49 ngày dông bão của bà Liz Truss
Khi bà Liz Truss phát biểu trước toàn quốc từ nhà số 10 Phố Downing trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị Thủ tướng, bà đã hứa “hành động ngày hôm nay và hành động mỗi ngày”.
Nó được coi là lời hiệu triệu thể hiện quyết tâm của bà trong việc giải quyết các vấn đề nan giải mà nước Anh đang phải đối mặt. Tuy nhiên, trên thực tế đó lại là lời báo trước cho “49 ngày sóng gió” của bà ở Phố Downing.
“Điềm xấu” ngay ngày đầu tiên
Là người duy nhất tồn tại qua ba nhiệm kỳ nội các do đảng Bảo thủ lãnh đạo trước đó, bà Truss đã quen với việc đặt chủ nghĩa thực dụng lên trên các nguyên tắc. Nhưng cách làm đó đã bị gạt sang một bên khi bà bước chân vào số 10 Phố Downing. Trong tuần đầu tiên nhậm chức, một trợ lý đã gợi ý rằng bà nên “giống như ông Blair” và tránh làm chấn động tình hình. Thế nhưng người này đã bị “cắt sóng” ngay lập tức và bị loại khỏi các cuộc họp tiếp theo.
Bà Liz Truss bắt tay Nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Tinh thần “độc đoán” như thế đã nhanh chóng xung đột với thực tế của chính phủ. Với đội ngũ trợ lý thiếu kinh nghiệm và một đảng bị chia rẽ, nền tảng chính quyền của bà Truss đã lung lay ngay từ ngày đầu tiên. Và chỉ trong vòng 49 ngày, chính phủ đó đã sụp đổ.
Người Anh không tin vào “điềm báo”, nhưng họ lại cho rằng đã có những điềm báo “xui xẻo” ngay từ ngày đầu bà Truss làm Thủ tướng. Vào ngày 6/9/2022, bà Truss bay tới Scotland để gặp Nữ hoàng Elizabeth, người sẽ chính thức mời bà thành lập chính phủ mới. Sương mù dày đặc đã trì hoãn việc hạ cánh máy bay của bà xuống sân bay Aberdeen. Cuối cùng cũng đến Balmoral, bà Truss bắt tay Nữ hoàng. Thời tiết xấu kéo dài khiến việc quay trở lại Phố Downing của bà bị trì hoãn. Thế là bà phải đi ô tô trở về Phố Downing, nhưng chuyến đi cũng phải chậm lại vì trời mưa to làm cho vị tân Thủ tướng phải vội vội vàng vàng trong bài phát biểu thành lập chính phủ mới.
Việc đảm bảo giá năng lượng được đón nhận tương đối nồng nhiệt, không có sự biến động nào trên thị trường mặc dù mức giá can thiệp là 100 tỷ bảng Anh. Nhưng 55 phút sau cuộc tranh luận của Hạ viện về vấn đề này vào ngày 8/9, một đồng nghiệp trong nội các đã xuất hiện bên cạnh Truss với một tin tức chấn động. Nadhim Zahawi, Thủ hiến của công quốc Lancaster, chuyển cho bà Truss một bức thư nói rằng “ sức khỏe của Nữ hoàng đang xấu đi”.
Ông Kwasi Kwarteng, tác giả kế hoạch “ngân sách ngắn hạn”.
Đó là thời điểm mà các quan chức đã chuẩn bị trong nhiều năm. Khi thông tin Nữ hoàng qua đời được công bố vào lúc 6h30 chiều, mọi hoạt động trong hệ thống chính trị Anh lập tức ngừng hoạt động. Trong 10 ngày, hầu hết các quan chức đều được chuyển sang giúp chuẩn bị cho tang lễ và lễ an táng của Nữ hoàng.
Đối với đội ngũ trợ lý chính trị mới tập hợp của bà Truss, đó là cơ hội để họ tìm hiểu nhau. Nhóm này bao gồm các cố vấn đặc biệt từng làm việc với Truss tại Bộ Ngoại giao và một số ít từ thời ông Boris Johnson và bà Theresa May. Trong số những người khác có các nhà điều hành các vấn đề công cộng và các nhà vận động hành lang. Nhà vận động hành lang Mark Fullbrook được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Thủ tướng. Jason Stein, cựu trợ lý truyền thông của một số bộ trưởng nội các và của Hoàng tử Andrew, đã được đưa trở lại làm cố vấn đặc biệt. Adam Jones được bổ nhiệm làm người đứng đầu bộ phận truyền thông chính trị. Phần lớn các nhân vật cấp cao được đưa vào chính quyền đều hạn chế về kinh nghiệm điều hành Văn phòng nội các, chưa nói đến điều hành đất nước.
Video đang HOT
Quả bom “Ngân sách ngắn hạn”
Thủ tướng Truss quyết tâm thay đổi mức thuế cao, chi tiêu cao được áp dụng trong thời gian ông Rishi Sunak làm Bộ trưởng Tài chính. Bà ra lệnh cho tân Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng “cải tổ nền kinh tế”.
Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt.
“Ngân sách ngắn hạn” đã được lập vào ngày 23/9/2022, ngày họp cuối cùng của Hạ viện trước kỳ nghỉ. Hội nghị mùa thu của Công đảng sẽ bắt đầu hai ngày sau đó và bà Truss cho rằng việc công bố chính sách tài chính mới sẽ “thổi bay họ”. Riêng nhóm trợ lý của ông Kwarteng thì lo ngại rằng quy mô của kế hoạch ngân sách đang ngày càng tăng lên. Lúc đầu, nó là phương tiện để thực hiện những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của bà Truss. Nhưng các biện pháp mới tiếp tục được bổ sung theo yêu cầu của bà Truss: khu vực đầu tư, loại bỏ giới hạn tiền thưởng của chủ ngân hàng và gây tranh cãi nhất là yêu cầu bãi bỏ mức trần thuế thu nhập.
Kwarteng đã tuyên bố kế hoạch ngân sách trước Hạ viện trong 26 phút đầy mê hoặc. Hầu hết các nghị sĩ đều ngồi trong cơn sốc. Chỉ có một nghị sĩ dám nêu lên mối lo ngại. Nghị sĩ Mel Stride, Chủ tịch Ủy ban tuyển chọn về Tài chính, đã chỉ ra một “khoảng trống rộng lớn” ở trung tâm tuyên bố của ông Kwarteng, cụ thể là việc thiếu giám sát của Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR).
Chưa đầy nửa giờ sau, đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong 37 năm. Và mọi chuyện chưa dừng lại ở đó.
Phản ứng dữ dội của thị trường thực sự đến hai ngày sau đó. Trong một động thái cực kỳ kích động, ông Kwarteng đã đến trường quay của đài BBC để tuyên bố: “Sẽ còn nhiều điều nữa”. Thị trường thực sự trở nên điên cuồng, khiến cho đồng bảng Anh sụt giảm và lo ngại về chi phí vay tăng mạnh. So sánh với sự kiện Ngày Thứ Tư Đen Tối năm 1992 và lo ngại về một vụ sụp đổ tài chính kiểu năm 2008 đã buộc Ngân hàng Trung ương Anh phải can thiệp. Thống đốc Ngân hàng Andrew Bailey phàn nàn về việc bị che mắt đối với khoản cắt giảm thuế trị giá 45 tỷ bảng của kế hoạch “ngân sách ngắn hạn”.
Phản ứng theo thói quen của bà Truss là không nói gì. Bà “ghét việc lùi bước một cách bệnh hoạn”, một phụ tá nhớ lại. Nhưng sau cuộc gặp với ông Kwarteng (được cho là đã trở thành một cuộc cãi vã), bà đã đồng ý để Bộ Tài chính đưa ra một tuyên bố vào ngày 26/9 nhằm xoa dịu thị trường.
Rồi sau đó bà Truss lại “im lặng”. Các trợ lý của bà lo sợ rằng thị trường có thể “đánh hơi thấy sự lo lắng” và sự im lặng chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Thủ tướng Truss vẫn giữ vững lập trường của mình vào ngày khai mạc hội nghị đảng Bảo thủ ở Birmingham, bắt đầu vào ngày 2/10. Ngồi vào chỗ ngồi trong trường quay của BBC để dự buổi tọa đàm của nhà lãnh đạo truyền thống, bà quyết tâm tỏ ra không hề bối rối. Bà gạt bỏ phản ứng dữ dội đối với kế hoạch “ngân sách ngắn hạn”, nhưng với một thái độ hòa hoãn hơn. “Tôi thực sự chấp nhận rằng lẽ ra chúng ta nên chuẩn bị tốt hơn”, bà nói.
Số lượng nghị sĩ đảng Bảo thủ đe dọa bỏ phiếu chống kế hoạch “ngân sách ngắn hạn” bắt đầu tăng lên. Và khi sự ủng hộ ngày càng giảm, bà Truss nhận ra rằng bà có thể không có đủ số phiếu ủng hộ để đưa kế hoạch của mình thông qua quốc hội. Một thất bại như vậy sẽ được coi là một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Và rồi bà chấp nhận thua cuộc. Vào tối muộn ngày 2/10, bà nói với ông Kwarteng “hãy từ bỏ việc bãi bỏ mức trần thuế”. Sáng hôm sau, tình trạng bất ổn nhanh chóng ập đến. Người ta đã bóng gió nói đến một “tương lai mới” không có bà Truss.
Những ngày cuối cùng
Người ta càng chỉ trích bà Truss nhiều thì bà càng tự cô lập mình. Không chỉ nhóm đồng minh của bà ngày càng bị thu hẹp mà những người khác cũng gặp khó khăn trong việc liên hệ với bà để bày tỏ mối quan ngại của họ hoặc đề nghị hỗ trợ sau khi điện thoại của bà bị hack. Vụ việc xảy ra trong cuộc đua lãnh đạo mùa hè nhưng không được công khai cho đến khi bà rời số 10 Phố Downing, có nghĩa là nhiều người vẫn chưa rõ điều gì đang xảy ra.
Bà Liz Truss là Thủ tướng tại vị ngắn nhất lịch sử nước Anh.
Chính phủ ngừng hoạt động (một lần nữa) và trọng tâm duy nhất của nhóm Truss chuyển sang cố gắng củng cố sự hỗ trợ. David Canzini, một chiến lược gia chính trị được tuyển dụng trong những ngày cuối cùng của chính phủ ông Johnson, đã được điều động trở lại để điều hành một chiến dịch “phòng chiến tranh” ở số 10 Phố Downing.
Mọi chuyện khởi đầu một cách mạnh mẽ, với việc Chủ tịch đảng Bảo thủ Jake Berry chủ trì các cuộc họp buổi sáng trong Phòng Trụ cột và Giám đốc Kho bạc Greg Hands được cử đến để giải quyết các mối quan hệ với nghị sĩ. Một trong những người có mặt cho biết: “Nhưng mọi người dần dần bỏ ra ngoài khi họ nhìn ra “chiều gió thổi”, cho đến khi căn phòng gần như trống rỗng”.
Adam Jones, Giám đốc truyền thông chính trị của bà Truss, đã xin nghỉ phép vài ngày sau hội nghị đảng để cưới vợ và hưởng tuần trăng mật mà không bao giờ quay trở lại. Jason Stein được bổ nhiệm thay vị trí của anh ta và trong một email gửi nhân viên đã nói đùa: “Tôi sẽ cố gắng không làm vỡ bất cứ thứ gì”.
Đến giữa tháng 10, các nghị sĩ xì xào nhau rằng bà Truss có thời gian đến Giáng sinh để xoay chuyển tình thế. Nhưng điều đó sắp thay đổi.
Vừa mới tham dự một hội nghị đảng, Truss đến phòng số 14 trên một hành lang bụi bặm trong quốc hội để đối mặt một cuộc thẩm vấn nảy lửa của Ủy ban 1922. Mọi câu hỏi đều mang tính chất hằn học. Trong số đó có những người sẽ trở thành bộ trưởng trong chính phủ của ông Sunak sau này, như Mark Harper, Kevin Hollinrake, James Cartlidge.
Robert Halfon đã tiến thêm một bước, trực tiếp đổ lỗi cho bà Truss vì đã phá hoại thương hiệu đảng Bảo thủ. Sự bất mãn của các thành viên đảng Bảo thủ trong quốc hội ngày càng trở nên trầm trọng, khiến các nghị sĩ càng mạnh dạn nghĩ đến điều không tưởng: rằng họ có thể sắp hạ bệ thủ tướng thứ hai chỉ sau hơn một tháng nữa.
Trong khi đó, ông Kwarteng phải đối mặt với một cuộc đối đầu khó xử ở Washington. Ông đã bay tới dự một cuộc họp mặt thường niên do Quỹ Tiền tệ Quốc tế tổ chức sau khi tổ chức này ra tuyên bố chỉ trích kế hoạch “ngân sách ngắn hạn” một cách nghiêm khắc. Ông Kwarteng đã phải quay về sớm một ngày và đáp chuyến bay qua đêm.
Không ai tin lời giải thích chính thức từ Bộ Tài chính Anh rằng họ đang thực hiện kế hoạch tài chính trung hạn sắp tới. Tin tức về việc sắp bị sa thải đã bị rò rỉ và ông Kwarteng được biết qua Twitter khi ông đang trên đường đến Phố Downing. Cuộc trò chuyện của ông với bà Truss rất ngắn. Bà nói thẳng với ông rằng “anh sắp bị sa thải”, và Kwarteng lạnh lùng trả lời rằng ông đã biết rồi. Kwarteng ra đi, và ông Jeremy Hunt được chọn thay thế ông.
Thủ tướng Truss thực hiện nỗ lực cuối cùng để ổn định con tàu, tổ chức một cuộc họp báo vào chiều ngày 14/10, kéo dài chưa đầy chín phút. Bà tuyên bố rằng kế hoạch tăng bảo hiểm quốc gia mà bà dự định hủy bỏ sẽ được tiếp tục. Trong khi bà Truss tuyên bố bà “hoàn toàn quyết tâm” tiếp tục tại vị thì những người trong cuộc cho biết đây là thời điểm bà biết thời gian của mình ở số 10 Phố Downing đã hết. Chỉ sau ba câu hỏi, bà Truss vội vã rời khỏi cuộc họp báo trong tiếng hét phản đối của các phóng viên.
Những cuộc tranh luận về các chính sách kinh tế, tài chính của bà Truss tại Hạ viện ngày càng trở nên hỗn loạn, mất kiểm soát bởi sự bất bình ngày càng tăng trong số các thành viên đảng Bảo thủ đối với bà.
Đến trước ngày 19/10/2022, đã có đủ số lượng thư bất tín nhiệm từ các nghị sĩ sẵn sàng được đệ trình để kích hoạt một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với bà Truss. Vì vậy vào sáng 19/10, Chủ tịch Ủy ban 1922 Graham Brady đã đi tới số 10 Phố Downing để nói với bà rằng bà đã mất đi sự ủng hộ của đảng Bảo thủ trong quốc hội.
Vài ngày sau, bà Truss chính thức rời ghế Thủ tướng.
Thủ tướng Anh Liz Truss tuyên bố từ chức sau 6 tuần tại vị
Bà Liz Truss cho biết ngày 20/10 rằng bà sẽ từ chức Thủ tướng do chương trình kinh tế của bà đã dẫn đến những biến động trên thị trường cũng như chia rẽ đảng Bảo thủ chỉ 6 tuần sau khi đảm nhiệm chức vụ, Reuters đưa tin.
Một cuộc bầu cử để tìm nhà lãnh đạo mới sẽ được hoàn tất trong tuần tới. Phát biểu tại số 10 phố Downing, bà Truss thừa nhận bà không thể thực hiện lời hứa của mình khi tranh cử vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ.
Thủ tướng Anh Liz Truss. Ảnh: Reuters
Bà Liz Truss cho biết bà đã đặt ra tầm nhìn cho một nền kinh tế thuế thấp, tăng trưởng cao và hưởng lợi từ sự tự do của Brexit.
"Tôi thừa nhận tôi đã không thể thực hiện nhiệm vụ này khi tôi được đảng Bảo thủ bầu ra. Tôi ở đây để thông báo với Nhà Vua rằng tôi sẽ từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ", Thủ tướng Liz Truss cho hay.
"Sáng nay, tôi đã gặp Chủ tịch của Ủy ban 1922, Ngài Graham Brady. Chúng tôi nhất trí rằng sẽ có một cuộc bầu cử nhà lãnh đạo mới được hoàn tất trong tuần tới. Điều này sẽ đảm bảo chúng tôi vẫn trên lộ trình thực hiện các kế hoạch tài khóa và duy trì sự ổn định kinh tế cũng như an ninh quốc gia".
Với quyết định này, bà Liz Truss sẽ trở thành thủ tướng tại vị ngắn nhất từ trước đến nay của Anh./.
Ông Rishi Sunak sẽ trở thành Thủ tướng Anh Ngày 24/10, cựu Bộ trưởng Tài chính Anh đã giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền và sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của nước Anh. Cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của nước này. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Reuters, ông Sunak trở thành ứng viên...