5 bệnh nhân COVID-19 ở Quảng Nam đã đi những đâu trước khi được cách ly?
Bộ Y tế cho hay, theo thông tin Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch tỉnh Quảng Nam, trong số 5 bệnh nhân ở Quảng Nam được công bố chiều ngày 30/7, có 3 người liên quan đến ca bệnh 428; 2 người còn lại cũng từng ra Bệnh viện Đà Nẵng chăm người ốm.
Trường hợp 1
Bệnh nhân 460 (BN 460) (nữ, 49 tuổi, ở Đại Nghĩa, H.Đại Lộc) chăm chồng tại Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 18.6 đến 20.7. Ngày 21.7, BN đưa chồng về Bệnh viện đa khoa Khu vực Miền Núi phía bắc Quảng Nam chăm sóc tiếp. Trong quá trình chăm sóc chồng, BN thường xuyên về nhà ăn tối, tắm rửa rồi đi lại.
Ngày 23.7, BN đau đầu, mệt, đau họng có mua thuốc uống nhưng không khỏi. Ngày 25.7, BN đến tiệm tạp hóa gần nha đồ, ngoài ra chỉ chăm chồng tại khoa và không đi đâu. Ngày 28.7, BN được cách ly y tế tại Bệnh viện đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam.
Trường hợp 2
Bệnh nhân 461 (BN 461_ (nữ, 45 tuổi, ở P.Sơn Phong, TP.Hội An) đến khoa Hồi sức tích cực chống độc – Bệnh viện Đà Nẵng vào ngày 13.7 để chăm mẹ bị ốm. Tối 13.7, BN về ngủ tại nhà bà con ở Đường Phan Khang (Phường Hoà An, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng).
Ngày 14.7, BN tiếp tục đến bệnh viện để chăm mẹ. Ngày 15.7, mẹ BN mất nên về làm đám tang tại nhà ở gần chợ Lại Nghi (TX.Điện Bàn, Quảng Nam), di chuyển bằng xe của bệnh viện. Từ ngày 15.7 đến 22.7, BN ở nhà lo đám tang cho mẹ, có qua chợ Lai Nghi để mua đồ.
Ngày 22.7, BN tự đi xe xuống chùa Bảo Thắng sau đó về lại nhà. Sau đó BN đi chợ Lai Nghi mua hàng, trong suốt thời gian đi chợ đều có đeo khẩu trang. Ngày 23.7, BN về lại chùa Bảo Thắng và sinh hoạt ở chùa đến ngày 26.7. Ngày 26.7, BN nhờ người quen chở về nhà, sau đó có dấu hiệu mệt mỏi. Ngày 27.7, BN nhờ người em đưa đến Bệnh viện đa khoa TP.Hội An khám và được cách ly tại bệnh viện.
Ngày 27.7, BN nhập viện với triệu chứng sốt nhẹ, ho, được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa TP.Hội An. Hiện tại bệnh nhân không ho, hạ sốt.
Video đang HOT
Trường hợp 3
Bệnh nhân 462 (BN 462) (nam, 53 tuổi, ở P.Minh An, TP.Hội An) làm nghề lái thuyền làm dịch vụ, BN sống cùng vợ và con trai, ít tiếp xúc với hàng xóm xung quanh.
Trưa 24.7, BN đi xe buýt ( không nhớ số xe) ra nuôi bố là BN 428 tại khoa Nội – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Trưa 25.7, BN đi xe buýt (không nhớ số xe )trở về nhà tại 87 Ngô Quyền (P.Minh An), tại đây có tiếp xúc với 2 người cùng nhà là vợ và con trai út.
Ngày 26.7, BN sang thăm nhà con trai lớn tại Cẩm Kim – Hội An, tại đây có tiếp xúc với 3 người (con trai lớn, con dâu và cháu 2 tháng tuổi). Chiều 27.7, BN bán nước mía cho chị Tâm gần nhà (quầy nước mía của vợ bán, bệnh nhân chỉ phụ bán cho 1 người và sau hôm đó quầy tạm nghỉ bán do nghe thông tin có dịch).
Từ ngày 25 đến 28.7, BN không lái thuyền, chủ yếu ở nhà, đi thăm con trai và có đi uống cà phê tại quán Bi. Khi uống cà phê, BN ngồi một mình, không tiếp xúc ai, chỉ có chủ quán mang cà phê ra.
Ngày 28.7, BN được cách ly y tế tại khu cách ly tập trung TP.Hội An, được lấy mẫu xét nghiệm. BN hiện không sốt, không ho, không đau họng, không khó thở. Ăn uống bình thường, không nôn mửa.
Trường hợp 4
Bệnh nhân 463 (BN 463) (nữ 45 tuổi, ở P.Cẩm Nam, TP.Hội An) chăm bố, là BN 428, tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Khoa Nội thận – Nội tiết (phòng 116) vào ngày 21.7. Sáng 22.7, BN về lại nhà nói chuyện với con gái và ở nhà không đi ra ngoài;
Ngày 23.7, BN uống cà phê Cường ở Thanh Nam (P.Cẩm Nam) tiếp xúc với 9 người. Sau đó, BN đi chợ Thanh Hà bán cá. Từ ngày 24 đến 27.7, BN tiếp tục đi chợ Thanh Hà bán cá. Từ thời gian ở bệnh viện về, BN có lên nhà mẹ tiếp xúc với anh trai.
Ngày 28.7, BN được đưa vào Khu cách ly Bệnh viên Đa khoa Hội An. Hiện BN không sốt, không ho, không đau họng, không khó thở, ăn uống bình thường.
Trường hợp 5
Bệnh nhân 464 (BN 464) (nữ, 69 tuổi, ở P.Minh An, TP.Hội An) sống cùng con trai, hằng ngày chủ yếu ở nhà, không đi đâu, buổi sáng có đi ăn sáng ở các quán ăn gần nhà (thường đi ăn sáng quán mỳ đối diện nhà chủ quán tên Trinh).
Ngày 18.7, BN đi xe máy cùng con gái ra thăm BN 428 rồi về nhà lại trong ngày. Từ ngày 19 – 27.7, BN đau chân chỉ ở nhà, ăn sáng ở các quán ăn gần nhà và không đi đâu. Thời gian này có con gái mang thức ăn đến hằng ngày.
Ngày 28.7, BN được cách ly y tế tại Bệnh viện Đa khoa TP.Hội An. Tình trạng hiện tại sức khỏe ổn định, bệnh nhân không sốt, không ho, không đau họng, không khó thở.
7 bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng, 2 ca phải can thiệp tim phổi nhân tạo
Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, hiện bệnh viện đang điều trị cho 19 bệnh nhân, trong đó 2 ca ECMO, 2 ca thở máy, ca 428 suy thận nặng.
Ngày 30/7, tại Trung tâm quản lý và Điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COVID-19, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đã làm việc với các điểm cầu về tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành bệnh nhân COVID-19 tham dự.
Cùng tham gia hội chẩn còn có đội ngũ giáo sư đầu ngành đã tham dự hội chẩn cho bệnh nhân COVID-19 nặng suốt mấy tháng qua là GS.TS Nguyễn Gia Bình, GS.TS Ngô Quý Châu, GS.TS Nguyễn Như Hiệp, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo, PGS.TS Đào Xuân Cơ; Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp Nguyễn Trung Cấp, .... cùng những chuyên gia đầu ngành tại các điểm cầu.
Các chuyên gia trong buổi hội chẩn bệnh nhân nặng ngày 30/7.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn đề nghị các chuyên gia báo cáo về tình hình bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở phải thở máy, công tác vận chuyển bệnh nhân giữa Bệnh viện Đà Nẵng đến Bệnh viện Trung ương; nhu cầu trang thiết bị, ECMO, máy lọc thân, quả lọc....
Tại buổi hội chẩn, các điểm cầu báo cáo về tình hình bệnh nhân đang điều trị, theo đó tại Bệnh viện C Đà Nẵng hiện đang điều trị 2 bệnh nhân (BN) COVID-19 là BN 420 và 445, trong đó BN 420, không còn cảm giác khô miệng, vận động tay chân bình thường, thông khí phổi tốt. Trước đó, BN 420 có thời gian diễn biến nặng.
TS Lê Đức Nhân- Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, hiện BV điều trị cho 19 BN, trong đó 2 ca ECMO, 2 ca thở máy, ca 428 suy thận nặng, thở máy vừa cấp cứu, các thông số tạm ổn; Hôm nay, bệnh viện đã làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế để chuyển thêm 5 bệnh nhân Thận nhân tạo đến Bệnh viện Trung ương Huế. Ngoài ra, có 1 bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ phải thở máy được đề nghị chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, về cơ sở vật chất BV có thể tiếp nhận bệnh nhân, nhưng nhân lực và trang thiết bị bệnh viện còn thiếu nhiều. GS Tuấn đề nghị bổ sung nhân lực hồi sức tích cực cho Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam từ các bệnh viện TP. Hồ Chí Minh.
Trước khó khăn trong công tác xét nghiệm, các Bệnh viện Đà Nẵng, Quảng Nam đã được bố trí 20 máy xét nghiệm.
Tại điểm cầu Bệnh viện Trung ương Huế, GS TS Nguyễn Như Hiệp Giám đốc bệnh viện cho biết, rút kinh nghiệm trong công tác vận chuyển, liên lạc và thông tin người bệnh từ buổi hội chẩn trước, bệnh viện đã tiếp nhận BN 438 từ Bệnh viện Đà Nẵng vào. Hiện bệnh nhân đã có tiến triển tốt hơn rất nhiều. BN không phải nằm hồi sức. BV cũng đang chuẩn bị tiếp nhận thêm các ca bệnh từ Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và chuẩn bị khu tiếp nhận bệnh nhân nặng.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hiện điều trị 2 ca dương tính. Tuy nhiên, chỉ có ca 449 nặng do nhiễm trùng phổi, tiền sử cao huyết áp, sử dụng Corticoid trong thời gian dài. Hiện bệnh nhân đã hết sốt và ổn định hơn.
Báo cáo về tình hình đón bệnh nhân từ Ginea Xích đạo, TS Nguyễn Trung Cấp- Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện có 125 bệnh nhân dương tính trong đó có 6 bệnh nhân có tổn thương phổi, trong đó có 3/6 bệnh nhân đồng nhiễm sốt rét và ký sinh trùng cần theo dõi sát sao.
Tại buổi hội chẩn, các bệnh viện đã đề xuất về nhu cầu máy thở, ECMO, máy lọc thận, quả lọc, thuốc, vật tư tiêu hao....để điều trị và dự phòng cho công tác điều trị BN COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
PGS Sơn đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cử thêm BS Hồi sức hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam; Đề nghị Viện Pasteur hỗ trợ, đào tạo và kiểm định cho các bệnh viện tại Quảng Nam về công tác xét nghiệm.
Máy xét nghiệm ở Quảng Nam được mua như thế nào? Sau 18 ngày Sở Y tế đề xuất, tỉnh Quảng Nam mua máy xét nghiệm Realtime PCR 7,2 tỷ đồng nhằm xét nghiệm nCoV theo hình thức chỉ định thầu rút gọn. Theo Sở Y tế Quảng Nam, đầu tháng 3 địa phương bước vào giai đoạn 2 phòng chống Covid-19 với nhiều khó khăn, do số lượng du khách lớn, mật độ...