44 tuổi, từng tốt nghiệp ĐH top đầu vẫn bị sa thải 3 lần, tôi chợt nhận ra: Đừng đánh giá cao bản thân, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể bị loại bỏ
Sau 3 lần bị sa thải, anh Vương rơi vào trạng thái đau khổ không lối thoát.
Câu chuyện của anh Vương, 44 tuổi, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc) khiến nhiều người không khỏi xót và đồng cảm.
Tôi sinh năm 1980, quê quán tại Chiết Giang (Trung Quốc). Tôi từng tốt nghiệp trường Đại học top đầu trong dự án 985. Sau đó, tôi học lên Thạc sĩ nhờ vào sự nỗ lực của chính mình. Tôi đến Bắc Kinh vào năm 2005 và khao khát sẽ lập nghiệp tại đây.
Vì tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học máy tính nên ngay sau khi đi làm, tôi đã có thể kiếm được 18.000 NDT (khoảng 63,1 triệu đồng) chỉ bằng việc xây dựng các trang web. Với bằng cấp cao, chuyên môn tốt, thái độ làm việc chăm chỉ nên tôi sớm nhận được các dự án lớn. Tôi cũng có 2 lần chuyển đổi công ty với mức lương liên tục tăng, tôi tự nhận mình khá thành công khi ở dấu mốc tuổi 35.
Năm 2015, tôi nghỉ việc ra ngoài để tham gia vào một công ty starup với vai trò là Giám đốc Kỹ thuật. Trước khi rời đi, lãnh đạo đã nhắc nhở tôi nên dành thêm thời gian suy nghĩ. Nhưng tôi vẫn quyết định chuyển đổi công việc bằng niềm phấn khởi, phấn chấn.
(Ảnh minh hoạ)
Lần đầu tiên bị sa thải
Với tư cách là Giám đốc Kỹ thuật, do thiếu kinh nghiệm nên tôi không nhận được số cổ phần xứng đáng. Và ngay khi công ty lên sàn, ông chủ bắt đầu điên cuồng loại trừ những người bất đồng chính kiến. Ba năm sau, sau khi tiêu hao hết tài sản của công ty, tôi và nhiều Giám đốc điều hành cấp cao khác đều ra đi.
Video đang HOT
Đó là lần đầu tiên tôi thất nghiệp trong sự nghiệp. Thời gian đầu, tôi không thể chấp nhận sự thật này. Suy cho cùng, tôi đã chứng kiến công ty xây dựng từ đầu từng bước, nhưng cuối cùng, tôi vẫn không nhận được kết quả tốt. Tôi rơi vào trạng thái bực bội và bối rối.
Trong khoảng thời gian đó, tôi chỉ nằm ôm lấy điện thoại cả ngày, không muốn làm gì cả. Tôi cảm thấy không muốn làm nhưng cũng không muốn mạo hiểm. Ba tháng sau, vì có kinh nghiệm làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước nên tôi được một người bạn giới thiệu cho công ty tiếp theo.
Lần sa thải thứ hai
Nhận được lời giới thiệu và lời mời phỏng vấn, tôi đã tới công ty tham gia. Ông chủ nhìn tôi và bảo: “Dường như những nhân sự trong lĩnh vực Công nghệ thông tin rất bướng bỉnh. Họ không bao giờ chịu nhìn nhận những hạn chế của mình” . Nghe vậy, tôi đã rất khó chịu nhưng vì đang cần một công việc ổn định nên tôi vẫn đồng ý về công ty làm việc.
(Ảnh minh hoạ)
Trong lòng tôi luôn ấp ủ một giấc mơ. Tôi mơ ước tạo ra được thứ gì đó bằng kinh nghiệm và khả năng của bản thân. Thật không may khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, hoạt động kinh doanh của công ty đã bị ảnh hưởng rất lớn. Do sự thu hẹp về mặt chiến lược, toàn bộ bộ phận kỹ thuật phụ trợ đã bị sa thải, và tôi lại bị sa thải. Lần này, tôi chỉ mới gắn bó với công ty được 1,5 năm và rời đi khi đã 40 tuổi.
Phải đến thời điểm bị sa thải, tôi mới nhận ra, tất cả kinh nghiệm, kỹ năng và sự nổi tiếng mà tôi nghĩ mình có trước đây đều dễ bị phá tan trước môi trường rộng lớn. Tôi đã mắc sai lầm khi đánh giá quá cao bản thân, mà không biết mình đang ở đâu. Kể từ đó, tôi trở nên thực tế hơn, chỉ có mong muốn giản dị là tìm một công việc ổn định.
Bị sa thải lần thứ ba
Cuối cùng, tôi chuyển sự chú ý trở lại doanh nghiệp nhà nước, được mệnh danh là “bát cơm sắt”. Công ty đang cần gấp người có kinh nghiệm nên tôi chủ động đề xuất giảm lương để được vào làm.
Năm đầu tiên, mọi chuyện diễn ra suôn sẻ: tôi làm tốt, sếp đánh giá cao tôi và tôi không có gì phải lo lắng nhiều. Công ty sống sót sau dịch bệnh, tôi nghĩ mình có thể tiếp tục làm việc ổn định. Không ngờ, bắt đầu từ năm kia, tình hình lại diễn biến theo chiều hướng xấu. Đầu tiên, công ty thực hiện nghiêm ngặt việc chấm công, sau đó cắt giảm nhân sự.
Sau 2 lần sa thải trước đây, tôi nhận thức sâu sắc rằng có biến động lớn. Vì vậy, tôi bắt đầu tìm kiếm lối thoát trước, nhưng lúc đó tôi đã ở tuổi 40. Cuối cùng, do không còn lựa chọn nào khác, tôi đành ở lại công ty nhưng chấp nhận thu nhập bị cắt giảm. Ở tuổi này, tôi không còn lợi thế khi phải cạnh tranh với những nhân sự trẻ. Nếu cắt giảm lương thì ít nhất tôi cũng có thể giữ được việc làm.
Tuy nhiên, sự phát triển của mọi chuyện đã vượt quá sức tưởng tượng của tôi. Và cuối cùng công ty đã quyết định không gia hạn hợp đồng cho tôi. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ không thể ở lại ngay cả khi chấp nhận giảm lương. Việc này quả thực giống như một tia sét giáng xuống. Tôi không thể ngờ dù làm việc trong môi trường nhà nước vẫn bị sa thải.
Sau 3 lần sa thải, tôi cũng ở tuổi 44, tôi thấy mình không còn tìm được việc làm chuyên nghiệp nữa. Kết cục làm việc cho người khác là biến mình thành kẻ thất nghiệp.
Nữ nhân viên trẻ bị sa thải vì không mua đồ ăn sáng cho sếp
Một cô gái họ Lou sinh sống và làm việc ở Thượng Hải, Trung Quốc, đã bị sa thải vì không đồng ý đi mua đồ ăn sáng cho cấp trên.
Quá bức xúc trước việc bị sa thải vì lý do ngớ ngẩn, cô gái đã chia sẻ câu chuyện trên mạng xã hội và ghi rõ tên công ty vừa sa thải cô.
Theo Lou, cô là nhân viên mới tại một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục. Cấp trên của cô là một phụ nữ họ Liu. Mỗi sáng, Liu đều yêu cầu cô đi mua đồ ăn sáng cho Liu. Ngoài ra, Liu cũng đặt ra yêu cầu rằng trên bàn làm việc của cô này phải luôn có sẵn một chai nước khoáng.
Lou cho biết mỗi sáng cô đều bị Liu yêu cầu đi mua đồ ăn sáng giúp Liu (Ảnh minh họa: SCMP).
Lou cho rằng những nhiệm vụ mà Liu đặt ra cho cô là không phù hợp, vì vậy, Lou đã nói rõ quan điểm của mình trong nhóm chat công việc có Liu và một số nhân sự khác. Lou đã bị một quản lý khác mắng nhiếc. Sau đó, phòng nhân sự của công ty liền ra quyết định sa thải cô.
Trải qua sự việc, Lou cảm thấy vừa bất lực vừa nực cười. Cô quyết định chia sẻ trải nghiệm cay đắng của mình trên mạng xã hội. Chia sẻ của Lou thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng xứ tỷ dân.
Nhiều cư dân mạng chỉ trích văn hóa công sở ở công ty cũ của Lou. Không ít người cho rằng công ty này dung túng cho nạn bắt nạt nơi công sở. Nhiều người nhận xét Lou đã rất dũng cảm khi không chấp nhận việc bị bắt nạt và dám lên tiếng rất thẳng thắn.
Trước phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng, vào ngày 12/9 vừa qua, công ty cũ của Lou đã ra tuyên bố chính thức. Họ sa thải nhân viên quản lý họ Liu - người trực tiếp quản lý Lou trước đây - vì đã lạm quyền, yêu cầu cấp dưới thực hiện những công việc lặt vặt phục vụ nhu cầu riêng của cá nhân cô.
Công ty cũng mời Lou quay lại làm việc, giữ nguyên vị trí và các phân công nhiệm vụ đối với cô như trước. Dù vậy, công ty không cho biết liệu họ có bồi thường hay bù đắp gì cho Lou vì quyết định sa thải sai lầm đã đưa ra hay không.
Ông Wang - trưởng phòng nhân sự của công ty này - đã chia sẻ với một số tờ tin tức rằng, quyết định cho Lou thôi việc hoàn toàn là quyết định của nhân viên quản lý họ Liu. Liu đã làm việc không công bằng, vi phạm các quy định của công ty trong cả cách thức hợp tác công việc và cách đánh giá nhân sự.
Câu chuyện của Lou khiến đề tài bắt nạt nơi công sở trở nên nóng bỏng trên mạng xã hội Trung Quốc. Hiện tượng bắt nạt nơi công sở bao gồm việc bắt ép nhân sự thực hiện những nhiệm vụ vô lý, mắng nhiếc nhân sự thậm tệ, hoặc thậm chí là quấy rối tình dục.
Nữ sinh đỗ Thạc sĩ của Thanh Hoa từ khi còn chưa tốt nghiệp ĐH: "Học bá bản địa cố 1, mình sẽ phải cố 10" Dù chưa tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, Thu Trang nhận tin mình đỗ bậc Thạc sĩ tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc). Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) - ngôi trường được mệnh danh là "Harvard Châu Á" là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ. Để vào được đây không phải là điều đơn giản, đối với các sinh...