5 bể bơi độc đáo nhất Việt Nam
Nhờ thiết kế độc đáo, hồ bơi tại các địa điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Quy Nhơn, Đà Nẵng sẽ đem lại nhiều trải nghiệm thú vị.
Bể bơi dài nhất Việt Nam
Cái tên mới nhất trong danh sách các bể bơi đẹp ở Việt Nam là bể bơi tại khách sạn 1500 phòng FLC Grand Hotel Quy Nhon (Bình Định), sẽ khánh thành vào ngày 28/11 tới đây.
Khi đi vào vận hành, nơi này được kỳ vọng trở thành là bể bơi dài nhất tính đến hiện tại ở Việt Nam với độ dài 1 km và hơn 1 ha mặt nước bao trùm phía trước 4 tòa nhà khách sạn. Tầm nhìn hướng ra bãi biển Nhơn Lý, hồ bơi như một tấm gương khổng lồ phản chiếu khung cảnh biển trời Quy Nhơn.
Hồ bơi này được xây dựng với mục tiêu mang lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời về không gian thư giãn. Du khách vừa đắm mình trong làn nước mát vừa tận hưởng cảnh đại dương mênh mang trong tầm mắt.
Dự kiến khu hồ bơi cũng được thiết kế với các trò chơi đa dạng cho nhiều lứa tuổi ở các mức vận động khác nhau. Ngoài cụm bể bơi chính, ở đây còn có bể thủy sinh tạo cảnh bằng đá tự nhiên và các loài cây thủy sinh tạo cảnh quan độc đáo để du khách lưu lại những tấm hình kỷ niệm.
Hồ bơi trên mây
Nằm hướng thẳng ra dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu nghỉ dưỡng được ví như “bông hoa của thung lũng Mường Hoa” (Lào Cai), Topas Ecolodge quyến rũ du khách bằng trải nghiệm tại bể bơi vô cực độc đáo. Tại đây, du khách có thể đắm mình trong làn nước ấm, ngắm nhìn những đỉnh núi hùng vĩ và thửa ruộng bậc thang trải dài ngút ngàn. Bể bơi này từng được tờ Forbes (Mỹ) mệnh danh là “hồ bơi trên mây” nhờ vị trí trên sườn đồi cao, đem lại cảm giác hòa hợp thiên nhiên Tây Bắc.
Video đang HOT
Bể bơi dùng nước mặn và được làm nóng bởi một hệ thống thân thiện với môi trường – tiêu tốn năng lượng ít hơn 85% so với công nghệ tiêu chuẩn, đảm bảo nước ấm quanh năm. Thưởng thức bữa sáng bên hồ bơi hoặc những ly cocktail cũng là một trải nghiệm thú vị.
Bể bơi nước mặn lớn nhất Việt Nam
Thuộc quần thể “Khu nghỉ dưỡng có nhiều bể bơi nhất Việt Nam”, bể nước mặn tại FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa) cũng xác lập kỷ lục là bể bơi nước mặn lớn nhất Việt Nam với diện tích lên tới 5.100 m2.
Đây là điểm check-in yêu thích của du khách nhờ thiết kế tinh tế theo hình cánh cung sải rộng với tầm nhìn phóng khoáng hướng thẳng ra biển Sầm Sơn bao la.
Đặc biệt, bể bơi sở hữu công nghệ lưu dẫn hiện đại đưa nước biển được thanh lọc, xử lý từ độ sâu 10 m vào bể. Hàm lượng khoáng chất và độ mặn của nước được đánh giá là phù hợp cho làn da và sức khỏe. Du khách có thể dạo chơi bên bể bơi và nhấm nháp từng ngụm cocktail mát lạnh.
Bể bơi vô cực giữa rừng cây nhiệt đới
Fushion Maia Đà Nẵng cũng góp mặt trong danh sách các bể bơi độc đáo với bể bơi vô cực nằm gần bờ biển Mỹ Khê, nhưng ẩn mình giữa những hàng dừa và rừng cây xanh mát.
Du khách sẽ cảm thấy thư thái vô cùng khi đắm mình trong làn nước mát lạnh, ngắm trọn vẻ đẹp của bình minh hay hoàng hôn bên bờ biển. Không gian yên tĩnh, trong lành nơi đây cũng thích hợp để du khách sưởi nắng, tập yoga hoặc thưởng thức đồ uống ngon lành.
Khung cảnh hoàng hôn vừa kỳ vĩ, vừa nên thơ bên hồ bơi vô cực hướng biển. Ngoài hồ bơi vô cực, mỗi villa ở khu nghỉ dưỡng này đều có bể bơi riêng bao quanh bởi vườn cây nhiệt đới xanh tươi, có thác nước và tầm nhìn hướng biển độc đáo.
Bể bơi nối liền mặt biển
Nằm trên bãi biển Hà My (Quảng Nam), bể bơi tại Four Seasons The Nam Hai từng được Condé Nast Traveller vinh danh trong top 140 hồ bơi khu nghỉ dưỡng đẹp nhất thế giới.
Nơi này có 3 hồ bơi lớn tại khu vực chính, được thiết kế tràn bờ và trải dài hơn 500 m về phía biển, tạo cảm giác thư giãn cho du khách. Đặc biệt, hồ bơi gần khu lễ tân có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với điều kiện thời tiết. Các bể bơi chính liền kề với sắc xanh ngọc ngà như nối dài ra biển.
Ảnh: Four Seasons The Nam Hai
Tạo điểm nhấn cho cảnh quan tại hồ bơi là những hàng dừa thẳng tắp soi bóng xuống mặt hồ phẳng lặng. Lắng nghe tiếng lá reo, tiếng sóng biển rì rào phía xa khiến cho mỗi giây phút thư giãn ở đây đều xóa bỏ mọi căng thẳng cho du khách.
Tà Năng mùa này có gì?
Những đồng cỏ xanh mượt, sương sớm và biển mây bao trọn bình minh là ấn tượng với người đi trekking Tà Năng - Phan Dũng dịp cuối năm.
Tôi đến Tà Năng vào một ngày tháng 10, khi đồng cỏ đã xanh trở lại sau những cơn mưa rả rích của khí trời Tây Nguyên, khi đôi chân đã chán không gian chật hẹp của thành phố ồn ào. Tôi chọn Tà Năng đơn giản vì nó là hình ảnh đầu tiên xuất hiện khi tôi định "trốn" việc, tái tạo lại nguồn năng lượng cho chính mình.
Hành trình chinh phục cung đường khó nhằn này cũng giống như bao lần, chọn đơn vị đồng hành, book tour, soạn balo... và bắt đầu bằng một giấc ngủ dài trên xe.
Nếu ở Sài Gòn thì việc thức giấc 4 - 5h có phần khó khăn, nhưng cái se lạnh đặc sản của vùng đất Tây Nguyên vào lúc tinh mơ khiến tôi tỉnh táo hẳn, giờ thì tôi đã thực sự thức dậy ở một nơi xa. Niềm háo hức từ đâu len lỏi vào tim. Đây không phải lần đầu tôi trekking nhưng sao khác quá, chắc có lẽ vì đây là Tà Năng - Phan Dũng.
Tà Năng xanh mướt vào tháng 10. Ảnh: Đặng Hải
Đoàn xuất phát từ khá sớm, buổi sáng ngày đầu tiên cung đường đi khá nhẹ nhàng, như lời hướng dẫn viên nói thì đây là màn "dạo đầu" để chuẩn bị bung sức cho chặng buổi chiều. Điểm nhấn ở đoạn đường này chính là hệ thống rừng thông rộng lớn đầy thơ mộng đặc trưng của Lâm Đồng.
Sau giờ nghỉ trưa dưới những tán thông, là cuộc vật lộn thật sự giữa những kẻ thích chinh phục và địa hình khúc khuỷu của những ngọn đồi cao, nối tiếp. Càng lên cao cảnh quan càng cuốn hút, những sườn dốc thoải hun hút, đường mòn chạy dài nhìn từ trên cao như một sợi dây nối các quả đồi với nhau, xa tít tầm mắt vẫn chưa có điểm dừng. Với hệ thực vật phong phú ẩn sâu trên các ngọn đồi, bức tranh phong cảnh bao la, hùng vĩ hiện ra khiến lòng ai cũng không khỏi xuyến xao.
Khi hoàng hôn dần buông cũng là lúc du khách tập kết tại khu vực lều trại, chuẩn bị cho một bữa tối quây quần. Từ đỉnh đồi nhìn xuống là cảnh đất trời giao hoà, trong ánh hoàng hôn, mọi người trong đoàn ai cũng tranh thủ ghi lại khoảnh khắc mặt trời lặn. Đêm trên đỉnh đồi, trời tối nhanh hơn để nhường chỗ cho những ngôi sao lấp lánh. Sương cũng xuống nhanh hơn, lạnh hơn. Bên bếp lửa tiếng đàn hát vang lên thật êm đềm.
Du khách chụp hình kỷ niệm trên chóp Tà Năng - Phan Dũng. Ảnh: Đặng Hải
Sáng hôm sau bình minh đẹp hơn bao giờ hết, mở cửa lều hơi gió mát lạnh mang lại cảm giác khoan khoái đến lạ. Mọi người cứ việc ngồi đấy, say sưa với biển mây dềnh dàng giữa lưng chừng đồi, hớp ngụm trà gừng nóng hổi. Cả đoàn người chào nhau buổi sáng bằng thứ âm thanh của sự tĩnh lặng. Chẳng ai nói với ai câu nào, chỉ lẳng lặng hít lấy hít để hơi thở của đất trời, lắng nghe hương của rừng phả vào trong gió bình yên.
Sau bữa sáng dã chiến, bước chân lại tiếp tục, những câu chuyện tiếp tục trở thành chất kết dính mọi người trong đoàn. Không còn những ngọn đồi cao nối tiếp, ngày hai lộ trình có vẻ dễ thở hơn nhiều khi chủ yếu là xuống dốc và đường bằng, đồng cỏ lau xanh hút mắt hay dòng suối nhỏ mát lạnh tạo thêm nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách, khi vừa nhắm mắt vừa nghe suối chảy tiếng chim véo von, một cảm giác an yên thật sự.
Mâm xôi rừng trên đường trekking. Ảnh: Đặng Hải
Hành trình kết lại bằng một màn đi xe ôm băng rừng không thể đặc sắc hơn, chúng tôi băng qua rừng, suối, đường dốc và chấp luôn cả đường gồ ghề sỏi đá. Bằng một cái đầu rất tỉnh và nụ cười thân thiện, anh bạn lái xe cười xoà với tôi và hỏi "Đã không chị?". Sẽ thật thiếu nếu hành trình chinh phục Cung đường Tà Năng - Phan Dũng bạn bỏ qua trải nghiệm độc đáo này.
Chặng đường 35 km trong hai ngày khép lại với những dư vị ngọt ngào, chút hương vị rừng núi, chút thân tình của những người bạn mới, chút ấm áp của sự sẻ chia chân thành.
Độc đáo ngôi làng không nhà nào có cửa Làng Shani Shingnapur với khoảng 200 hộ dân ở quận Ahmednagar, bang Maharashtra (Ấn Độ) là một địa điểm hành hương của nhiều tín đồ đạo Hindu. Những ngôi nhà ở đây không lắp cửa, luôn chào đón khách và người hành hương. Vì sao vậy? Người làng tin rằng nếu có ai không trung thực hoặc muốn ăn cắp, người đó sẽ...