5 bài thuốc hay trị chứng tiểu đêm hiệu quả
Đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trưởng thành. Hiện tượng này thường được chúng ta chấp nhận như một vấn đề của tuổi tác.
Đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trưởng thành. Hiện tượng này thường được chúng ta chấp nhận như một vấn đề của tuổi tác. Sau khi đi tiểu, người bệnh có thể quay lại giường và ngủ lại bình thường. Nhưng cũng có nhiều trường hợp tiểu đêm để lại ảnh hưởng xấu như không thể ngủ trở lại được; buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày; ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây chứng tiểu đêm
Theo y học cổ truyền, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Y văn có câu: “Thận chủ thủy quản lý sự đóng mở, bàng quang chủ chứa nước tiểu cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần nên trách cứ vào thận và bàng quang”. Đối với người trẻ tuổi khỏe mạnh, âm dương cân bằng và đầy đủ thì ban đêm ít tiểu tiện. Khi tuổi cao, ban đêm đi tiểu tiện nhiều, đó là thủy hỏa đều bất túc. Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do thận dương hư yếu. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần thực là do dương khí suy yếu gây nên.
Vì vậy, để chữa chứng tiểu đêm nên chú trọng ôn bổ thận dương. Nếu chứng trạng nhẹ, biểu hiện thận dương hư không rõ lắm, thường gặp ở người trẻ tuổi mắc bệnh thời gian ngắn, nói chung trách cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp.
Một số biện pháp phòng tránh chứng tiểu đêm
Video đang HOT
Cần hạn chế uống nước vào buổi tối, trong đó có cả việc giảm ăn canh vào bữa cơm chiều, nhất là các loại canh nấu bằng những thứ rau có tính chất lợi tiểu như rau cải, mướp, bầu… Chú ý tiểu tiện trước khi đi ngủ, khám và điều trị triệt để các bệnh do nhiễm khuẩn tiết niệu, các bệnh lý mạn tính khác như tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, sỏi niệu quản…, có thể lựa chọn và sử dụng các món ăn – bài thuốc của y học cổ truyền và các thực phẩm chức năng có công dụng dự phòng và hỗ trợ trị liệu chứng tiểu đêm. Ví như:
Bài 1: phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thỏ ty tử 12g, khiếm thực 12g, kim anh tử 12g, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Bài 2: bầu dục lợn hoặc dê 1 đôi làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với khiếm thực 50g, chế đủ gia vị, ăn trong ngày, 7 ngày là 1 liệu trình.
Bài 3: bàng quang lợn 1 cái, làm sạch rồi nhét đầy mẫu lệ vào bên trong, buộc kín miệng rồi đem đun trong 15 phút, sau đó bỏ hết mẫu lệ, ăn bàng quang và uống nước dùng, 7 ngày là 1 liệu trình.
Bài 4: xương sống lợn (còn cả tủy) 3 đốt, hạch đào nhân 30g, đỗ trọng 15g, tất cả đem hầm nhừ, ăn nóng.
Bài 5: bạch quả 5 trái, hạt bí đao 30g, hai thứ đem nấu chín ăn, 10 ngày là 1 liệu trình.
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn
Giadinh.net
Thận ứ nước
Thận có vai trò lọc chất cặn bã và thải ra ngoài theo đường tiểu. Cả hệ thống làm việc nhịp nhàng gồm: thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo... chỉ cần một đoạn bị tắc thì thận sẽ ứ nước.
"Tắc nghẽn giao thông"
Có nhiều nguyên nhân gây ứ nước ở thận. Trường hợp viên sỏi nằm ngay niệu quản, nước tiểu không thoát được; còn thận thì vẫn tiếp tục hoạt động, nước thải không thể chảy xuống bàng quang nhiều dần, gây ứ thận, khiến thận phình to.
Một vết sẹo do phẫu thuật niệu quản trước đó cũng có thể chít hẹp đường đi, gây cảnh "ngập lụt" ngoài ý muốn. Vùng bàng quang chứa nước tiểu nếu có sỏi hoặc khối u, cổ bàng quang co bất thường, khiến chủ nhân không thể "xả nước" cũng gây căng đầy bàng quang và ngập ngược lên thận. Cuối cùng là niệu đạo, nếu bị hẹp và viêm nhiễm, nước tiểu không thể thoát ra hết cũng gây thừa nước. Hệ thống này còn có thể bị chèn ép bởi các khối u từ các vùng lân cận như: khối u ở cổ tử cung, tuyến tiền liệt, sa tử cung... U não, tổn thương tủy sống hoặc những khối u, bệnh đa xơ cứng và bệnh đái tháo đường rối loạn chức năng của bàng quang do gây trào ngược bàng quang niệu quản cũng làm thận ứ nước. Nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm và chít hẹp đường tiết niệu, làm thận ứ nước.
Do ứ nước ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận, nên ngay khi bị ứ nước cấp tính, thận "gửi" tín hiệu báo động ngay như: đau bụng (cơn đau bụng có thể do sỏi từ thận di chuyển xuống niệu quản gây đau). Đau từng cơn, vị trí đau bắt đầu từ hông lưng hoặc sườn lưng, lan tới háng, kèm theo buồn nôn, nôn và vã mồ hôi. Nguy hiểm nhất là trường hợp thận ứ nước mạn tính, thận sẽ phình to dần và không hề phát tín hiệu "kêu cứu", đến khi phát hiện thì việc điều trị rất khó khăn.
Theo PGS-TS Vũ Lê Chuyên - Phó giám đốc Bệnh viện Bình Dân TP.HCM, sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thận ứ nước. Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh tình cờ qua siêu âm, đợi đến khi có triệu chứng thì bệnh đã diễn biến sang độ hai - độ ba, việc điều trị khó phục hồi.
Nhiều phương pháp điều trị
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh thận ứ nước, chủ yếu là tạo độ thông thoáng cho hệ thống bài tiết nước tiểu. Sỏi thận, niệu quản, bàng quang... nếu có kích thước nhỏ sẽ được tán sỏi ngoài cơ thể bằng tia laser, không cần phẫu thuật. Tia laser làm cho hòn sỏi vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ li ti, đi lọt qua đường tiết niệu ra ngoài.
Trường hợp niệu quản bị sẹo chít hẹp, có thể đặt nòng giá đỡ (stent) để rộng đường thoát nước. Nếu không đặt được stent, sẽ đặt một ống thông vào thận để rút nước tiểu ra ngoài.
Trường hợp bàng quang bị ứ nước, sẽ đặt ống thông để tháo nước tiểu, giảm áp lực nước trong thận - bàng quang, đồng thời giảm đau cho bệnh nhân.
Phòng từ xa
Để thận "ngập" trong nước sẽ dẫn tới suy thận, muốn điều trị phải chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc. Nếu chạy thận nhân tạo, quãng đời còn lại, người bệnh phải thường xuyên đến bệnh viện hai-ba lần/tuần, mỗi lần bốn tiếng. Nếu thẩm phân phúc mạc, người bệnh không cần đến bệnh viện, nhưng phải thay dịch lọc tại nhà, mỗi ngày ba-bốn lần. Đây là quá trình điều trị mà bệnh nhân phải trải qua nhiều đau đớn và tốn kém, cả tiền bạc lẫn thời gian. Do đó, khám tổng quát, siêu âm bụng định kỳ là cách tốt nhất phát hiện sỏi thận và một số bất thường gây bệnh cho thận ở giai đoạn sớm.
PGS-TS Vũ Lê Chuyên hướng dẫn cách phòng bệnh từ xa: Loại bỏ sỏi bằng cách uống đủ nước mỗi ngày. Giữ gìn vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, cụ thể: nên sống chung thủy một vợ một chồng, dùng nước sạch để vệ sinh, phụ nữ cần lau rửa theo chiều từ trước ra sau.
Theo PNO
Xét nghiệm mới dự báo viêm đường tiết niệu Nhóm nghiên cứu của TS. Nader Shaikh tại H Pittsburgh (Mỹ) và cộng sự đã phát hiện dạng xét nghiệm mới có thể dự báo khả năng dẫn tới sẹo hóa ở thận... Ảnh minh họa: Internet Nhóm nghiên cứu của TS. Nader Shaikh tại H Pittsburgh (Mỹ) và cộng sự đã phát hiện dạng xét nghiệm mới có thể dự báo khả...