45 chiêu giúp trẻ sơ sinh thông minh sớm
Có nhiều cách đơn giản dễ làm bố mẹ có thể áp dụng ngay từ khi con mới sinh để phát triển não bé
Muốn con thông minh, tài giỏi là ham muốn của tất cả các ông bố bà mẹ. Không ai sinh ra đã cũng may mắn được trời bú cho tài năng thiên bẩm. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ của con như gen di truyền, dinh dưỡng, sức khỏe, môi trường sống. Dưới đây là danh sách các cách đơn giản mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ thông minh hơn.
1. Kích thích thị giác của trẻ
1. Giao tiếp bằng mắt: Cha mẹ hãy tận dụng cơ hội để nhìn thẳng vào mắt của con khi chúng mở mắt. Trẻ sơ sinh biết nhận diện khuôn mặt rất sớm, nên việc nhìn thấy khuôn mặt của mẹ ngay từ những ngày đầu sẽ giúp bé lưu trữ được hình ảnh đó trong bộ nhớ.
2. Cử chỉ nét mặt: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ 2 ngày tuổi có thể bắt chước được những cử động đơn giản trên khuôn mặt mẹ. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự tư duy và các giải quyết vấn đề của trẻ.
3. Để cho bé phản ứng: Trẻ có thể nhìn chằm chằm vào hình ảnh của chính mình ở trong gương. Lúc đầu, con có thể nghĩ đó là một em bé dễ thương và bé sẽ thích khi được em bé trong gương mỉm cười và vẫy tay với bé.
4. Thực hiện sự khác biệt: Giơ 2 bức ảnh cách khoảng 20cm so với mặt bé. Mẹ có thể chọn 2 bức ảnh khác nhau, chẳng hạn một bức là hình cái cây, bức tranh còn lại là tranh khuôn mặt em bé. Mẹ nên biết rằng ngay cả bé sơ sinh cũng có tư duy phân biệt, đây là giai đoạn khởi đầu cho khả năng tư duy và đọc của bé về sau.
2.Trò chuyện và cười cùng bé
5. Bập bẹ nói chuyện với con: Khi mẹ nói chuyện với con, hãy nói chậm và có khoảng ngừng để bé có cơ hội được đáp lại. Dần dần như vậy, bé sẽ bắt được nhịp điệu của cuộc trò chuyện và lấp kín được khoảng trống.
Trò chuyện cùng con là cách giúp con nhanh chóng phát triển khả năng ngôn ngữ (Ảnh minh họa)
6. Đa dạng giọng điệu: Bé sẽ thích nghe nhiều giọng điệu khác nhau từ mẹ, do đó mẹ nên cố gắng đa dạng cách nói chuyện cùng giọng điệu để thu hút sự chú ý của bé.
7. Hát một bài hát: Mẹ hãy cố gắng tìm hiểu nhiều giai điệu phù hợp với trẻ để có thể hát cho con nghe. Hoặc mẹ hãy trở thành nhạc sĩ, tự sáng tác ra những vần điệu (chẳng hạn như lời nhạc, này giờ thay tã tới rồi, thay tã, thay tã…). Một số nghiên cứu cho thất rằng việc làm quen với âm nhạc ngay từ nhỏ sẽ có liên quan đến khả năng tư duy môn toán học của bé sau này.
8. Dạy bé nhân-quả: Khi mẹ báo với con “mẹ sẽ bật đèn”, rồi bật công tắc đèn nghĩa là mẹ đã dạy cho bé biết về luật nhân -quả.
9. Cù ngón chân của bé: Tiếng cười là bước phát triển đầu tiên, kích thích sự hài hước của bé. Mẹ có thể cùng bé chơi trò “heo con bé nhỏ” và kết thúc trò chơi bằng cách cù dưới cằm con.
10. Hãy làm một khuôn mặt hề: Để bé chạm vào mũi, má hoặc chạm vào lưỡi hay kéo tai mẹ. Tạo ra một tiếng động vui nhộn mỗi lần bé chạm vào mẹ.
3. Thời gian cho hai mẹ con
11. Cho con bú ngay khi đói: Thực tế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ có chỉ số thông minh cao hơn những đứa trẻ dũng sữa ngoài. Quan trọng là, thời gian cho con bú là lúc hai mẹ con có thể gâng gũi với nhau hơn, mẹ có thể hát, nói chuyện hay đơn giản là vuốt ve mái tóc của bé.
12. Dạy bé khi thay tã: Tận dụng thời gian đó, mẹ hãy dạy con về tên các bộ phận trên cơ thể hoặc các loại quần áo.
13. Nói không với ti vi: Sự phát triển của não bé trong những tháng đầu đời không cần phụ thuộc vào tivi hay bất cứ một chương trình truyền hình nào. Do đó, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện giúp con nhận thức nhanh hơn.
14. Đừng quên cho con nghỉ ngơi: Mỗi ngày, mẹ hãy dành ít phút ngồi trên sàn nhà với bé, không cần âm nhạc, ánh sáng hay bất cứ trò chơi nào. Mẹ hãy cứ để bé tự mình ngắm và ghi nhớ đồ đạc, cảnh vật xung quanh.
4. Phát triển thể chất
15. Nằm và chơi: Mẹ nằm xuống trên sàn, để bé leo trèo và bò qua người. Cách này giúp bé tăng kỹ năng phối hợp tay mắt và giải quyết vấn đề.
Video đang HOT
16. Xây dựng các chướng ngại vật: Tăng kỹ năng vận động cho bé bằng cách đặt đệm sofa, gối, hộp mềm hoặc đồ chơi trên sàn nhà và sau đó chỉ cho bé làm thế nào để bò trên, dưới và xung quanh các đồ vật.
17. Bò theo mẹ: Mẹ bò phía trước để con bò theo. mẹ nên thay đổi tốc độ nhanh, chậm để bé bò theo. Sau đó, dừng lại ở một điểm vui chơi thú vị.
5. Khám phá môi trường mới
18. Chia sẻ cảnh quan: Thỉnh thoảng mẹ nên cho bé ra ngoài đi dạo. Đặt bé ở trên địu, ngồi trên xe đẩy và cùng mẹ ra ngoài, mẹ có thể nói cho bé những gì mẹ nhìn thấy: “Đó là một con chó con” hoặc “Cái cây này to quá” hay “Con có nghe thấy còi xe cứu hỏa không”… Cách này giúp bé xây dựng vốn từ hiệu quả.
19. Đi mua sắm: Mẹ có thể đưa con tới siêu thị. Các gian hàng, âm thanh và màu sắc trong siêu thị cũng giúp bé học hỏi nhiều điều.
20. Thay đổi cảnh quan: Chuyển ghế ngồi bàn ăn của bé sang chỗ khác trên bàn ăn để bé ghi nhớ được vị trí các món ăn được đặt trên bàn ăn.
6. Chơi cùng con
21. Tạo sự ngạc nhiên cho bé: Làm bé thỏa thích bằng cách thổi nhẹ vào lông mày, cánh tay, cổ hay bụng của bé và sau đó mẹ hãy chú ý quan sát phản ứng của con.
22. Chơi trò giấu đồ: Lấy một vài hộp nhựa rỗng, giấu một đồ chơi nhỏ bé dưới một hộp nhựa. Thả các hộp nhựa vào một hộp bìa cứng và xem bé tìm đồ chơi.
23. Chơi ú òa: Trò chơi này mang tới tiếng cười khúc khích cho bé. Bé sẽ biết các đối tượng sẽ biến mất và trở lại thế nào.
24. Bé thả – mẹ nhặt: Bé có thể thích thả đồ chơi xuống sàn khi đang ngồi trên một chiếc ghế cao. Sau đó, mẹ sẽ nhặt giúp bé. Có thể trong trường hợp này bé đang thích thử nghiệm về các định luật hấp dẫn.
7. Dạy bé về chất liệu
25. Kéo giấy ăn: Nếu bé thích kéo khăn giấy ra khỏi hộp giấy, mẹ cứ để bé được vui chơi. Bé sẽ khám phá được chất liệu mềm của giấy khi kéo ra khỏi hộp. Đồng thời, giấu một đồ chơi nhỏ, cứng vào hộp khăn giấy và để bé tự tìm ra.
26. Chất liệu khác nhau: Lấy vài hộp khăn giấy rỗng, bỏ vào đó những miếng vải chất liệu khác nhau như vải len, ren, lanh. Để bé kéo vải nhẹ nhàng ra khỏi hộp hoặc mẹ cọ nhẹ từng miếng vải sạch lên má, bàn chân, bụng của bé để bé cảm nhận từng chất liệu vải.
27. Để bé chạm vào nhiều thứ: Dắt bé đi bộ quanh nhà, mẹ cầm tay bé để bé chạm tay vào cử sổ, một miếng vải mềm, một đồ chơi nhồi bông mịn và những đồ an toàn khác.
28. Để bé được chơi với đồ ăn: Khi bé đã sẵn sàng ăn bốc, cho bé một số đồ ăn có kết cấu khác nhau như hạt đỗ hấp chín, mì ống cắt ngắn, những miếng dưa hấu…Làm vậy giúp con nhanh chóng nhận biết được các loại đồ ăn.
8. Dạy bé ngôn ngữ và đếm
29. Mỗi tuần dạy bé một chữ cái: Chẳng hạn, đọc sách bắt đầu bằng chữ “a”, ăn một món có chữ “a”, cắt đồ ăn nhẹ theo hình dạng chữ “a” hoặc viết chữ “a” bằng phấn lên hè.
30. Đếm tất cả mọi thứ: Đếm số khối hình mà bé đang xếp hoặc số lượng các bước chân của bé. Đếm ngón tay, ngón chân của mẹ và bé. Duy trì thói quen đếm mọi thứ cho bé sẽ giúp con tư duy tốt.
31. Đọc sách: Các nhà nghiên cứu tin rằng, bé 8 tháng tuổi có thể hiểu được trình tự của câu chuyện nếu được nghe 2-3 lần liên tiếp. Điều này được tin là sẽ giúp bé học tốt ngôn ngữ.
Đọc sách sớm cho bé là cách tốt để giúp trẻ thông minh hơn (Ảnh minh họa)
32. Kể chuyện: Kể một mẩu chuyện ngắn, thay thế tên nhân vật chính bằng tên bé cho vui.
33. Đi thư viện: Mẹ hãy cùng bé mua sách và tìm những cuốn sách thú vị.
9. Kích thích trí nhớ cho bé
34. Tạo album gia đình: Giữ lại những bức ảnh họ hàng, người thân và chỉ cho bé từng bức ảnh để lưu giữ hình ảnh người thân trong kí ức của bé.
35. Tạo một cuốn sách sở thú: Mẹ sưu tập những hình động vật và tạo thành một cuốn album. Sau đó, đọc lại cho bé nghe, gọi tên, mô tả đặc điểm vào những câu chuyện với từng con vật.
36. Cho bé xem video: Những video quay cảnh bé biết lẫy, biết bò, đang tắm hoặc chơi cùng ông bà.
37. Chơi trò nhận diện: Đặt một số ảnh ông bà, bố mẹ lên sàn nhà và để bé tìm ảnh của từng người. Trò chơi này giúp bé sớm nhận diện được mọi người xung quanh.
10. Những lời khuyên phát triển khác
38. Khuyến khích đặt câu hỏi: Tìm những chi tiết nhỏ trong bức ảnh và khuyến khích bé đặt câu hỏi.
39. Cho bé tự quyết: Đặt ra các món đồ khác nhau và cho bé được quyền tự lựa chọn thứ mà con thích.
40. Ăn mặc: Cho bé chơi cùng sơmi cũ của bố, chơi cùng khăn quàng, mũ, găng tay cũ của mẹ. Đặt ra những tình huống giả vờ và để bé sáng tạo.
41. Chơi lại lần nữa: Với những đồ chơi bé làm hỏng, đừng vội bỏ đi vì bé có thể chơi đồ chơi hỏng theo cách riêng của bé, miễn là chúng an toàn.
42. Nói chuyện với bé: Trò chuyện với bé xem hôm nay bé có gì vui hay buồn, điều gì làm bé hạnh phúc và tức giận? Việc làm này sẽ giúp bé nhớ lại những sự kiện trong ngày, hiểu được khái niệm quá khứ và gọi tên đúng cảm xúc của con.
43. Hình ảnh và thực tế: Chỉ cho bé thấy một số côn trùng vô hại (dế, bướm, bọ rùa) trong sách (tạp chí) sau đó, đi tới công viên để tìm chúng.
44. Tìm màu: Mẹ gợi ý để bé tìm những thứ có màu xanh khi hai mẹ con đi xe bus hoặc đi du lịch. Sau đó, để bé chọn một màu khác và hai mẹ con tiếp tục tìm kiếm.
45. Cho bé làm những việc nhỏ: Bé có thể biết dọn đồ chơi, phân loại quần áo của bé. Việc này giúp xây dựng ý thức tự giác cho bé trong tương lai.
46. Học về khối lượng: Đây cũng là một cách hữu hiệu mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ thông minh. Xếp vài cái cốc có kích thước khác nhau, để bé đong nước từ cốc này sang cốc kia. Dạy bé phân biệt ít – nhiều, đầy – vơi, cốc lớn – cốc nhỏ…
Theo Khám phá
Tăng nhãn áp: Bệnh lý nguy hiểm dẫn đến mù lòa
Tăng nhãn áp là một căn bệnh nhãn khoa phổ biến do áp suất trong mắt tăng cao, thường gặp ở những người lứa tuổi trung niên.
Tăng nhãn áp: Bệnh lý nguy hiểm dẫn đến mù lòa.
Thế nào là bệnh tăng nhãn áp?
Bệnh tăng nhãn áp là một bệnh lý về mắt làm thiệt hại thần kinh thị giác, gây mất thị lực.
Bệnh tăng nhãn áp có thể làm hỏng thị lực dần dần, người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu mất thị giác cho đến khi bệnh trở nặng.
Chẩn đoán sớm và điều trị có thể giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tổn thương thần kinh thị giác và những tổn thất liên quan đến bệnh tăng nhãn áp, gây nên hạn chế tầm nhìn. Điều quan trọng để bảo vệ đôi mắt của bạn là đến bác sĩ kiểm tra thường xuyên để được phát hiện sớm và điều trị.
Tuổi càng cao, càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Đây là lý do chính tại sao những người trên 60 tuổi và ngay cả những người khỏe mạnh được khuyến cáo nên gặp bác sĩ mắt ít nhất hai năm một lần.
Nguyên nhân gây ra tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp thường là do áp suất chất lỏng trong nhãn cầu tăng quá cao mà thần kinh thị giác không thể chịu đựợc. Các dây thần kinh thị giác có chức năng mang xung thần kinh thị giác từ mắt lên đến não. Nhãn áp tăng là do sự mất cân bằng giữa việc sản xuất và dẫn thoát của dịch lỏng bên trong nhãn cầu.
Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp
Vì bệnh tiến triển chậm nên bạn có thể không nhận ra sự suy giảm dần của thị giác cho đến khi quá muộn và thị lực đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các triệu chứng của glocom góc mở nguyên phát bao gồm:
Mất dần thị lực ngoại vi, thường là ở cả hai mắt
Thị trường hình ống
Các triệu chứng của glocom góc đóng cấp tính bao gồm:
Đau mắt dữ dội
Buồn nôn và ói mửa (kèm theo đau mắt dữ dội)
Bị rối loạn thị giác đột ngột, nhất là trong ánh sáng yếu
Mờ mắt
Quầng quanh nguồn sáng
Mắt đỏ
Cách phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp
Hầu hết các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn nên luôn luôn giữ gìn sức khỏe của mắt.
Bạn cũng nên kiểm tra mắt thường xuyên nếu trên 20 tuổi và có tiền sử gia đình của bệnh tăng nhãn áp.
Nếu bạn trên 60 tuổi, bạn nên khám mắt thường xuyên dù có tiền sử gia đình hay không.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm thiểu hoặc ngăn chặn tổn thương đến thần kinh thị giác và ảnh hưởng đến thị lực. Nếu không điều trị, bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù loà.
Theo Phương Vũ
Theo Gia đình Online
Biểu hiện báo động sức khỏe từ mắt Đôi mắt vẫn được ví như cửa sổ tâm hồn, khi bạn mệt mỏi hay khỏe mạnh chỉ cần nhìn vào mắt người đối diện có thể đoán được. Sự đây là một số dự báo qua đôi mắt mà bạn có thể tham khảo thêm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ảnh minh họa: Internet 1. Lông...