42.500 công nhân ở TP.HCM mất việc do ảnh hưởng dịch Covid-19
TP.HCM có 1.365 doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19 với hơn 42.500 người mất việc hoặc ngừng việc từ đầu năm đến nay.
Thông tin trên được Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết tại “Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi Covid-19″ diễn ra tại TP.HCM sáng nay (10/6).
Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị
Cũng theo ông Phong, số liệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố cho thấy có 2.274 công ty hoàn tất thủ tục giải thể và 9.308 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động.
Trong 6 tháng đầu năm, mỗi tháng có khoảng 7.000 người lao động thất nghiệp. Một ngày mới bắt đầu có khoảng 230 người ở nhà và thất nghiệp.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho rằng, đến nay thành phố đã cơ bản kiểm soát được đợt lây nhiễm lần thứ 4 (bùng phát từ ngày 27/04), song tình hình dịch diễn biến còn phức tạp. Kinh tế thành phố nói chung và cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.
Video đang HOT
“Sự phát triển phồn vinh của thành phố không thể tách rời quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, chắc chắn thành phố không thể đứng ngoài cuộc. Không để doanh nghiệp nào khó khăn vì sự chậm trễ của chính quyền”, ông Phong khẳng định.
Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM cho biết thêm về tình hình của doanh nghiệp tại địa phương. Cụ thể, lao động sụt giảm, nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhập khẩu khan hiếm, tiếp cận khách hàng bị ảnh hưởng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, số lượng đơn hàng bị hoặc giảm đột ngột.
Dịch bệnh còn làm phát sinh thêm các chi phí phòng, ngừa. Những khó khăn khiến số lượng doanh nghiệp giải thể tăng 5% so với cùng kỳ, doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng 24% so với cùng kỳ.
“Khó khăn của doanh nghiệp kéo theo người lao động bị ảnh hưởng như cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ việc, giãn việc, phải nghỉ luân phiên dẫn đến giảm thu nhập”, nữ giám đốc sở nói.
Hàng chục nghìn công nhân ở TP.HCM mất việc do ảnh hưởng dịch Covid-19
Có tâm lý coi doanh nghiệp, công nhân mang dịch bệnh
Cũng tại hội nghị, ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn (TP Thủ Đức) cho biết, vừa qua tỉnh Đồng Nai ra thông báo cách ly 21 ngày người từ TP.HCM. Điều này tạo ra hình ảnh xấu cho doanh nghiệp ở những vùng giáp ranh với Đồng Nai và đặc biệt là TP. Thủ Đức.
“Đây là một hình ảnh không đẹp. Doanh nghiệp và công nhân mang một cái gì đó như bệnh dịch. Đồng Nai hay sắp tới có thể một số tỉnh,TP sẽ không tiếp nhận. Điều này không thể lặp lại, những người làm doanh nghiệp chúng tôi không mong muốn xảy lần nữa”, vị doanh nhân này nhấn mạnh.
Trong khi đó, các doanh nghiệp TP.HCM xuất khẩu ở cảng Cái Mép – Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) rất lớn mà đã xuất khẩu ở cảng này thì phải đi qua tỉnh Đồng Nai.
Việc ra thông báo vào lúc 3h chiều và bắt đầu áp dụng vào 12h đêm đã ảnh hưởng hoàn toàn đến các lô hàng xuất khẩu. Các hãng tàu không thể chờ được, bởi trong chuỗi cung ứng toàn cầu thì thời gian xếp hàng, để cho tàu xuất khẩu tính bằng phút chứ không tính bằng giờ. Do đó, ảnh hưởng tới doanh nghiệp và đặc biệt đến uy tín của các nhà xuất khẩu Việt Nam.
“Thành phố nên quan tâm vấn đề này, chúng ta đã nói nhiều về liên kết vùng, nhưng hiện còn thiếu sự nhất quán, đồng nhất giữa các tỉnh lân cận trong việc phối hợp khi ra các quyết sách”, ông Anh nói.
Tin tức covid-19 mới nhất hôm nay 31-5: Mở rộng vùng cách ly, truy vết F1 của 5 ca COVID-19 trong gia đình ở Bình Dương
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Sáng 31/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi ghi nhận 5 ca mắc trong một gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn (BN7067, BN7068 và 3 người thân), địa phương đã mở rộng vùng cách ly y tế để dập ổ dịch này.
BN7067 và BN7068 (nữ sinh viên Học viện cán bộ TP.HCM và trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM) trước khi bị cách ly tập trung vì có liên quan đến ca mắc COVID-19 ở TP.HCM đã về thăm gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn.
Thuận An chuẩn bị mở rộng truy vết F1 liên quan đến các ca mắc trong một gia đình ở Bình Chuẩn.
Nhận được tin báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, ngành Y tế Bình Dương rà soát, xác định có 8 người là F1 của hai bệnh nhân này. Kết quả xét nghiệm 3 người gồm mẹ, chị gái và em trai dương tính với virus SARS-CoV-2. Thành phố Thuận An tiếp tục truy vết được 82 trường hợp từ F2, xét nghiệm sơ bộ có kết quả âm tính.
Qua mở rộng điều tra dịch tễ, cơ quan y tế Thuận An tiếp tục xác định thêm các mốc dịch tễ quan trọng để tiếp tục mở rộng phạm vi truy vết đối với các trường hợp F1, F2 tiếp theo. Trong đó có 2 mốc dịch tễ đáng chú ý là từ 8-9h sáng 23/5, người mẹ (F0) có đi bầu cử tại Tổ bầu cử số 7, phường Bình Chuẩn và đi làm tại Chi nhánh nước Thuận An.
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo lãnh đạo UBND TP. Thuận An, thời điểm từ 8-9h có khoảng 300 cử tri ở Tổ bầu cử số 7 đi bỏ phiếu, cùng 21 người là thành viên trong tổ bầu cử. Các thành viên trong Tổ bầu cử số 7 đã được đưa đến khu cách ly tập trung và đang tiếp tục mở rộng truy vết F1, F2 tham gia bỏ phiếu thời điểm từ 8-9h. Còn 31 công nhân viên Chi nhánh nước Thuận An đã được cách ly tại nơi làm việc và được lấy mẫu gộp xét nghiệm.
Hiện, TP. Thuận An đang tính toán và đề xuất việc giãn cách ở mức độ phù hợp với tình hình địa phương; đồng thời nhanh chóng kiểm soát các cửa ngõ giáp ranh TPHCM, khu vực cầu Phú Long, tạm dừng hoạt động tại các bến khách ngang sông Sài Gòn./.
Có ca dương tính COVID-19, khu Mả Lạng lại bị phong tỏa Vừa có thêm một ca dương tính với COVID-19 ở khu Mả Lạng, quận 1, TP.HCM - khu vực từng xuất hiện ca nhiễm COVID-19 là nhân viên bốc xếp làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất và từng bị phong tỏa chiều 26 Tết Tân Sửu 2021. Lực lượng chức năng lập rào chắn tại hẻm 245 sau khi có ca...