5 bí mật đáng tiền về smartphone nên biết
Bạn có tin rằng chiếc smartphone hiện đại chỉ mới 6 năm tuổi? Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, smartphone đã thay đổi cách chúng ta làm việc, giao tiếp, theo dõi tin tức, chơi game… Điều đó không có nghĩa rằng ai cũng là một chuyên gia về smartphone. Việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh không có nghĩa rằng bạn biết tất cả các cách sử dụng trên iOS và Android.
Sau đây là 5 mẹo sử dụng smartphone mà tất cả mọi người cùng nên biết.
1. Chụp ảnh màn hình
Bạn sẽ làm gì khi nhận được yêu cầu từ bạn bè của mình là hãy chụp lại tin nhắn này dưới dạng ảnh chụp màn hình?
Trên iPhone, ấn và giữ nút Home cùng với nút Sleep/Wake. Bạn sẽ thấy điện thoại chớp một cái, ảnh chụp màn hình của bạn screenshot sẽ xuất hiện trong Camera Roll hay nơi lưu trữ hình ảnh Saved Photo.
Trên hệ điều hành Android, ấnphím Power và Volume Down cùng một lúc. Bức ảnh chụp sẽ được lưu giữ trong thư mục Captured Images tại ứng dụng Gallery. Mặc dù chức năng này chỉ áp dụng ở phiên bản hệ điều hành Android 4.0 trở lên. Đối với Android 3.0, 2.3 , bạn phải sử dụng đến ứng dụng như AirDroid.
Khi đã chụp xong ảnh, bạn có thể chia sẻ nó trên mạng xã hội yêu thích của mình hoặc thông qua email.
2.Cứu một chiếc điện thoại bị vào nước
Nếu chẳng may làm rơi điện thoại xuống nước, trong khi chiếc máy của bạn không có tính năng chống nước, bạn cần làm theo những bước sau.
Điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất đó là bạn không được bật điện thoại. Nếu bạn mở nguồn điện thoại khi nước vẫn còn bên trong, thì nguy cơ cao là điện thoại sẽ bị hỏng. Thay vào đó, bạn hãy dùng một miếng vải sợi mảnh để lau khô nó. Nếu những máy móc phụ tùng bên trong bị bẩn, bạn có thể lau sạch nó với nước cồn.
Nếu chiếc điện thoại có pin tháo rời, bạn hãy tháo nó ra. Sau đó đặt điện thoại vào trong bình hoặc túi đựng gạo và để qua đêm. Gạo sẽ giúp hút nước ẩm ra khỏi máy. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ để điện thoại vào trong lò nướng hoặc lò vi sóng.
Video đang HOT
Ngày hôm sau, bạn hãy lấy điện thoại ra, gắn pin vào và thử mở nguồn lên. Nếu nó khởi động lại thì xin chúc mừng bạn, còn nếu không thì bạn nên đem nó đến cửa hàng sửa chữa, tìm hiểu nguyên nhân hoặc tệ hơn là có thể phải mua cái máy mới.
3. Tìm lại điện thoại bị mất
Khả năng di động của smartphone luôn có hai mặt của nó. Bạn có thể đem điện thoại di động đi bất cứ đâu, song bạn cũng có thể sẽ để quên điện thoại của mình ở bất kỳ chỗ nào. Nếu để mất smartphone, bạn sẽ để lộ rất nhiều thông tin quan trọng của mình.
May mắn,các thiết bị của Apple như iPhone và iPad đều có hỗ trợ ứng dụng Find My iPhone. Ứng dụng này cho phép bạn dùng máy tính hoặc một chiếc iPhone khác để tìm lại chiếc điện thoại bị mất của mình bằng công nghệ GPS. Bạn cũng có thể khóa an toàn cũng như xóa hết các dữ liệu trong điện thoại từ xa để bảo mật thông tin.
Phiên bản iOS 7 mới sắp ra mắt sẽ bao gồm cả chức năng chụp ảnh kẻ trộm. Ngoài ra, điện thoại còn có hệ thống khóa, khiến những tên trộm không thểnào vuốt các trang ứng dụng để sử dụng.
Với Android, người dùng có thể cài các phần mềm tương tự như Where’s My Droid?, Lookout Mobile Security và Carbonite Mobile.
4. Đừng chia sẻ vị trí của mình
Những camera trên smartphone đều rất tuyệt vời để chụp ảnh. Bạn có thể chụp hình bất cứ nơi đâu bạn đến và đưa chúng lên mạng. Tất nhiên, nếu không cẩn thận, vị trí của bạn sẽ bị tiết lộ với mọi người. Smartphone hiện tại đều có chip GPS, các bức ảnh thường đi kèm vị trí chụp nếu không tắt.
Vì vậy bạn nên tắt tính năng GPS khi bạn chụp ảnh. Để tắt nó trên iPhone, bạn đi đến Settings>>Privacy Location Services. Bạn có thể chọn áp dụng tắt cho tất cả hoặc chỉ đối với camera.
Trên ” dế”, truy cập vào mục Settings>>Location Services và tắt GPS khi bạn không cần đến nó. Đối với, Windows Phone,vào mụcSettings>>Location để tắtLocation Services.
5. Sử dụng smartphone sáng tạo
Smartphone có nhiều tính năng hơn bạn nghĩ. Các nhà thiết kế ứng dụng đã tính toán một số cách sử dụng sáng tạo có thể bạn sẽ không tin.
Heard for iPhone là một ứng dụng cho phép ghi âm tối đa 5 phút tất cả mọi thứ mà microphone trên iPhone của bạn nghe được.
Chức năng nhận biết của Android và iPhone sử dụng microphone trên smartphone của bạn để theo dõi những tiếng ồn xung quanh bạn trong khi bạn đang nghe nhạc. Bất kì âm thanh nào lớn hơn tiếng ồn thông thường sẽ ngay lập tức được chuyển đến tai nghe của bạn.
Instant Heart rate dùng cho iPhone và Android sử dụng camera trên điện thoại để nhận biết độ lớn âm thanh. Nó phát hiện ánh sáng xuyên qua ngón tay của bạn và thay đổi khi trái tim bạn đập.
Bạn muốn tìm kiếm kim loại? ứng dụng Metal Detector Apps dùng cho Android và iPhone sẽ giúp bạn. Các ứng dụng này sẽ sử dụng vòng điện đặt bên trong điện thoại để dò tìm kim loại. Điều bạn cần làm chỉ là để điện thoạt gần sát mặt đất là được.
Theo VNE
Những tác nhân ngốn pin điện thoại nhiều nhất
Smartphone được trang bị rất nhiều công nghệ để mang lại những trải nghiệm tiên tiến nhất cho người dùng, như biết được vị trí bạn đang đứng, lướt web, chơi game, gửi và nhận email...
GPS
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được nhiều smartphone sử dụng để tìm kiếm vị trí của bạn dựa vào khả năng điện thoại nhận và giải mã tín hiệu thời gian được các vệ tinh xung quanh gửi ra. Quá trình giải mã đòi hỏi bộ xử lý bên trong điện thoại làm việc vất vả để thu nhận các tín hiệu yếu từ tiếng ồn xung quanh và sau đó so sánh chúng với nhau nhiều lần để xác định chính xác vị trí. Càng hoạt động nhiều, máy càng nhanh hết pin. Do đó cách tốt nhất nên tắt chức năng GPS khi không sử dụng.
Kết nối WiFi
Tác nhân lớn khác cũng ngốn pin khá nhanh là kết nối WiFi. Năng lượng chúng tiêu thụ tùy thuộc vào cường độ của tín hiệu sóng WiFi phát ra từ các bộ định tuyến hay bộ phát WiFi. Cường độ tín hiệu không chỉ phụ thuộc vào khoảng cách vật lý mà còn liên quan tới vật cản như bức tường. Một yếu tố khác là số lượng các tín hiệu WiFi khác nhau ở trong cùng một khu vực. Do đó, để chọn bộ định tuyến WiFi thông qua "rừng" tín hiệu này đòi hỏi phải tốn nhiều năng lượng hơn, tức là sẽ ngốn pin nhiều hơn. Do đó, tắt kết nối WiFi khi không sử dụng.
LTE
Tác động tương tự khi bạn sử dụng điện thoại để thực hiện các cuộc gọi hoặc email qua mạng GSM, 3G hoặc LTE (4G). Cho dù smartphone bị khóa trên một trạm cơ sở tại một thời điểm, chọn một trạm cung cấp tin hiệu mạnh nhất và giao tiếp với nó được thực hiện ngay cả khi điện thoại không sử dụng.
Tức là, trạm cơ sở (Basestation) kiểm tra để xem điện thoại có nằm trong phạm vi bắt được sóng hay không? Chúng có thể gửi tín hiệu tới điện thoại của bạn. Nếu điện thoại nằm trong phạm vi phủ sóng, điện thoại sẽ phản hồi lại báo rằng "tôi đang ở đây". Hoạt động này thực hiện 15 phút mỗi lần. Người dùng có thể thỉnh thoảng nghe thấy điều này xảy ra nếu điện thoại đang sử dụng mạng. Bởi vì tín hiệu sẽ gây nhiễm nên các cáp âm thanh và bạn nghe thấy tiếng "líu ríu liên hồi" phát ra từ các bộ loa.
Ngoài ra, khi trạm cơ sở ở trong phạm vi của điện thoại nhưng không cường độ tín hiệu sóng, điện thoại sẽ tự động chuyển đến các trạm cơ sở khác. Truy cập vào trạm cơ sở khác đòi hỏi nhiều năng lượng hơn vì cường độ tín hiệu thấp hơn và một lần nữa ảnh hưởng đến thời lượng sử dụng pin.
Khi bạn đang di chuyển, bạn sẽ thay đổi trạm cơ sở nhiều lần. Giao tiếp phức tạp giữa các trạm đi và đến là cần thiết thiết để xử lý các cuộc gọi hoặc kết nối dữ liệu. Điều này tốn nhiều năng lượng hơn. Thậm chí điều đó vẫn xảy ra nếu bạn không di chuyển. Tại các khu đông dân cư, một tòa nhà duy nhất có thể có nhiều tín hiệu từ số lượng lớn các trạm cơ sở khác nhau. Khi bạn di chuyển vào bên trong tòa nhà, vì tín hiệu vô tuyến phản xạ từ các bức tường, cường độ tín hiệu sẽ tiếp tục thay đổi, buộc phải chuyển sang các trạm cơ sở khác và khiến cho điện thoại vất vả hơn và tốn pin hơn.
Ngoài ra, điện thoại thông minh hiện giờ cũng có tính năng truyền thông ngắn với nhiều dịch vụ khác để "đẩy" thông tin cho điện thoại. Chẳng hạn, ứng dụng thời tiết có thể kiểm tra thông tin thời tiết mới theo chu kỳ 5 phút hoặc 10 phút/1 lần. Bạn có thể nghĩ rằng, bạn không hề sử dụng điện thoại nhưng chúng rất bận rộn. Một cách để chống thất thoát năng lượng là tắt các thông báo tự động từ các ứng dụng mà bạn không sử dụng, vô hiệu hóa các kết nối LTE, 3G và WiFi.
Tiêu tốn vào đèn nền chiếu sáng
Nguồn pin smartphone cạn nhanh hơn so với các điện thoại truyền thống vì chúng có màn hình lớn hơn. Hơn nữa, đèn nền chiếu sáng dành cho màn hình LCD cũng tiêu thụ điện năng đáng kể. Vì vậy, hãy giảm thiểu thời gian sử dụng đèn nền chiếu sáng màn hình.
Trong khi đó, các loại màn hình OLED, phát ra ánh sáng của chính chúng nên không cần đèn nền chiếu sáng. Kết quả là, chúng tiêu thụ ít điện năng hơn và để tiết kiệm pin bạn chỉ nên bật màn hình khi sử dụng.
Bộ xử lý
Có hai bộ vi xử lý quan trọng trong điện thoại thông minh: bộ xử lý băng tần cơ sở và ứng dụng. Bộ xử lý băng tần cơ sở liên quan đến mạng. bộ xử lý ứng dụng xử lý các ứng dụng, âm thanh, video và màn hình cảm ứng.
Bộ xử lý ứng dụng ngày càng quan trọng vì các ứng dụng là yếu tố chính hút khách mua smartphone. Ban đầu, điện thoại chỉ sử dụng một lõi vi xử lý trong một bộ xử lý ứng dụng đơn. Nhưng bây giờ chúng được trang bị nhiều lõi xử lý. Sự gia tăng nhanh của các lõi xử lý, sẽ khiến cho nguồn pin nhanh cạn hơn.
Ngoài ra, một khối ngày càng quan trọng trong bộ xử lý ứng dụng là đơn vị xử lý đồ họa. Chúng hỗ trợ giao diện người dùng và là một trong những lý do tại sao các trò chơi của smartphone hiện giờ chạy nhanh và sống động hơn. GPU xử lý giao diện người dùng, tăng cường tính thực tế, hình ảnh động, 3D, nhận diện khuôn mặt và cử chỉ.
Các mẫu smartphone mới nhất sử dụng hai lõi và bốn lõi xử lý ứng dụng. Gánh nặng phát triển chuyển sang phần mềm: làm thế nào bạn có thể chia nhỏ các tác vụ giữa 4 lõi. Điều này sẽ càng trở thành thách thức lớn hơn khi tăng lên 8 lõi. Nói chung, các bộ xử lý càng nhiều lõi thì tiêu thụ nhiều pin hơn.
Theo VNE
Các phương pháp đơn giản giúp tăng tốc điện thoại Android cấu hình yếu Những thiết bị Android cấu hình thấp hoặc đã sử dụng trong một thời gian dài thường gặp phải tình trạng suy giảm về hiệu năng. Vừa qua, Google đã chính thức phát hành hệ điều hành Android 4.3 Jelly Bean. So với phiên bảnAndroid 4.2.2 cũ thì bản nâng cấp 4.3 hứa hẹn sẽ mang tới nhiều cải tiến về mặt hiệu...