chất này.
Video đang HOT
Sử dụng sữa rửa mặt nhẹ nhàng hai lần một ngày, sáng và tối, để loại bỏ cặn trang điểm, dầu thừa và tạp chất trên da. Ngoài ra, hãy tẩy tế bào chết cho da một hoặc hai lần một tuần để làm bong tróc các tế bào chết và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc mắt: Quầng thâm và bọng mắt thường là dấu hiệu rõ ràng nhất của một đêm mất ngủ. Sử dụng sản phẩm điều trị mắt cụ thể có chứa các thành phần như vitamin C, retinol để giúp giảm sự xuất hiện của quầng thâm và bọng mắt.
Ngoài ra, hãy nhẹ nhàng chườm lạnh hoặc đắp túi trà lên mắt trong vài phút để làm dịu vùng da này.
- Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời: Thiếu ngủ có thể khiến làn da nhạy cảm hơn với các tia UV có hại của mặt trời. Luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) phù hợp với loại da, ngay cả trong những ngày nhiều mây.
Chống nắng đúng cách có thể giúp ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời, như lão hóa da sớm, nám và nếp nhăn.
- Chế độ ăn uống cân bằng: Khi bị thiếu ngủ, cơ thể bạn cần thêm chất dinh dưỡng. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng giàu chất chống oxy hóa để giúp giảm viêm và thúc đẩy làn da khỏe mạnh. Tiêu thụ các loại thực phẩm như trái cây và rau quả tươi, cá, các loại hạt giàu vitamin, khoáng chất và axit béo thiết yếu.
Giấc ngủ là một phần thiết yếu trong thói quen làm đẹp và sức khỏe tổng thể. Thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng, tạo điều kiện ngủ tốt, và duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, giảm thiểu tác động của thiếu ngủ, và giữ cho làn da luôn rạng ngời và trẻ trung.
12 nguyên nhân khiến da xỉn màu
Các tác nhân từ môi trường và những sai lầm trong quá trình chăm sóc da dưới đây chính là nguyên nhân khiến da bị xỉn màu.
Da xỉn màu có đặc điểm là bề mặt da không đều màu, thô ráp, tông màu da tối hoặc nhợt nhạt chứ không tươi sáng. Ngoài ra, lỗ chân lông thường khá to, thậm chí có cả nếp nhăn, đốm đen, sạm nám. Việc sở hữu làn da xỉn màu khiến bạn lúc nào cũng có vẻ thiếu sức sống, nhan sắc suy giảm.
Nguyên nhân khiến da xỉn màu
Trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec, các bác sỹ chỉ ra các tác nhân từ bên ngoài hoặc những sai lầm trong quá trình chăm sóc da là nguyên nhân khiến da bị xỉn màu.
Bẩm sinh - sắc tố melanin của mỗi người
Melanin là sắc tố quyết định màu da của mỗi người. Nó được tạo ra từ các tế bào da Melanocytes (tế bào biểu bì tạo hắc tố) phân bố ở lớp đáy của thượng bì. Mọi người có số lượng tế bào Melanocytes như nhau nhưng tùy từng chủng tộc và môi trường sống mà những tế bào này có thể tạo ra số lượng melanin nhiều hoặc ít.
Các nhà khoa học gần đây đã khám phá ra rằng melanin tồn tại ở 2 dạng là sáng màu (Pheomelanin) và tối màu (Eumelanin). Người có số lượng melanin nhiều và tỷ lệ melanin tối màu cao sẽ có làn da xỉn màu, không đều màu, nhiều vết thâm, tàn nhang và sạm nám.
Bạn có làn da sậm màu hơn bình thường có thể là do yếu tố di truyền.
Không tẩy tế bào chết thường xuyên
Mỗi ngày, cơ thể đào thải hàng tỷ tế bào cũ, tích tụ trên bề mặt da. Lớp tế bào chết này là một trong những nguyên nhân khiến da xỉn màu, thiếu sức sống, kém tươi sáng và ngày càng sần sùi. Ngoài ra, tế bào chết còn ngăn cản da hấp thụ dưỡng chất trong các sản phẩm dưỡng. Dù bạn chăm sóc da đều đặn mỗi ngày, dưỡng chất trong các sản phẩm đó vẫn khó thẩm thấu hoàn toàn. Do vậy, để làn da tươi sáng và mịn màng hơn, bạn nên định kỳ tẩy tế bào chết bằng phương pháp vật lý hoặc hóa học.
Không chống nắng
Tia UVA và UVB trong ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân khiến da bị xỉn màu nhanh hơn. Việc da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì sẽ kích thích sự phát triển của hắc sắc tố melanin - sắc tố bảo vệ da trước tia cực tím nhưng cũng gây sạm nám. Ngoài ra, tia UVA âm thầm tác động sâu vào da, khiến da hư tổn, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Còn tia UVB thì gây tình trạng cháy nắng, sạm đen cho da.
Không chỉ vậy, các tia này còn phá vỡ lớp collagen trên da, khiến da nhanh lão hóa, xuất hiện nám, tàn nhang... Vì vậy, nếu không che chắn da cẩn thận trước khi ra ngoài trời, làn da của bạn sẽ có nguy cơ trở nên xỉn màu, nhợt nhạt.
Tia UV kích thích sản sinh melanin làm đen da.
Da thiếu vitamin và khoáng chất
Chế độ ăn uống hằng ngày cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và làn da. Nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ... thì bạn dễ mắc các bệnh lý khiến da xỉn màu. Việc dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa bột đường làm tăng hình thành AGEs - các phân tử protein bị đường hóa. Các phân tử này tấn công da, khiến da mất đi độ săn chắc, xuất hiện nhiều nếp nhăn, sạm đen...
Ngoài ra, nếu trong một thời gian dài bạn không nạp đủ các thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, E, khoáng chất kẽm, axit béo... cho cơ thể, làn da cũng dễ bị xỉn màu, không căng mịn và nhanh lão hóa. Da xỉn màu thiếu sức sống do thiếu vitamin và khoáng chất
Da thiếu ẩm, mất nước
Không cung cấp đủ nước cho da là một trong những nguyên nhân khiến da xỉn màu, thiếu sức sống. Khi da không được cung cấp đủ độ ẩm hoặc bị mất nước trầm trọng, các tế bào sẽ không đủ khỏe để bảo vệ da, da dễ bị tổn thương nghiêm trọng do các tác nhân xấu từ bên ngoài. Đặc biệt, da nhờn cũng phải được dưỡng ẩm để có sức đề kháng tốt hơn.
Lạm dụng mỹ phẩm
Việc sử dụng quá nhiều hoặc trong một thời gian dài với cả mỹ phẩm trang điểm hoặc mỹ phẩm dưỡng da đều không tốt, có thể là nguyên nhân khiến da xỉn màu do tổn thương. Tình trạng lạm dụng mỹ phẩm trang điểm khiến các độc tố tích tụ trên da, kích thích hình thành các hắc sắc tố, khiến da sạm đen.
Còn việc lạm dụng mỹ phẩm dưỡng da có thể tạo gánh nặng cho da, khiến da quá tải, không hấp thụ được toàn bộ dưỡng chất. Lượng dưỡng chất dư thừa sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành mụn. Vi khuẩn gây mụn sẽ phá hủy lớp màng bảo vệ da, khiến da dễ bị tổn thương dưới ánh nắng mặt trời, trở nên sạm đen và không đều màu.
Lạm dụng mỹ phẩm là nguyên nhân khiến da xỉn màu.
Thói quen chăm sóc da không đúng cách
Những thói quen chăm sóc da không đúng cách như lười thoa kem dưỡng, lạm dụng tẩy da chết, không tẩy trang - rửa mặt trước khi đi ngủ... đều nhanh làm da yếu đi và dẫn tới sạm đen, xỉn màu. Khi sức đề kháng của da giảm thì các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn hay ánh nắng mặt trời có thể dễ dàng tấn công và gây hại cho da.
Hơn nữa, việc không làm sạch da trước khi đi ngủ khiến bụi bẩn, bã nhờn và lớp trang điểm tích tụ, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến da xấu đi và dễ bị nổi mụn. Thói quen không dưỡng ẩm, dưỡng ẩm không đúng cách sẽ khiến da bị khô ráp, nhiều tế bào da chết và dẫn tới da bị sạm đen, xỉn màu.
Sinh hoạt không điều độ
Thói quen thức quá khuya dùng điện thoại, máy tính hoặc ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất tập trung. Bên cạnh đó, ban đêm là khoảng thời gian để cơ thể và làn da được nghỉ ngơi, các tế bào da được phục hồi và tái tạo. Nếu thiếu ngủ, da sẽ yếu đi, dễ bị kích ứng và viêm nhiễm, dễ nhạy cảm hơn, đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Ngoài ra, việc sinh hoạt không điều độ, thức quá khuya hoặc thiếu ngủ còn làm tích tụ độc tố trong cơ thể, dẫn tới hiện tượng da sạm nám, xỉn màu.
Việc thức quá khuya hoặc thiếu ngủ còn làm tích tụ độc tố trong cơ thể.
Ô nhiễm môi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ tác động tiêu cực tới sức khỏe mà còn là nguyên nhân khiến da xỉn màu, thiếu sức sống. Trong không khí ô nhiễm có nhiều bụi bẩn và tạp chất độc hại mà mắt thường không thể nhìn thấy. Chúng phá hủy những sợi liên kết dưới da như collagen, elastin, kích thích sự hình thành các hắc sắc tố trên da. Khi kết cấu và tông màu da bị thay đổi thì làn da bạn thường xỉn màu, nhợt nhạt. Không khí ô nhiễm khiến da thiếu sức sống
Căng thẳng, áp lực kéo dài
Tình trạng căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống dễ khiến bạn bị thiếu ngủ, mệt mỏi. Đồng thời, căng thẳng cũng khiến bạn không ăn ngon, ngủ ngon, lại thay đổi nội tiết tố và tác động tới việc hình thành hắc sắc tố trên da. Khi đó, lượng hormone cortisol trong cơ thể tăng cao, ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu dưới da, máu phải dồn đi nuôi dưỡng những cơ quan quan trọng như tim, não... Điều này khiến da bạn trở nên tái nhợt, xỉn màu, thiếu sức sống.
Thay đổi hormone
Khi cơ thể bước vào một số giai đoạn đặc biệt như chu kỳ kinh nguyệt, tuổi dậy thì hay mang thai, mãn kinh... thì nội tiết tố sẽ có sự thay đổi và dẫn tới một số biểu hiện rõ rệt trên da. Sự thay đổi nội tiết tố gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, làm giảm nồng độ estrogen, tăng nồng độ testosterone, khiến da tiết nhiều dầu và lỗ chân lông giãn to. Tình trạng này khiến da đen sạm đi, xuất hiện các mảng tối màu trên da, dễ nổi mụn...
Lão hóa da
Làn da không được chăm sóc đầy đủ cũng là nguyên nhân khiến tình trạng lão hóa xuất hiện sớm, diễn ra nhanh chóng. Tình trạng lão hóa da có những dấu hiệu đặc trưng như: Da khô ráp, kém mềm mịn, da không đều màu, xỉn màu, kém sức sống, xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn...
Hãy tránh, khắc phục những nguyên nhân khiến da xỉn màu để gương mặt bạn trở nên giàu sức sống hơn nhé.
Mẹo đơn giản để có đôi mắt sáng, khỏe, lấp lánh tự nhiên Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Ngay cả khi bạn có chế độ chăm sóc da cẩn thận và rất giỏi trang điểm thì đôi mắt mệt mỏi vẫn làm bạn xuống sắc. Massage có thể làm mờ nếp nhăn, giảm quầng thâm và mệt mỏi, đồng thời làm giảm bọng mắt. (Ảnh: ITN) Làm thế nào để giữ cho đôi mắt...