5 “bí kíp” hạ nhiệt các thiết bị điện tử trong mùa hè
Nhiệt độ từ bên ngoài là một tác nhân ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận hành các thiết bị điện tử.
Hiện tượng quá nhiệt trong các thiết bị điện tử không chỉ gây ra hiện tượng hoạt động không trơn tru, lag giật mà trong lâu dài nó còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy, đặc biệt là chất lượng pin.
1. Luôn đặt thiết bị trên một bề mặt phẳng
Cho dù đó là laptop, máy tính bảng hay điện thoại, bề mặt lý tưởng để đặt thiết bị, đặc biệt trong những ngày hè, là bề mặt phẳng và cứng. Không ít người dùng có thói quen đặt laptop lên gối hay đệm khi sử dụng. Đây là một thói quen bạn thực sự nên tránh bởi nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tản nhiệt của thiết bị.
2. Hạn chế tình trạng vi xử lý quá nhiệt
Một trong những nhân tố tạo nhiệt chính trong các thiết bị điện tử là vi xử lý. Đối với các thiết bị di động, nhiều lầm tưởng cho rằng khi liên tục đóng các ứng dụng chạy nền, vi xử lý của thiết bị sẽ được giải phóng. Tuy nhiên, trong thực tế hành động này còn “ngốn” năng lượng nhiều hơn. Đối với hệ điều hành iOS, nền tảng này sẽ tự động đóng băng các ứng dụng chạy nền khi không sử dụng (ngoại trừ ứng dụng nghe nhạc, ghi âm và các ứng dụng liên quan đến định vị địa điểm người dùng). Do đó việc liên tục đóng các ứng dụng này là không cần thiết. Dẫu vậy, hãy để thiết bị của bạn nghỉ ngơi một chút khi thấy máy quá nóng.
3. Tránh những thay đổi đột ngột
Việc phải đối mặt với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ mang lại những tác động tiêu cực đến các thiết bị điện tử nhiều hơn bạn nghĩ. Do đó, khi di chuyển từ trời nắng vào phòng có sử dụng máy lạnh chẳng hạn, bạn không nên sử dụng các thiết bị điện tử ngay, hãy cho chúng một khoảng thời gian ngắn để “thích nghi” trước.
Video đang HOT
4. Tháo bỏ ốp lưng
Nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại ốp lưng điện thoại, thỉnh thoảng hãy tháo ốp lưng ra để thiết bị có thể vận hành tốt hơn và hạn chế tình trạng nóng máy.
5. Một số lưu ý đặc biệt đối với laptop
Cho dù bạn có đang sử dụng máy trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ, laptop vẫn… nóng nhanh như thường, do đó có một vài gợi ý đặc biệt để giảm nhiệt cho thiết bị này như tạo thói quen vệ sinh máy định kì do bụi, bẩn có thể làm giảm khả năng tản nhiệt của máy. Ngoài ra, việc “tậu” về một phụ kiện đế tản nhiệt cũng là một ý tưởng hay.
Theo Trithuctre
6 cách khắc phục khi laptop không chịu khởi động
Nếu laptop của bạn không khởi động được, đừng vội cầu cứu các trung tâm sửa chữa máy tính ngay, mà hãy thử qua một số bước xử lý đơn giản sau.
1. Kiểm tra nguồn cấp điện
Đây là trường hợp hay gặp nhất khi laptop không khởi động, nguyên nhân có thể kể đến như sạc laptop bị hỏng, laptop dùng không đúng sạc, chân cắm bị lỏng hoặc nhà bạn xảy ra sự cố điện...
Đầu tiên hãy kiểm tra nguồn điện ở nhà bạn. Hãy thử cắm một thiết bị chạy điện khác vào ổ cắm điện này, hoặc cắm sạc vào một ổ điện khác trong nhà.
Tiếp theo hãy kiểm tra xem sạc mà bạn đang dùng có phải là sạc chuẩn của laptop hay không. Có nhiều loại sạc có thể cắm vừa các laptop khác nhau, nhưng kì thực nếu điện áp của nó không đủ hoặc không phù hợp thì cũng có thể gây ra hiện tượng trên. Ngoài ra cũng có thể sạc pin bị hỏng do bạn mang đi mang lại quá nhiều nơi. Hãy quan sát thật kĩ toàn bộ dây sạc, nếu dây bị hở và để lộ các dây con ra ngoài thì đã đến lúc laptop của bạn cần một chiếc sạc mới.
2. Kiểm tra màn hình
Nếu sau khi khởi động, bạn vẫn nghe thấy tiếng động phát ra ổ cứng hay quạt tản nhiệt mà không thấy màn hình sáng, bạn hãy thử mang laptop vào một căn phòng tối và quan sát xem màn hình có hiện hình ảnh (rất mờ, cần quan sát kĩ mới thấy) hay không. Nhiều khi chúng ta nghĩ laptop không khởi động được, trong khi thực tế vấn đề nằm ở màn hình.
Nếu bạn vẫn nhìn thấy hình ảnh trên màn hình, nhiều khả năng cao áp của màn hình đã hỏng. Cao áp (inverter) ở một laptop có nhiệm vụ biến dòng điện một chiều của pin hoặc sạc thành dòng điện xoay chiều cấp cho màn hình. Thay cao áp là việc không quá phức tạp nếu bạn có sẵn một chiếc tua vít, tuy nhiên cốt yếu là bạn phải mua đúng loại cao áp phù hợp với laptop, và vì giá thành của nó tương đối đắt, nên bạn cần phải thật chắc chắn nếu không muốn mất tiền oan.
Một trường hợp khác là laptop vẫn khởi động nhưng không có hình ảnh nào xuất hiện trên màn hình, rất có thể màn hình LCD bị lỗi. Cũng như cao áp, bạn có thể tự tay thay nó, tuy nhiên nếu laptop của bạn đã sử dụng được lâu năm, bạn nên cân nhắc mua một chiếc khác thay thể, vì chi phí mua màn hình mới nhiều khi ngang ngửa giá trị của chiếc laptop này nếu đem bán.
3. Rút USB hoặc thẻ nhớ ra khỏi máy
Nếu đã kiểm tra 2 đối tượng trên mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề, rất có thể quá trình khởi động Windows bị gián đoạn do một chiếc USB hoặc thẻ nhớ vẫn cắm trong máy, và máy vẫn đang cố khởi động từ những thiết bị này. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cần rút USB hoặc thẻ nhớ ra và khởi động lại máy.
4. Sử dụng đĩa cứu hộ
Máy tính không khởi động có thể là do vi rút đã "ăn" mất những thành phần hệ thống. Có 2 cách có thể xử lí vấn đề này: cài lại máy hoặc sửa lỗi bằng một chiếc đĩa cứu hộ như Hiren's Boot CD, WinBuilder, Bart's PE Builder, miniPE... Nếu như cách thứ nhất sẽ làm mất đi toàn bộ số phần mềm và các thiết lập cũ trên máy, thì cách thứ hai có thể đưa hệ thống về trạng thái ổn định sau khi quét vi rút trong môi trường DOS hoặc PE (Preinstalled Environment), và khôi phục những thành phần hệ thống bị vi rút phá hoại.
5. Khởi động ở chế độ Safe mode
Ngay cả khi không thể khởi động bình thường vào Windows, bạn vẫn có thể vào Windows bằng chế độ Safe Mode. Nhấn F8 sau khi khởi động, ở menu hiện ra bạn chọn Safe Mode.
Laptop không khởi động được có thể do sự xung đột giữa các phần mềm hoặc trình điều khiển (driver). Do vậy sau khi vào được Safe Mode, bạn hãy lần lượt gỡ những chương trình vừa được cài hoặc trình điều khiển mới cập nhật và khởi động lại máy. Nếu may mắn, máy sẽ khởi động bình thường mà không có các chương trình và trình điều khiển vừa được gỡ bỏ.
6. Nếu nguyên nhân nằm ở phần cứng
Một thanh RAM không tương thích cũng có thể là nguyên nhân khiến laptop không khởi động. Nếu đây là thanh RAM bạn mới mua để thay thế cho thanh cũ, hãy gỡ nó ra và trả thanh RAM cũ về vị trí trước đó. Nếu vấn đề được khắc phục thì chúc mừng bạn, tuy nhiên chắc chắn bạn phải mua một thanh RAM khác nếu vẫn còn ý định nâng cấp nó.
Còn nếu như vấn đề không nằm ở RAM, có thế ổ cứng lại là "thủ phạm". Bạn hãy ghé tai xem ổ cứng có hoạt động không, hoặc nếu hoạt động thì tiếng động phát ra có "êm" không? Một dấu hiệu rất dễ nhận biết khi ổ cứng có vấn đề là nó liên tục phát ra những tiếng động lạ và đều đặn. Lúc này thay ổ cứng mới là điều cần nghĩ đến, nhưng còn số dữ liệu mà bạn tích góp lâu nay trong ổ cứng cũ thì sao?
Trước khi vội vàng mang nó ra những dịch vụ cứu hộ dữ liệu đắt đỏ, bạn có thể thử qua phương án mà dân trong nghề truyền tai nhau: đặt nó vào ngăn đá trong vòng vài tiếng (tất nhiên phải bao bọc cẩn thận để tránh bị ẩm), sau đó lấy ra lắp lại và khởi động lại máy.
Nếu nó hoạt động trở lại thì đừng vội mừng, nó có thể chỉ "hồi sức" tạm thời và tiếp tục dở chứng ở lần khởi động sắp tới, do vậy hãy chuyển toàn bộ dữ liệu cần thiết đến nơi an toàn và chuẩn bị hầu bao sắm ổ cứng mới, vì sớm muộn gì bạn cũng cần dùng đến nó.
Theo ICTnews.
8 bí kíp để sử dụng được iPhone lâu hơn Những bí kíp này không những giúp bạn kéo dài được thời gian sử dụng máy mà còn giữ tối ưu được tuổi thọ iPhone. Bạn nghĩ rằng nên liên tục đóng các ứng dụng chạy nền vì chúng có vẫn ngốn pin kể cả khi không sử dụng hay bạn luôn luôn sạc pin đầy tới 100%? Đây là hai trong số...