5 Bí mật chưa ai biết về “rết khổng lồ”: Một phát cắn của rết không đau như bạn tưởng tượng
Nhà rết vốn đáng sợ nên có lẽ chẳng nhiều người biết về tôi. Vậy thì hôm nay, tôi sẽ phổ cập cho các ông một ít kiến thức về giống loài siêu đẳng này.
Xin chào! Tôi là một con rết! Chính xác hơn, tôi là một con rết khổng lồ của rừng Amazon.
Có một sự thật là ai hầu như ai cũng sợ rết. Tôi đồng tình, bởi tôi đây lắm lúc nhìn sang đồng loại mà còn thấy giật mình. Mấy ông nuôi rết làm cảnh thực ra cũng vì cái vẻ trườn bò uốn éo lắm chân ghê rợn thôi chứ cũng chẳng thấy tôi dễ thương hơn được miếng nào đâu.
Tóm lại là tôi đáng sợ. Vì sợ, đâm ra nhiều người chẳng buồn tìm hiểu xem tôi có điểm gì thú vị. Đơn giản là sợ, mà sợ thì nên tránh xa.
Vậy nên hôm nay tôi xuất hiện, với mong muốn giãi bãy một vài thông tin của họ nhà rết. Ít nhất, các ông cũng đừng nên đánh đồng nhà rết này với lũ sâu bọ chứ.
1. Bởi vì rết không phải côn trùng
Nhà rết chúng tôi bị rất nhiều người đánh đồng là côn trùng, nhưng đó là một sai lầm. Sự thật là tuy rằng rết cũng thuộc họ chân đốt, nhưng được phân vào lớp chân môi. Chúng tôi chỉ cùng họ, chứ là những lớp khác nhau hoàn toàn.
Sự khác biệt cơ bản giữa côn trùng và rết, đó là côn trùng chỉ có 6 chân, còn tụi này có nhiều hơn như thế rất nhiều. Tương tự, người anh em bọ cạp cũng không phải côn trùng đâu.
2. Gặp tôi, mấy ông sẽ hiểu thế nào là rết khổng lồ
Video đang HOT
Bởi vì tôi bự thật. Trong họ nhà rết, thì nhóm ở Amazon chúng tôi là to lớn nhất. Một cậu rết trưởng thành có thể dài tới 30cm, thậm chí là hơn nữa. Đó là kỷ lục của cả dòng họ rồi đó.
3. Một phát cắn của rết là hơi bị đau đấy
Chắc các ông cũng biết là rết có độc? Hai chi trước của tôi mọc hơi kỳ cục một tý, trông giống như một cặp nanh vậy, và chúng có độc. Độc ấy được dùng để săn mồi và tự vệ, thế thôi.
Vì mang cái danh “khổng lồ” nên con mồi của tôi cũng được cái đa dạng. Từ thằn lằn, ếch nhái, chuột bọ, cho đến mấy thằng nhện khổng lồ Tarantula cũng đều qua tay tôi cả.
Thú thực là độc của nhà rết không quá mạnh, gần như chưa từng có trường hợp nào chết vì bị rết cắn cả. Tuy nhiên, để tôi sẽ hé lộ cho các ông một sự thật: độc của tôi có thể gây ra một trong những cơn đau kinh khủng nhất thế giới. Thế nên tránh xa tôi ra nhé các thanh niên.
4. Rết không bao giờ có 100 cái chân
Loài người các ông còn đặt cho rết tôi cái tên là “con trăm chân”. Tôi đồng ý là rết nhiều chân thật, nhưng con số sẽ không bao giờ là 100. Nhớ nhé, không bao giờ.
Số chân của nhà rết phụ thuộc vào nhiều yếu tố lắm. Có loài chỉ 30 cái, nhưng có ông thì lên tới… gần 400 cái chân. Tuy nhiên có một quy tắc bất di bất dịch, đó là số cặp chân của rết luôn là số lẻ.
Thế nên, số chân của nhà rết tôi sẽ không bao giờ là 100, vì 50 cặp chân là số chẵn.
Số chân của nhà rết cũng không hề ổn định, bởi nó phụ thuộc vào… biến cố cuộc đời. Khi bị tấn công, tôi sẵn sàng hi sinh vài cặp chân để trốn thoát, và rồi qua lột xác mà số chân ấy được phục hồi, hoặc… mọc thêm ra.
5. Đừng bao giờ tấn công tôi từ phía sau
Và tôi sẽ giải thích cho các ông lý do. Bình thường, chúng tôi có một cặp ăng-ten trên đầu, dùng để dò tìm thức ăn xung quanh. Nhưng riêng với rết Amazon, tụi này có thể sử dụng vài cặp chân sau cùng để làm ăng-ten dự phòng.
Hay nói cách khác, dù là ai cũng không thể tiếp cận từ phía sau mà khiến tôi không hay biết cả.
Theo searchtotal
Cái chạn trong ký ức tuổi thơ tôi, liệu ai còn nhớ
Những ai đã từng sống qua cái thời bao cấp gian khó trước đây đều biết đến cái vật này, cái thời nhà nhà đều chưa có cái tủ lạnh như bây giờ.
Ở thành phố, cái chạn được đóng bằng gỗ, nông thôn người ta làm bằng tre. Hình thức thì giống nhau, công dụng như nhau đều là nơi để gia đình cất giữ thức ăn, nó có ngăn riêng chống được Ruồi, muỗi, chuột, bọ.
Cái chạn hay còn gọi là gạc- măng -giê (garde manger)
Ngày ấy nghèo khó nên cũng chả có thức ăn gì lưu cữu quá 2 ngày nên chả cần lạnh, chủ yếu là để tránh gián, chuột chui vào và con Mèo ko ăn vụng được. Nhiều nhà để tránh lũ Kiến leo lên người ta còn kê 4 cái chân chạn lên 4 cái bát mẻ, đổ ngập dầu luyn tránh Kiến.
Tầng trên cùng thoáng mát bởi 3 phía được gắn lưới sắt mắt nhỏ, có cánh cửa với cái khóa gỗ xoay ngang đóng bằng đinh guốc hoặc cái khuy móc cửa được dùng để cất đồ ăn, liễn mỡ, hũ đường... tầng giữa úp bát đũa và có thể là những cái nồi nhỏ.
Tầng dưới cùng là vài ba cái hũ dưa Cà hay chai nước mắm dở, túm hành tỏi khô, sấp lá bánh đa nem còn lại, lọ lạc sống và úp xoong nồi, chảo...gầm chạn cao là nơi con Chó thích chui vào nằm nhất cho nên sau này các Cụ hay ví các chàng trai đi ở rể nhà vợ như "Chó chui gầm chạn" là vậy !
Cái Chạn đã gắn bó với người Việt Nam qua rất nhiều năm khốn khó, lũ trẻ con đi học, đi chơi về đến nhà là lục Chạn xem có gì ăn không, có khi chỉ là củ khoai, củ sắn hấp cơm còn để lại trong cái bát chiết yêu miệng loe cũng đủ ấm lòng. Cái Chạn có lọ muối vừng, có bát mắm dở, có tý Tép rang, vài quả Cà thâm đen khô khốc đủ để ăn nốt bát cơm nguội vét nồi. Có lần để cửa Chạn hé mở, có con chuột nhắt mò vào thế là mấy đứa trẻ sập cửa Chạn hò nhau bắt... Cái Chạn chứa đựng cả một thời khốn khó, hiếm có nhà nào có sơn hào hải vị chứa trong cái vật đơn sơ ấy. Nó bình dị nhưng là vật ko thể thiếu trong nhà cùng cái Bếp kiềng đun rơm củi, xoong nồi đen nhẻm, nấu cơm khói bay mù mịt thơm mùi rơm mới. Cái Chạn đi vào tiềm thức tuổi thơ, thân thuộc.
Nhớ lắm !
Theo searchtotal
Bệnh viện Phú Thọ mời công an, võ sư về dạy chiêu giúp bác sĩ tự vệ Trung tá Đào Trung Hiếu, Chuyên gia tội phạm học Bộ Công an cho rằng, dạy võ cho các nhân viên y tế để họ có thể tự bảo vệ chính mình. Trung tá Đào Trung Hiếu hướng dẫn thực hành tự phòng vệ Thời gian gần đây, liên tiếp bác sĩ tại các bệnh viện bị người nhà bệnh nhân hành hung....