480.000 người chết do thời tiết cực đoan trong hai thập kỷ
Hơn 11.000 hiện tượng thời tiết cực đoan đã khiến 480.000 người thiệt mạng trong hai thập kỷ qua. Trong đó, Puerto Rico, Myanmar và Haiti là những nơi chịu tác động nặng nhất.
Một khu vực bị ngập lụt tại Buzi, Mozambique sau trận bão Idai hồi tháng 3/2019. Ảnh: AFP
Các nước đang phát triển chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ lụt, lở đất, động đất, nắng nóng… Đây là đánh giá mới nhất về mối đe dọa trực tiếp của tình trạng biến đổi khí hậu đối với con người.
Mở đầu Hội nghị Thích ứng khí hậu do Hà Lan tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 25/1, đại diện tổ chức môi trường Germanwatch của Đức cho biết kể từ đầu thế kỷ 21 này đến nay, các thảm họa thiên tai gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ước tính lên đến 2.560 tỷ USD.
Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký kết năm 2015, những nước giàu hơn có trách nhiệm cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ các nước nghèo thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu. Những quốc gia nghèo hơn thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì họ dễ bị tổn thương hơn trước những tác động của thảm họa và có khả năng đối phó thấp hơn. Tại những nước như Haiti, Philippines và Pakistan, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với tần suất cao, khiến chính phủ và người dân không có thời gian để phục hồi hoàn toàn sau một thảm họa thiên tai trước khi lại phải hứng chịu những cuộc “tấn công” tiếp theo.
Germanwatch cũng đã đánh giá tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra kể từ năm 2000 đến nay, đặc biệt là mùa bão năm 2019 với nhiều cơn bão và lốc xoáy lớn tàn phá khu vực rộng lớn ở Caribe, Đông Phi và Nam Á. Kết quả cho thấy những nước nghèo dễ bị tổn thương đang phải đối mặt với những thách thức to lớn trong việc giải quyết những hậu quả của hiện tượng thời tiết cực đoan. Do đó, những quốc gia này cần được hỗ trợ khẩn cấp về tài chính và kỹ thuật. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy số tiền trợ giúp các nước đang phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu trên thực tế thấp hơn rất nhiều. Ước tính, mỗi năm các nước đang phát triển cần 70 tỷ USD, nhưng số tiền hỗ trợ thực tế hiện nay chỉ đạt 30 tỷ USD.
Video đang HOT
Thích ứng khí hậu tức là giảm thiểu hậu quả và tăng khả năng chống chịu với những thảm họa liên quan đến khí hậu như lũ lụt và hạn hán. Đây cũng là một trụ cột trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu 2015. Thỏa thuận này ước tính mỗi năm cần 50 tỷ USD cho việc thích ứng khí hậu, nhưng thảm họa thiên tai đã tăng mạnh trong những năm qua và Liên hợp quốc (LHQ) cho rằng chi phí cho hoạt động này cũng sẽ tăng lên trong những năm tới. Trong báo cáo Khoảng cách Thích ứng đưa ra trong tháng này, Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) cho biết chi phí thực tế hàng năm cho công tác thích ứng khí hậu có thể tăng lên đến 300 tỷ USD vào năm 2030 và 500 tỷ USD vào giữa thế kỷ này.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên hội nghị trên diễn ra theo hình thức trực tuyến. Tham dự hội nghị có Tổng Thư ký (TTK) LHQ Antonio Guterres, cựu TTK LHQ Ban Ki-moon, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng nhiều quan chức cấp cao khác của nhiều nước.
Tây Ban Nha hỗn loạn vì bão tuyết
Trận tuyết rơi dày nhất kể từ năm 1971 khiến 3 người chết, xe cộ mắc kẹt, nhiều tuyến đường sắt và hàng không tạm dừng.
Thủ đô Madrid của Tây Ban Nha hôm 8/1 đón trận tuyết lớn, cơ quan dự báo thời tiết AEMET mô tả đây là "điều kiện thời tiết hiếm gặp" xảy ra do bão Filomena.
Cơ quan này cảnh báo tuyết sẽ rơi dày thêm 20 cm nữa vào 9/1 ở Madrid cùng các vùng đồng bằng thấp hơn ở miền trung đất nước, và có thể rơi dày tới 50 cm ở những vùng đất cao hơn.
Lính cứu hỏa giải cứu một xe ô tô mắc kẹt trong tuyết trên đường phố Madrid hôm 8/1. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Nội vụ Fernando Grande-Marlaska thông báo có ba người thiệt mạng do bão tuyết. Ngoài Madrid, 4 khu vực khác cũng rơi vào trạng thái báo động đỏ là Aragon, Valencia, Castilla La Mancha và Catalonia.
Thủ tướng Tây Ban Nha Minister Pedro Sanchez kêu gọi người dân ở nhà, làm theo hướng dẫn của các lực lượng phản ứng khẩn cấp. Ông tỏ lòng biết ơn với nhân viên cứu hộ, những người đã giúp đỡ hàng trăm người mắc kẹt trong bão tuyết suốt đêm.
Sân bay Barajas của Madrid phải đóng cửa tối 8/1. Giới chức giao thông vận tải cho hay bão tuyết làm gián đoạn giao thông gần 400 tuyến đường, hủy mọi chuyến tàu đến và đi từ Madrid.
Cơ quan phản ứng khẩn cấp Madrid cho biết đã làm việc suốt đêm để hỗ trợ những người lái xe mắc kẹt trên đường, giải phóng 1.000 phương tiện và đề nghị những người đang mắc kẹt hãy kiên nhẫn.
Tài xế Patricia Manzanares cho biết cô mắc kẹt suốt 15 tiếng trên đường cao tốc M-40 ở vùng Madrid mà không có thức ăn. "Tôi ở đó từ 19h tối hôm trước. Có rất nhiều người mắc kẹt giống tôi. Tuyết rơi dày tới 60 cm và chúng tôi chẳng mấy mà hết xăng, khiến hệ thống sưởi không thể hoạt động", cô cho hay.
Chính quyền Madrid đã đóng cửa các công viên, dừng dịch vụ xe buýt và thu gom gác trong thành phố sau một đêm tuyết liên tục rơi. Thị trưởng thành phố Jose Luis Martinez-Almeida mô tả tình hình "cực kỳ nghiêm trọng" trên bài đăng Twitter hôm 9/1.
"Chúng tôi đang tích cực dọn đường tới bệnh viện càng nhanh càng tốt", ông nói. "Nhưng công việc rất phức tạp, tuyết rơi quá dày".
Quân đội đã được điều động để giúp đỡ các nhà chức trách hôm 8/1. Họ dùng máy cào tuyết dọn đường, giải phóng một số phương tiện. Ít nhất hai tuyến tàu điện ngầm của thành phố bị gián đoạn do bão tuyết. Trường học và các trường đại học ở trong và xung quanh Madrid sẽ đóng cửa vào 11 và 12/1.
36 trong số 50 tỉnh của Tây Ban Nha ban bố cảnh báo tuyết. Vùng Catalonia ở đông nam và Castilla La Mancha đều cấm các phương tiện chở hàng nặng chạy trên đường trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
Thành phố lịch sử Toledo và Albacete ở phía đông nam đã đề nghị quân đội giúp dọn đường. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng ảnh hưởng tới lịch thi đấu thể thao, buộc trận bóng đá giữa Atletico Madrid và Bilbao, cũng như trận đấu bóng rổ giữa đội tuyển Tây Ban Nha và Croatia phải hoãn lại.
Cơ quan dự báo thời tiết cho hay tuyết sẽ tiếp tục rơi dày tới 10/1, trước khi bão Filomena bắt đầu di chuyển về phía đông bắc. Nhiệt độ sẽ hạ xuống cực kỳ thấp. Trước khi tuyết rơi vào sáng 7/1, nhiệt độ đã giảm mạnh xuống mức kỷ lục -34,1 độ C tại một khu trượt tuyết ở dãy Pyrenees, miền trung đất nước, hôm 6/1.
Filomena cũng mang theo mưa dữ dội và gió lớn tới quần đảo Canary và khu vực duyên hải phía nam Tây Ban Nha.
2020 và 2016 là hai năm nóng nhất lịch sử Năm 2020 cùng với năm 2016 được xác định là hai năm có thời tiết nóng nhất trong lịch sử, khép lại một thập kỷ với nhiệt độ cao kỷ lục do tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng Trái Đất ấm lên. Người dân di chuyển dưới tiết trời nắng nóng ở Shizuoka, Nhật Bản ngày 16/8/2020. Ảnh: Kyodo/TTXVN...