5 bản hợp đồng khó tin trong lịch sử Man United
Man United sẵn sàng chi tiền để mua các ngôi sao nhưng có 5 thương vụ mà họ gây chấn động cho bóng đá thế giới.
5. Bebe
Chỉ trong vòng 20 tháng, tiền đạo 20 tuổi xuất thân từ một trong những khu vực nghèo khó nhất của Lisbon đã từ chỗ đang chơi bóng nghiệp dư trở thành tân binh của đội bóng lớn nhất thế giới. Điều đáng nói là trước khi được Man United mua với giá 7,4 triệu bảng, Bebe còn chưa chơi trận nào ở giải VĐQG Bồ Đào Nha. Anh mới có 5 tuần tập luyện cùng Vitoria Guimaraes sau khi được mua về từ một đội bóng hạng ba.
Bebe không đủ năng lực để chơi cho MU
Chỉ biết rằng đó là một sai lầm lớn, cho cả đôi bên. Bebe tất nhiên không thể trụ lại được ở Old Trafford. Anh lang thang tới một số CLB theo các hợp đồng cho mượn trước khi rời hẳn vào năm 2014. Hiện tại, Bebe đang đầu quân cho Rayo Vallecano, tân binh của La Liga.
Dù đến MU khi đã ở bên kia sườn dốc sự nghiệp, song huyền thoại người Thụy Điển vẫn chứng tỏ được sự xuất sắc trong thời gian ngắn ngủi khoác áo Quỷ đỏ theo dạng mượn từ Helsingborg ở mùa 2006/07. Larsson được Sir Alex Ferguson cũng như đồng đội yêu mến bởi sự chuyên nghiệp và tận tâm. Anh ghi được 3 bàn sau 13 trận trên mọi đấu trường để rồi vào cuối mùa bóng ấy, MU đã nộp đơn đặc biệt tới ban tổ chức Premier League để Larsson có thể được nhận huy chương vô địch.
Larsson là bản hợp đồng ấn tượng tại Man United
Tuyển thủ Cameroon đến Old Trafford khi anh hầu như không được người hâm mộ cũng như các chuyên gia biết đến. Đó là một vụ chuyển nhượng gây sốc dưới thời Sir Alex, khi Djemba-Djemba được đưa về thay thế Roy Keane. Tuy vậy, anh chỉ có thể ở lại Man United 18 tháng vì mãi không thể chứng minh được năng lượng và đáp ứng kỳ vọng.
Djemba-Djemba không bao giờ thay được Keane
Video đang HOT
Cựu tiền vệ Djemba-Djemba của Man United chưa bao giờ là một trong những người có thể quản lý tiền của mình theo cách tốt nhất có thể vì tình yêu của anh ấy với lối sống xa xỉ kèm những chiếc xe hơi xa hoa và những thứ hào nhoáng khác đã đi trước mong muốn lập kế hoạch tài chính.
Tuyển thủ Cameroon, người kiếm được 75.000 bảng mỗi tháng trong thời gian ở Old Trafford, tuyên bố phá sản vào năm 2007 mặc dù được đồn đại là sở hữu 4 chiếc xe sang và có 30 tài khoản ngân hàng khác nhau. Hiện đang ký hợp đồng với phía ISL Chennaiyin FC, Djemba-Djemba sẽ tìm cách quay trở lại cuộc sống của mình đúng hướng.
Juan Sebastian Veron là một trong những bản hợp đồng tệ nhất của câu lạc bộ dưới thời Sir Alex Ferguson. Cầu thủ Nam Mỹ là một cái giá đắt đỏ đối với Manchester United khi gia nhập từ Lazio với một danh tiếng đáng gờm. Anh cũng là một bản hợp đồng bất ngờ nhưng được kỳ vọng lớn vì Veron là một trong những tiền vệ tấn công hàng đầu Serie A và thế giới lúc đó. Vì thế, CĐV nghĩ rằng anh ấy sẽ là một bản hợp đồng thành công cho câu lạc bộ.
Veron đã có những năm tháng đáng nhớ
Tuy nhiên, cầu thủ người Argentina đã thất bại thảm hại tại Old Trafford và chưa bao giờ thực sự tìm lại phong độ đỉnh cao sau khởi đầu tồi tệ. Mặc dù vậy, anh chưa bao giờ đánh mất sự ủng hộ của Sir Alex Ferguson. Ít nhất là ở nơi công cộng, ông luôn đứng về phía Veron và từng đuổi các phóng viên ra khỏi một buổi tập khi họ dám chất vấn anh. Cảnh tượng Sir Alex đuổi theo các phóng viên và hét lên: “Veron là một cầu thủ tuyệt vời, và các bạn đều là những kẻ ngốc”, quả thực là vô giá.
Đội trưởng của đội tuyển quốc gia Colombia mang tới niềm hi vọng lớn khi anh gia nhập MU theo dạng cho mượn vào năm 2014. Đáng chú ý là trong suốt kỳ chuyển nhượng năm đó chẳng có tin tức nào liên quan tới Man United và Falcao.
Falcao là 1 tiền đạo xuất sắc nhưng không phù hợp với MU
Anh ấy đã được chứng nhận là người mai mối, và sự xuất hiện của anh ấy mang lại rất nhiều hứa hẹn cho câu lạc bộ. Trước đây trong kỳ chuyển nhượng, không có dấu hiệu nào cho thấy Manchester United thậm chí còn quan tâm đến anh ấy. Nhưng rồi Man United vẫn mượn Falcao kèm theo điều khoản mua đứt vào cuối mùa.
Với chỉ 4 bàn sau 29 lần ra sân cho Quỷ đỏ, Falcao gia nhập Chelsea dưới dạng cho mượn vào mùa giải sau đó và trở lại Monaco sau hai mùa giải bết bát tại Premier League.
Sir Alex Ferguson khiến MU chịu hậu quả
Sự can thiệp của Sir Alex Ferguson vào những quyết định quan trọng không phải lúc nào cũng giúp MU hưởng lợi.
Lịch sử Man United sẽ ra sao nếu không có Alex Ferguson? "Quỷ đỏ" chắc chắn không thể vươn mình thành đế chế thương mại số một toàn cầu như hiện tại. 27 năm Sir Alex ngồi lên ghế huấn luyện đưa MU thành đội bóng thành công nhất lịch sử bóng đá Anh, vươn mình ra thế giới với tư cách thương hiệu hấp dẫn bậc nhất.
Song lịch sử luôn là chuyện của quá khứ. Sự can thiệp không cần thiết vào lúc này của "Máy sấy tóc" tới nội bộ MU đang tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới hiện tại.
Sir Alex Ferguson có những can thiệp sâu vào nội bộ của MU. Ảnh: Getty.
Ảnh hưởng xấu của Sir Alex
Việc Sir Alex Ferguson xuất hiện ở sân tập MU để bảo vệ Ole Solskjaer giữa tâm bão đòi sa thải là lần mới nhất nhà cầm quân người Scotland can thiệp vào những quyết định của đội chủ sân Old Trafford.
Phòng thay đồ MU được mô tả đã rối loạn và bị chia rẽ sau trận thua 0-5 trước Liverpool. Các cầu thủ dần không tin tưởng Solskjaer, một số người không bằng lòng với nhà cầm quân người Na uy. Đây là khung cảnh khác biệt hoàn toàn so với rối loạn của triều đại Jose Mourinho.
Ronaldo là thương vụ Sir Alex can thiệp để MU đưa về trong kỳ chuyển nhượng mùa hè dù đội hình đã hoàn thiện. Ảnh: Getty.
Phòng thay đồ khi ấy của MU được mô tả là độc hại khi "Người đặc biệt" thường xuyên tạo áp lực tới các học trò. Mâu thuẫn giữa Mourinho và Paul Pogba khi ấy không thể bị hàn gắn. Chuyện giọt nước tràn ly chỉ là vấn đề thời gian.
Solskjaer không tiêu cực và độc đoán như Mourinho. Ông làm hài lòng tất cả khi tạo ra môi trường lý tưởng cho các học trò phấn đấu. Ai cũng được động viên và khen thưởng. Ngay cả những người ít được trao cơ hội như Donny van de Beek cũng chưa từng công khai tỏ thái độ hay chỉ trích nhà cầm quân người Na Uy.
Phòng thay đồ MU chia rẽ vì thế hoàn toàn là bởi chuyên môn của Solskjaer. Ông không đủ giỏi để so bì với Juergen Klopp, Pep Guardiola hay Thomas Tuchel. So với Mikel Arteta, Solskjaer nhiều khả năng cũng là cửa dưới. MU quá khó để vươn lên cạnh tranh các danh hiệu với Solsa trên ghế chỉ đạo.
Khi bị học trò nghi ngờ và toan lật ghế, Solskjaer lại được Sir Alex đứng ra đảm bảo. Điều này chỉ giải quyết được vấn đề trong thời gian ngắn chứ không tạo ra thành tựu lâu dài. Việc được Sir Alex đứng ra bảo vệ có giúp Solskjaer bớt đôi công với Liverpool của Klopp bằng sơ đồ 4-2-4? Câu trả lời là không.
Đây không phải lần đầu tiên Sir Alex xen vào những quyết định then chốt của MU. Trong kỳ chuyển nhượng mùa hè, MU tưởng chừng như chốt xong đội ngũ với sự xuất hiện của Jadon Sancho và Raphael Varane. Song vào phút chót, Sir Alex gây áp lực trực tiếp lên BLĐ MU để đưa Cristiano Ronaldo về Old Trafford.
Hệ quả giờ tất cả đều đã thấy. Ronaldo là cá nhân xuất sắc, kéo cả đội đi lên về tinh thần, song trên sân cỏ CR7 khiến MU không thể triển khai chiến thuật phòng ngự phản công được xây dựng từ nhiều mùa giải trước.
MU của Solsa từng là đối thủ duy nhất cầm hòa được Liverpool của Klopp trong lượt đi mùa giải 2019/20 bằng hệ thống pressing phản công đầy tốc độ. Song giờ cũng tại Old Trafford, với đội hình được gia cố bởi Ronaldo, "Quỷ đỏ" thua trắng 0-5.
Cây viết Jonathan Wilson ví von trên Guardian rằng Solskjaer bị ném vào trong tay Ronaldo, và buộc phải chấp nhận siêu sao lệch tông với triết lý mình đang xây dựng cho MU. Thất bại của "Quỷ đỏ" tính đến lúc này của mùa giải vì thế không phải là lỗi của riêng Solsa. Đó còn là lỗi của đội ngũ lãnh đạo MU, mà tiêu biểu trong số đó là Sir Alex.
Tư duy lỗi thời
Sir Alex Ferguson không đưa "Quỷ đỏ" thành công không bằng tư duy chiến thuật hơn người hay triết lý chơi bóng truyền cảm hứng cho phần còn lại. Kỹ năng quản trị nhân sự của "Máy sấy tóc" mới là thứ khiến nhà cầm quân người Scotland bước lên hàng ngũ HLV hay nhất lịch sử.
Sir Alex từng thẳng tay loại bỏ Japp Stam, Ruud van Nistelrooy, Roy Keane, David Beckham hay Carlos Tevez để đảm bảo trật tự. Tư duy quản trị không có chỗ cho những ngôi sao coi mình đứng trên tập thể của Sir Alex luôn được coi là hình mẫu trong thời gian dài. MU của Sir Alex không mạnh về chiến thuật, nhưng luôn vượt lên bằng sự bùng nổ của các ngôi sao trong khoảnh khắc quyết định.
Sự bao bọc không cần thiến của Sir Alex không phải lúc nào cũng tốt cho MU. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, mọi thứ đến lúc này không còn hợp. Triết lý cứng rắn của Sir Alex không gặp vấn đề, song thời đại của bóng đá hiện tại đã khác xa quá khứ, và khiến cán cân đảo lộn.
Chiến thuật trong bóng đá hiện đại đóng vai trò quan trọng hơn so với sự tỏa sáng của những cá nhân. Dĩ nhiên, khoảnh khắc bùng nổ của các ngôi sao vẫn tạo ra sự hưng phấn. Song nó không đảm bảo lợi ích lâu dài. Trận thua 0-5 của MU trước Liverpool là một ví dụ tiêu biểu.
MU tung ra sân 4 cầu thủ tấn công đều có thể tỏa sáng bằng những khoảnh khắc (Ronaldo, Fernandes, Greenwood, Rashford), nhưng vô hại trước hàng phòng ngự được tổ chức tốt và hệ thống pressing nhịp nhàng của "The Kop".
James Milner hay Naby Keita có hay hơn Bruno Fernandes? Câu trả lời là không. Roberto Firmino chỉ có đúng 1 mùa ghi quá 20 bàn cho Liverpool trong suốt 6 năm qua, nhưng ảnh hưởng của ngôi sao người Brazil tới tập thể nói chung vượt xa Rashford, Greenwood hay cả Ronaldo tại MU lúc này.
Sự vươn mình của chiến thuật cào bằng ảnh hưởng của những ngôi sao. MU có thể lấp lánh trên giấy, nhưng bước ra trận chiến, đó chỉ là tập thể rời rạc và dễ vỡ.
Klopp và Pep Guardiola đã xây dựng Liverpool và Man City trở thành thế lực tại Premier League với điểm chung là tạo ra lối chơi trước khi đưa nhân sự về để lắp ghép. Cả hai không chia tay những ngôi sao sáng vì mâu thuẫn với HLV.
Liverpool bán Coutinho sau khi có Mohamed Salah. Man City đẩy Leroy Sane khỏi Etihad sau khi Phil Foden xuất hiện. Nhờ hệ thống vận hành hoàn hảo mà trơn tru của Klopp cũng như Pep, những ngôi sao như Raheem Sterling, Bernardo Silva, Mohamed Salah, Sadio Mane... mới tỏa sáng.
MU thì ngược lại. Họ đưa ngôi sao về để tạo ra lối chơi, và dựa vào phong cách quản lý nhân sự để tìm ra cách phát huy năng lực. Kế hoạch này dĩ nhiên thất bại. Sau 3 năm, CĐV vẫn không thể định nghĩa MU chơi bóng theo phong cách nào.
BLĐ MU không giấu việc chọn Solskjaer vì nhà cầm quân người Na Uy sẵn sàng tái hiện phong cách quản lý như Sir Alex. Nhưng họ không tính được việc thời đại bóng đá giờ đã đổi khác đủ để chính Sir Alex có thể thất bại nếu giờ vẫn còn tại vị.
Khi nhìn cảnh Sir Alex tới trại tập luyện Carrington để bảo vệ và đảm bảo chiếc ghế của Solskjaer sau thảm bại 0-5 trước Liverpool, giới quan sát hiểu chuyện đều biết ngày MU trở lại với vinh quang có lẽ còn rất xa.
Evra so sánh Varane với Rio Ferdinand Patrice Evra là một trong nhiều cựu danh thủ Man United rất vui mừng khi đội bóng cũ chiêu mộ thành công Raphael Varane.Theo Evra, đẳng cấp của tân binh người Pháp có thể sánh ngang với Rio Ferdinand. Varane được so sánh với Ferdinand. Evra luôn dành tình cảm sâu đậm với MU và đương nhiên không thể không vui mừng khi...