5 ảnh hưởng tiêu cực của trà xanh với sức khỏe khi dùng không đúng
Không nên uống nhiều trà xanh vì nó vẫn có một số tác dụng phụ nhất định như làm rối loạn tâm trí, suy giảm lượng sắt được hấp thụ vào cơ thể.
Rất nhiều người trong chúng ta không còn xa lạ với tác dụng của trà xanh trong việc giảm cân cũng như phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên uống nhiều trà xanh vì nó vẫn có một số tác dụng phụ nhất định.
Dưới đây là 5 tác dụng phụ của trà xanh khi sử dụng không đúng:
1. Tác dụng giảm cân của trà xanh sẽ mất tác dụng nếu uống với đường
Chất caffein trong trà có thể nâng cao lượng dịch dạ dày tiết ra, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, tăng cường tốc độ đốt cháy mỡ thừa. Các chất hỗn hợp vitamin trong trà cũng giúp giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể nên có thể có ích trong công cuộc giảm cân. Hơn nữa, trà xanh không chứa calo nên rất tốt cho những người muốn giữ gìn vóc dáng.
Tuy nhiên, nếu bạn cho một chút đường vào trà để uống thì mọi chuyện lại được thay đổi hoàn toàn. Trà xanh không những không còn tác dụng giảm cân nữa mà còn có thể khiến bạn tăng cân nhanh hơn.
Ảnh minh họa
2. Trà xanh gây phản tác dụng của thuốc và gây hại cho gan
Tất cả các loại nước ngoại trừ nước lọc đều không được khuyến cáo dùng để uống thuốc, trà xanh cũng vậy. Nếu bạn uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống thuốc có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan.
Ảnh minh họa
3. Làm rối loạn tâm trí
Mặc dù trà xanh chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể duy trì sự trẻ khỏe, tránh lão hóa nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể uống nhiều trà xanh hàng ngày. Nếu uống quá nhiều trà xanh hàng ngày, lượng caffein vào cơ thể quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn trong bài tiết hormone của các tuyến trong cơ thể. Điều này có thể khiến bạn rơi vào tình trạng rối loạn tâm trạng trầm trọng, bao gồm cả lo âu và thay đổi tâm trạng bình thường.
Video đang HOT
Vì vậy, bạn chỉ nên uống không quá 2-3 ly trong một ngày.
Ảnh minh họa
4. Gây rối loạn tiêu hóa
Tannin trong trà xanh có thể nguyên nhân rối loạn tiêu hóa vì nó kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Tác dụng phụ này có thể không quá nghiêm trọng với những người khỏe mạnh nhưng với những người có vấn đề về dạ dày bao gồm loét và trào ngược dạ dày thực quản thì tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gây ra rất nhiều khó chịu.
Ảnh minh họa
5. Ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng vào máu
Đây là một tác dụng phụ của trà xanh được rất nhiều người biết. Các tannin trong trà xanh đôi khi có thể ảnh hưởng đến khả năng của máu trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến sự hấp thu sắt của máu. Các nghiên cứu đã mô tả rằng ở những người tiêu thụ trà xanh quá mức sẽ có sự hấp thụ sắt giảm đáng kể từ 20-25%.
Ảnh minh họa
Chính bởi tiêu thụ trà xanh có thể đem lại một số tác dụng phụ ngoài mong muốn như vậy mà các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai nên tránh tiêu thụ trà xanh trong những tháng đầu của thai kì. Điều này sẽ tốt hơn cho sức khỏe của thai nhi vì caffein trong trà xanh có thể gây ra tác động có hại đối với não đang phát triển của trẻ và có liên quan đến khuyết tật thần kinh ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, uống nhiều trà xanh lúc mang thai có thể làm cho lượng sắt cung cấp cho cả mẹ và thai nhi bị thiếu hụt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả hai.
Theo Trí Thức Trẻ
10 mối nguy hại từ mỳ tôm bạn nên tránh
Mì ăn liền đã trở thành món ăn nhanh phổ biến với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng ăn quá nhiều sẽ mắc phải những mối nguy hiểm cho sức khỏe.
1. Thiếu dinh dưỡng
Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột. Dùng nhiều mì ăn liền không những khiên bạn có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất... mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.
Mì ăn liền ức chế khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi. Sau khi ăn mì ăn liền, rất nhiều trẻ em dưới 5 tuổi gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm lành mạnh mà chúng ăn.
2. Ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa... Va hâu hêt cac nghiên cưu đêu kêt luân mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiêu trong thơi gian dài.
3. Sẩy thai
Phụ nữ có bầu ăn mì ăn liền thường xuyên có bị sẩy thai. Điều này xảy ra là do mì ăn liền ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
4. Rối loạn tiêu hóa
Tiêu thụ mì ăn liền trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể. Điều này là do sự tích tụ của chất độc hóa học như thuốc nhuộm thực phẩm, chất bảo quản và chất phụ gia trong mì.
Tiêu thụ mì ăn liền nhiều cũng dẫn đến đầy hơi, táo bón hoặc đi tiêu không thường xuyên.
5. Bệnh tim mạch
Thường xuyên ăn , ban co nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn binh thương. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
6. Hư thận, hại xương
Một thành phần co trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giup bạn ngon miệng nhưng chất này lai khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
7. Béo phì
Mì ăn liền là một nguyên nhân chính gây béo phì. Những người thừa cân nên hạn chế sử dụng mì ăn liền bởi chúng chứa rất nhiều chất béo và natri gây giữ nước trong cơ thể.
8. Dị ứng
Trong mì ăn liền thường chứa một phụ gia gọi là MSG (monosodium glutamate monohydrate), đây là loại phụ gia tổng hợp mùi vị, khiến cho món mì trở nên ngon miệng hơn, kích thích vị giác tối đa. Tuy nhiên, đã có khoảng 1-2% dân số thế giới bị dị ứng với MSG do dùng nhiều mì ăn liền. Các triệu chứng bao gồm: Cảm giác nóng rát ở ngực, lưng và tay; Buồn nôn, khó thở, uể oải; Đau đầu, đau ngực; Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt...
9. Nóng trong người
Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Thậm chí, nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, vì thế không nên ăn nhiều mì tôm.
10. Ảnh hưởng tới chức năng sinh lý
Với những thông tin trong mì ăn liền có chất , E102, chất E102 không chỉ là chất gây hại cho sức khoẻ mà nó còn làm giảm khả năng tình dục của các đấng mày râu.
Để tránh các mối nguy hại trên, cách tốt nhất là bạn hãy hạn chế tiêu dùng mì ăn liền thường xuyên.
Theo SKĐS
Những hậu họa khôn lường khi ăn quá nhiều dưa hấu Bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe, dưa hấu cũng tiềm ẩn một số mối hiểm họa đáng lo ngại nếu bạn ăn quá nhiều. Dưa hấu là loại quả dễ ăn, ngon miệng và giúp giải khát nhanh chóng trong ngày hè. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều loại quả này bởi nó có thể gây tác hại nghiêm...