45 năm nữa, dân số Trung Quốc có thể giảm tới một nửa
Nghiên cứu mới cho thấy dân số Trung Quốc có thể giảm nhanh hơn nhiều so với dự báo. Theo đó, dân số quốc gia này có thể giảm một nửa trong vòng 45 năm tới.
Theo tờ SCMP, dự báo này được đưa ra dựa trên tỷ lệ sinh chính thức 1,3 trẻ/phụ nữ vào năm 2020, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 2 trẻ/phụ nữ mà Trung Quốc cần để giữ dân số ổn định.
Dân số hiện tại của Trung Quốc là trên 1,4 tỷ. Năm 2019, Liên hợp quốc dự báo Trung Quốc sẽ vẫn có khoảng 1,3 tỷ dân tới năm 2065.
Một dự báo khác của các nhà nghiên cứu Đại học Washington đăng trên tạp chí The Lancet năm 2020 dự báo dân số Trung Quốc sẽ giảm một nửa vào năm 2100.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Giáo sư Jian Quanbao và đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Phát triển và Dân số tại Đại học Xian Jiaotong, cảnh báo rằng tình trạng suy giảm dân số Trung Quốc có thể đã bị đánh giá thấp nghiêm trọng.
Ví dụ, dự báo nói trên của Liên hợp quốc dựa trên giả định rằng tỷ lệ sinh của Trung Quốc sẽ vẫn trên 1,7 trẻ/phụ nữ. Năm 2020, Trung Quốc có 12 triệu trẻ em mới sinh, thấp hơn 25% so với dự báo của Liên hợp quốc.
Giáo sư Jiang cảnh báo trong nghiên cứu đăng trên Tạp chí Đại học Xian về Kinh tế và Tài chính rằng giới chức Trung Quốc cần chú ý sát sao tới xu hướng tăng trưởng dân số âm tiềm tàng và lập kế hoạch để đối phó trước.
Tỷ lệ sinh 1,3 nói trên dựa trên dữ liệu từ thống kê dân số mới nhất, được cho là chính xác nhất vì lần đầu tiên dữ liệu được thu thập hoàn toàn bằng thiết bị số và kiểm tra chéo với các bộ dữ liệu khác.
Video đang HOT
Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù chỉ một phần thông tin điều tra dân số được công bố nhưng những thông tin hạn chế này cũng đã cho thấy những thay đổi và xu hướng phát triển dân số trong tương lai ở Trung Quốc.
Đại dịch COVID-19 có thể đã ảnh hưởng tới tỷ lệ sinh năm 2020, nhưng Giáo sư Jiang và đồng nghiệp cho rằng khả năng tỷ lệ sinh tăng trở lại là thấp. Họ cho rằng nhiều khả năng tổng dân số sẽ sớm bắt đầu lao dốc nhanh do giảm số phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Nếu tỷ lệ sinh giảm xuống 1, trong 29 năm nữa, dân số Trung Quốc sẽ giảm một nửa.
Theo dữ liệu điều tra dân số mới, trẻ em chiếm 17% dân số, trong khi tỷ lệ người trên 60 tuổi tăng lên trên 18%. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc có nhiều người gia hơn người trẻ. Các nhà nghiên cứu nhận định: “Người dân không dám sinh con vì áp lực kinh tế gia tăng. Các dịch vụ nuôi con và chăm sóc con cũng thiếu nghiêm trọng”.
Mặc dù chính phủ nới lỏng chính sách dân số vào đầu năm nay, cho phép các gia đình sinh 3 con nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố kinh tế, như giá bất động sản tăng, là lực cản chính với tỷ lệ sinh.
Nghiên cứu cho thấy ở Trung Quốc, cứ mỗi mét vuông đất tăng 1.000 nhân dân tệ thì tỷ lệ người dân sinh 1 con giảm 2%, sinh 2 con giảm 5%.
Trước đó, Giáo sư Chen Gong, Giám đốc Viện Nghiên cứu Dân số tại Đại học Bắc Kinh dự báo rằng dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm từ năm 2025. Ông cho rằng mặc dù dân số già hóa sẽ tăng gánh nặng lên hệ thống phúc lợi xã hội nhưng cũng có một số tin tốt. Chính phủ gần đây đã thực hiện một loạt chiến dịch kiểm soát giá bất động sản, giảm chi phí giáo dục, tăng số lượng nhà trẻ, nhưng Giáo sư Chen Gong cho rằng cần nhiều biện pháp hơn nữa.
Bệnh Alzheimer Quả bom hẹn giờ của nền dân số già Trung Quốc
Lần đầu ông Chen Shaohua đi lạc đường và được cảnh sát tìm thấy, gia đình của người đàn ông 68 tuổi này không mấy bận tâm.
Nhưng đến lần thứ hai ông mất tích, họ mới nhận ra ông Chen không khoẻ thì mọi thứ đã quá muộn.
"Chúng tôi bỏ lỡ mất những dấu hiệu ban đầu. Trong vài năm qua, mẹ tôi cứ than phiền ông nói linh tinh, song chúng tôi không thể nào biết được chân tướng vì không sống cùng họ đã lâu", cô con gái Chen Yuanyuan chia sẻ.
Bác sĩ chẩn đoán ông Chen mắc bệnh Alzheimer. Đây là dạng bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất, người mắc bị suy giảm chức năng nhận thức và cần được chăm sóc toàn thời gian.
Ông Chen Shaohua là một trong số xấp xỉ 10 triệu người bị Alzheimer tại Trung Quốc. Ảnh: AFP
Xấp xỉ 10 triệu người ở Trung Quốc bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn não thoái hóa và không thể chữa khỏi, chiếm khoảng 1/4 trường hợp trên thế giới. Theo một nghiên cứu của Trường Dịch tễ và Y học Nhiệt đới London, con số này dự kiến còn tăng lên 40 triệu người vào năm 2050. Nghiên cứu trên cảnh báo sự gia tăng này sẽ khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiêu tốn 1 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mặc dù Alzheimer không phải là hậu quả tất yếu của quá trình lão hóa sinh học, nhưng yếu tố nguy cơ cao nhất để mắc bệnh này là tuổi tác. Và trong khi đây là một vấn đề ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc chuẩn bị kém cho thách thức này.
Mỹ có 6,2 triệu bệnh nhân Alzheimer và 73.000 giường điều trị chuyên khoa, trong khi Trung Quốc có gấp đôi số bệnh nhân nhưng lại ít hơn 200 giường.
Ông Wei Shouchao, nhà thần kinh học từ Đại học Y Quảng Đông, nhận xét: "Không vấn đề chăm sóc sức khỏe nào ở Trung Quốc lớn hơn bệnh Alzheimer hiện nay. Đây là căn bệnh phát triển nhanh nhất ở đại luc và chúng tôi không được trang bị gì để đối phó với nó".
Khi ông Chen bắt đầu làm mất chìa khoá hoặc ví tiền, gia đình chỉ nghĩ đơn giản là do ông hay quên. Lần đầu tiên ông đi lạc, phải mất 40 tiếng mới tìm thấy ông. Cảnh sát đã tìm được ông sau khi có người báo cáo ông đột nhập vào nhà họ. "Nơi đó trông giống nhà cũ của chúng tôi. Bố đã bối rối. Ông quên mất chúng tôi đang ở Bắc Kinh. May thay không có ai đánh ông", cô con gái ông Chen nói.
Không dám chắc điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, họ mua cho bố mình một chiếc đồng hồ có chức nặng định vị. Nhưng lần ông lại đi lạc sau khi tháo đồng hồ, họ nhận ra bố mình cần được chăm sóc y khoa.
"Chúng tôi chưa từng nghi ngờ ông bị Alzheimer bởi tiền sử gia đình không có ai bị bệnh này cả, và ông vẫn còn khá trẻ", Chen Yuanyuan nói.
Khi hàng triệu người di cư lên thành phố lớn, cha mẹ già bị bỏ lại nông thôn và rất dễ bị tổn thương. Ông He Yeo tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng về Bệnh Lão khoa Quốc gia cho biết việc các gia đình thiếu nhận thức đồng nghĩa với việc bệnh nhân bị chậm tiếp cận những dịch vụ chăm sóc y tế thích hợp trong nhiều năm. Điều này đặc biệt quan trọng bởi can thiệp sớm có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Năm ngoái, Bắc Kinh đã tuyên bố kế hoạch hành động "Healthy China 2030" nhằm mục tiêu triển khai các chương trình khám sàng lọc trong cộng đồng để phát hiện sớm người mắc Alzherimer hoặc chứng mất trí nhớ để nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cho hay đề xuất trên không đề cập đến việc đào tạo đội ngũ bác sĩ, xây dựng những cơ sở chăm sóc chuyên biệt hay nâng cao năng lực của hệ thống bệnh viện công trong điều trị cho bệnh nhân mất trí nhớ.
Ông Wei Shouchao khẳng định các bác sĩ ở vùng nông thôn không được đào tạo chẩn đoán sớm. Thậm chí thủ đô Bắc Kinh cũng chỉ có một cơ sở chăm sóc có nhân viên được đào tạo để hỗ trợ bệnh nhân Alzheimer.
Ông Chen Shaohua là cựu nhạc công trong quân ngũ. Ông chơi một số nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc, trong đó có thổi sáo trúc. Ông có thân hình khoẻ mạnh và nhớ rõ những việc từng xảy ra nhiều thập kỷ trước. Bề ngoài, dấu hiệu duy nhất cho thấy có điều gì đó không ổn là khi ông nói về các sự kiện trong quá khứ như thể chúng đang xảy ra bây giờ.
"Chủ tịch Mao Trạch Đông đã dự buổi diễn của tôi", ông kể, ám chỉ đến một buổi hoà nhạc tại thành phố Vũ Hán từ những năm 1960.
Người bệnh mất trí nhớ cần chăm sóc suốt ngày đêm, và gánh nặng về tinh thần và thể chất đối với người chăm sóc có thể rất lớn, đặc biệt nếu như không có sự trợ giúp chuyên môn.
Người con trai Chen Yunpeng của ông Chen rất bận rộn làm việc ở một công ty hậu cần. Nhưng do ở địa phương không có cơ sở chăm sóc nào, anh phải đưa bố đến nhà kho nơi anh làm việc toàn thời gian để trông nom.
Và khi ông cụ biến mất, gia đình phải trông cậy vào một nhóm tình nguyện viên chuyên giúp tìm người già mất tích. Nhóm người này sẽ chạy đến nơi lần cuối ông Chen được trông thấy và giúp cảnh sát xem lại camera an ninh để tìm manh mối. Họ cho biết đã giúp tìm thấy khoảng 300 bệnh nhân Alzheimer đi lạc từ năm 2016 đến nay.
"Hầu như mỗi ngày, chúng tôi đều nhận được cuộc gọi cầu cứu của các gia đình trên khắp cả nước. Sẽ thật nguy hiểm nếu như các cụ lớn tuổi bị mắc kẹt trong những công trình xây dựng bỏ hoang, hoặc rơi xuống hố, hoặc lang thang ngoài đường trong thời tiết xấu", Su Xiao, người phụ trách Trung tâm dịch vụ cứu hộ khẩn cấp Beijing Zhiyuan nói.
Quốc hội Trung Quốc thảo luận dự thảo sửa đổi cho phép sinh con thứ ba Các nhà lập pháp Trung Quốc đang xem xét một dự luật sửa đổi vốn cho phép mỗi cặp vợ chồng nước này sinh con thứ ba. Đây là bước đi pháp lý quan trọng nhằm hợp pháp hóa chính sách 3 con. Nhân viên y tế chăm sóc trẻ mới sinh tại bệnh viện ở tỉnh Quý châu, Trung Quốc, ngày 11/5/2021....