5 bệnh gây trở ngại “chuyện ấy” ở nam giới
Không chỉ là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến đời sống vợ chồng và sự tự tin của các đấng mày râu, các bệnh dưới đây còn là dấu hiệu của nhiều bệnh tật trong cơ thể các quý ông.
Quý ông bị rối loạn cương dương, đặc biệt là trong thời gian kéo dài cần lưu ý đến khả năng mình đang có nguy cơ cao đối với những bệnh lý nguy hiểm dưới đây:
1. Bệnh mạch vành
Để thực hiện trọn vẹn “cuộc yêu”, máu phải được cung cấp nhanh chóng và đầy đủ cho dụng cụ đàn ông. Do đó, tình trạng thiếu máu sẽ biến “dụng cụ” đàn ông từ phong độ đỉnh cao lập tức “hoá bún” ngoài ý muốn của chủ nhân. Tình trạng này xảy ra khi xuất hiện các mảng xơ vữa trong hệ thống mao mạch chịu trách nhiệm cung cấp máu cho “dụng cụ” đàn ông. Các mảng xơ vữa làm tiết diện mạch máu bị thu hẹp khiến máu lưu thông khó khăn hơn.
Vì vậy, rối loạn cương dương có thể là tín hiệu đầu tiên báo trục trặc trong hệ mao mạch cơ thể và khả năng quý ông sẽ đối mặt với bệnh mạch vành tim trong tương lai không xa. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy khoảng 2/3 nam giới mắc bệnh tim bị rối loạn cương cứng được phát hiện từng bị đau thắt ngực trước đó ít nhất 3 năm.
Video đang HOT
2. Bệnh tiểu đường
Quý ông mắc bệnh tiểu đường có nồng độ glucoza trong máu cao, gây tổn thương mạch máu và thần kinh ở nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể, dẫn đến các biến chứng cho lưu lượng máu và thần kinh đến “dụng cụ đàn ông”. Đây là cơ chế tác động của bệnh tiểu đường đến phong độ đàn ông. Mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn cương dương sẽ càng gia tăng khi khả năng kiểm soát đường huyết ngày càng suy giảm, đặc biệt ở những người đã mắc bệnh tiểu đường trên 5 năm. Rối loạn cương dương chính là một trong những triệu chứng đầu tiên dễ nhận thấy để chẩn đoán nam giới mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh mạch vành và tiểu đường thường đi kèm với nhau. Rối loạn cương dường ở người vừa bị bệnh mạch vành, vừa bị tiểu đường cao hơn gấp 9 lần người chỉ bị tiểu đường đơn thuần. Do đó, nam giới bị rối loạn cương dương, thông thường bác sĩ sẽ tiến hành rà soát đối với cả hai bệnh mạch vành và tiểu đường.
3. Bệnh viêm dây thần kinh
Toàn bộ cuộc “yêu” của quý ông đều được não bộ chỉ huy thông qua đường truyền dẫn là hệ thống dây thần kinh. Do đó, quý ông bị rối loạn cương dương có thể do nguyên nhân đường truyền dẫn này bị rối loạn do các căn bệnh viêm dây thần kinh, nhiễm độc thần kinh do thuốc lá, rượu, ma tuý, hoá chất, bệnh tiểu đường; thương tổn thần kinh sau phẫu thuật vùng tiểu khung…
4. Bệnh về cột sống
Để nhập “cuộc yêu”, phải huy động tối đa năng lực của cột sống và hệ gân, cơ, dây chằng vùng bụng, thắt lưng. Một khi cột sống không còn khoẻ mạnh, tất cả hệ thống trên sẽ bị ảnh hưởng, quý ông không thể huy động tối đa các cơ quan trên vào cuộc, tình trạng “trên bảo dưới không nghe” xuất hiện. Trong trường hợp cột sống bị trục trặc cả về hệ xương và hệ thống dây thần kinh trong ống cột sống, tình trạng rối loạn cương dương càng trở nên thường trực hơn.
5. Bệnh về tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt ôm gọn lấy phần niệu đạo sát với bàng quang. Nó tiết dịch để nuôi sống tinh trùng, tạo điều kiện để tinh trùng di chuyển và đi tìm trứng. Do đó, một khi tuyến tiền liệt gặp vấn đề, phong độ đàn ông sẽ bị suy giảm, biểu hiện rõ nhất là rối loạn khả năng cương cứng. Những rắc rối thường gặp nhất gây nên rối loạn cương dương do nguyên nhân bệnh lý này là phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt.
Những bệnh lý trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, tình cảm vợ chồng của quý ông. Do đó, một khi nghi ngờ mình đang bị rối loạn cương dương, các đấng mày râu chớ xem thường và tự chữa trị, cần phải đến ngay các trung tâm nam khoa, bệnh viện để được khám sàng lọc bệnh và chữa trị có hiệu quả.
Theo VNE
Con gù vẹo cột sống khi ngồi học bàn gấp
Cháu Nguyễn Thị T. (Hà Nội) cột sống bị cong 42 độ phải đeo đai nắn chỉnh do ngồi học bàn gấp.
Cháu Nguyễn Thị T. (12 tuổi ở Hà Nội) đi khám trong tình trạng cột sống cong vẹo không thể đứng thẳng, đau ngực, khó thở. Kết quả thăm khám, cột sống của T. bị cong 42 độ phải đeo đai nắn chỉnh cột sống. Nguyên nhân là do mẹ đã mua cho cháu bàn gấp để sắp xếp chỗ học tập cho tiện. Cháu ngồi không đúng tư thế dẫn tới hỏng lưng.
Lời bàn:
BS Cao Hồng Phúc, Bệnh viện 103 cho biết, bàn gấp là dụng cụ học tập không chiếm diện tích nên rất được ưa chuộng cho những không gian học tập nhỏ hẹp. Nó cũng phổ biến ở lứa tuổi học đường vì trẻ em rất thích học tập cạnh ông bà, bố mẹ, nói chung là những nơi có người qua lại và có thể di chuyển được. Song nó có một nhược điểm là không tạo ra tư thế học tập sinh lý.
Chính sự gò ép cơ thể phải theo một tư thế thuận với bàn, cộng với ngồi trên sàn không có điểm tựa, bàn không được cố định, trẻ tì ngực vào bàn làm nghiêng cơ thể... nên dễ gây ra tật vẹo cột sống. Vì vậy, không nên cho trẻ ngồi học bàn gấp. Cần cho trẻ ngồi bàn đúng tiêu chuẩn theo tuổi. Cha mẹ cũng cần luôn quan sát, nhắc nhở trẻ đi đứng, ngồi học đúng tư thế.
Theo Kiến thức
Những bệnh đàn ông nên cảnh giác Ung thư trực tràng, tiểu đường, đột quỵ, bệnh mạch vành, xơ gan là những bệnh đàn ông dễ bị mắc phải. Do đó, đàn ông nên hiểu và có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Ung thư trực tràng Triệu chứng: Trong nhiều trường hợp thì loại bệnh này hầu như không có triệu chứng rõ rệt, do đó luôn phải...