42,5% người bệnh không hài lòng về thái độ của y bác sĩ
Sáng 27/8, tại Đà Nẵng đã diễn ra hội thảo khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức và công dân nhằm cung ứng dịch vụ công tại Việt Nam.
Các khảo sát được thực hiện trong năm 2014 và 2015 tại 4 tỉnh: Bình Định, Thanh Hóa, Phú Thọ và Vĩnh Phúc do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ thực hiện.
Các cuộc khảo sát này đã thu thập ý kiến phản hồi chi tiết của người dân, tổ chức ở các cấp đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm xác định những cải cách khả thi và nhu cầu nâng cao năng lực cụ thể.
Các lĩnh vực được khảo sát gồm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất, cấp phép kinh doanh, xây dựng và dịch vụ y tế.
Toàn cảnh hội thảo
Kết quả khảo sát cho thấy, việc sử dụng các dữ liệu khảo sát đòi hỏi mức độ chi tiết và chính xác cao. Ví dụ, ở Bình Định, khi khảo sát với 11 huyện, chỉ có 7,7% người được phỏng vấn hài lòng với máy tra cứu thông tin; 5,5% hài lòng với phương tiện giải trí và khoảng 50% hài lòng với quạt và điều hòa ở bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ.
Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn theo từng huyện, “bức tranh” trở nên rõ ràng hơn, vì chỉ có văn phòng của thành phố mới có máy tra cứu thông tin và máy này dường như không sử dụng được. Khu vực chờ nhìn chung là nhận được sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ.
Kết quả thứ hai là sự khác biệt giữa mức độ sẵn có của các trang thiết bị và mức độ hài lòng của người được phỏng vấn. Đáng chú ý nhất là mức độ không hài lòng với nhà vệ sinh ở tất cả các điểm mặc dù các cơ sở y tế này đều đã có nhà vệ sinh. Điều này gợi ý rằng nhà vệ sinh không được duy trì tốt. Ngược lại, trong khi chỉ có 41,3% bệnh nhân trong tỉnh cho biết cơ sở y tế có cung cấp nước uống, tới 72,8% trong số họ hài lòng với tình trạng này.
Một trong những điểm chú ý nhất trong dịch vụ y tế ở Việt Nam và trong kết quả khảo sát là tình trạng quá tải do nhu cầu lớn mà hệ thống các cớ ở y tế chưa đáp ứng được. Hiện tượng này thể hiện rõ nhất qua tình trạng phải nằm chung giường. Ở các cơ sở y tế được khảo sát tại Vĩnh Phúc, 32,2% người dân phải nằm giường chung; ở Thanh Hóa, con số này là 13,6% và ở Bình Định là 29,3%. Mặc dù vậy, hầu hết các bệnh nhân điều hài lòng với việc điều trị và trang thiết bị ở bệnh viện. Điều này có thể do mức độ kỳ vọng hiện tại của bệnh nhân khi đến các cơ sở y tế và mức độ hài lòng cũng có thể thay đổi khi kỳ vọng thay đổi trong tương lai.
Khảo sát cũng đã tìm hiểu mức độ hài lòng về thái độ và năng lực của công chức. Một tỷ lệ khá cao lên tới 42,5% người được phỏng vấn cảm nhận rằng bác sĩ và y tế, hộ lý chỉ có thái độ bình thường hoặc không tận tình. Nhưng phần lớn người trả lời cho rằng bác sĩ thường tận tình hơn y tá, hộ lý.
Video đang HOT
Ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức ở cấp độ đơn vị cung ứng dịch vụ. Chúng tôi thấy kết quả rất hữu ích. Dựa trên kết quả này, chúng tôi có thể có các hành động cụ thể nhằm cải thiện việc cung ứng dịch vụ công của mình”.
“Chúng ta cần phải biết mong muốn của người dân và tổ chức về các thủ tục hành chính và dịch vụ công, và những cuộc khảo sát như thế này có thể chỉ ra hoạt động nào là hiệu quả, hoạt dộng nào cần phải quan tâm. Cách tiếp cận này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia khác như Philippin, Ấn Độ, Hoa Kỳ và các quốc gia Bắc Âu”, ông Seren Davidsen – chuyên gia quản trị nhà nước cao cấp của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam nói.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Muốn mặc quần cũng phải làm đơn xin... giám đốc
Dù "cải cách hành chính" đang là nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền Nhà nước song hội chứng "làm đơn" chưa vì thế mà giảm bớt.
Nhiều người dân vì muốn được việc, vẫn bị quán tính "làm đơn" chi phối, bất kể nhu cầu làm đơn đó đúng hay sai. Xung quanh "hội chứng" này có nhiều chuyện dở khóc dở cười...
"Quyền" cũng phải xin
Trong cuộc tiếp xúc cử tri thông báo kết quả của kỳ họp Quốc hội vừa qua, cử tri Tạ Quang Hưngở phường Tân Định, Q1. TP.HCM, thẳng thừng thể hiện bức xúc về khiếu nại kéo dài, nhất là phần "thủ tục". Ông kể: "Tôi gặp một ĐBQH trình bày. Đại biểu này nghe xong bảo: "Ông làm đơn gửi cho tôi!".
Tôi mừng quá, về viết đơn kèm thêm một bộ hồ sơ photo, và cầm đến Văn phòng ĐBQH cách nhà hơn một cây số. Tới nơi nhân viên văn phòng bảo: "Không nhận đơn trực tiếp, phải gởi qua bưu điện". Vậy là tôi phải trở ra, tìm bưu điện gửi!
Vậy mà cho đến nay đã cả năm trời chưa thấy kết quả giải quyết, chưa ai hồi âm cho tôi biết đơn của tôi đi đến đâu rồi."
Ông Hưng băn khoăn: "Tôi không hiểu vì sao chúng ta lại bày ra thủ tục rườm rà nhiêu khê và rất vô lý là việc gì cũng phải bắt đầu từ cái "đơn xin"! Trong khi khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân".
Với cơ quan của QH, tức đại diện cho nhân dân còn như vậy, còn các cơ quan hành chính, nạn "đơn xin" còn nặng nề hơn gấp bội.
Chúng ta có Luật Giáo dục từ lâu. Năm 2009, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung thêm một số điều nhằm đảm bảo mọi trẻ em thế hệ tương lai đều được đến trường. Khoản 1, điều 11 nêu rõ: "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước." Luật là vậy. Tuy nhiên, điều đầu tiên để con cái chúng ta được đến trường là phải có "Đơn". Tiếp theo là các thủ tục khác như khai sinh, hộ khẩu...
Để nộp được cái đơn cho con cái, ở các thành phố lớn như TP.HCM, các bậc phụ huynh phải chầu chực, chờ đợi. Các quy định tuyển sinh do ngành giáo dục đưa ra hàng năm triển khai xuống bị "biến hình" đủ kiểu. Hậu quả là muốn con được "phổ cập" như Luật quy định thì phụ huynh phải "chạy", phải chực chờ nộp đơn và chờ xét duyệt.
Gần như trong quan hệ với cơ quan công quyền, quan hệ dân sự hay tranh chấp, tất cả đều phải làm "Đơn" và "Đơn xin".
Nếu cái đồng hồ điện nhà bạn bị hỏng hoặc chạy quá nhanh, dù là khách hàng của "ông" điện lực thì việc đầu tiên của bạn là phải làm "Đơn xin"để được kiểm tra hoặc thay đồng hồ mới! Hoặc đồng hồ nước qui trình cũng như vậy...
Ở thành phố, nếu nhà bị hỏng, bị giột vào mùa mưa, muốn sửa chữa thì cũng phải có "Đơn" gửi phòng quản lý đô thị. Nếu không, khi bao xi măng vừa về tới lập tức đã có người của cơ quan chức năng xuất hiện lập biên bản vì "không xin phép"!
Nếu bạn là thanh niên, mới tốt nghiệp và muốn đi làm, việc đầu tiên không thể thiếu là phải có "Đơn xin việc".
Khi đã vào cơ quan làm việc, nạn "Đơn xin" cũng chạy theo. Muốn nghỉ một buổi vì việc riêng, phải làm "Đơn xin phép".
Cảnh chờ nộp đơn tại một cơ quan công quyền Thành phố. Ảnh: Duy Chiến
Đơn xin... mặc quần
Chuyện xảy ra ở bệnh viện thuộc vùng ĐBSCL. Thực hiện chủ trương chỉnh đốn phong cách, trang phục của Sở Y tế, bệnh viện này quyết định toàn thể cán bộ, công nhân viên phải chuẩn hóa trang phục, trong đó nữ giới phải mặc váy ngắn.
Với các nữ hộ lý, nữ y bác sĩ trẻ tuổi thì đồng phục váy không có vấn đề gì. Nhưng với các chị em lớn tuổi, thân hình không còn mi nhon, bắp chân đã quá khổ thì bắt mặc váy chẳng khác chi... đày đọa! Họ mất ăn mất ngủ, chủ tịch công đoàn phải mở cuộc họp lắng nghe kiến nghị của các nữ đoàn viên. Kết thúc cuộc họp, nguyện vọng chính đáng của chị em được chuyển lên Ban Giám đốc.
Để có cơ sở giải quyết, giám đốc yêu cầu phải có "đơn". Thế là một lá đơn ký tên tập thể có tên là "Đơn xin... mặc quần" do công đoàn chuyển lên cấp trên!
"Biến tướng" của đơn
Mới đây, tại cuộc họp của HĐND TP Hồ Chí Minh, một lãnh đạo Q.1 đề xuất tăng mức phạt hành chính vì mức phạt hiện nay quá thấp khiến nhiều người vi phạm sẵn sàng vi phạm nữa, sẵn sàng trả thêm tiền phạt để tiếp tục "giải quyết" nhu cầu tiểu tiện nơi góc phố, lề đường!
Ở đây chúng ta không nói sâu vào chuyện nên phạt nặng thêm như thế nào để người vi phạm không dám vi phạm. Điều cần bàn là người dân ta có vẻ thích được "phạt", thậm chí rất nhiều trường hợp làm đơn "xin được phạt"!
Ở TP.HCM, không thiếu trường hợp "chạy" để được phạt. Đó là trường hợp những người xây nhà trái phép, cất nhà trên đất quy hoạch treo, làm nhà trên đất mua bằng giấy tay... Nếu xử lý theo đúng quy trình thì vô cùng nhiêu khê, thậm chí phải bị đập nhà! Nhưng cũng chính trong "quy trình", lại có mục "phạt" hành chính rất thuận lợi nếu như đã "lỡ" xây trái phép trên đất "có vấn đề", chỉ cần được "phạt" là có thể hợp thức hóa.
Hoặc cũng liên quan đến nhà cửa, nếu bạn có nhu cầu sữa chữa nhà hay cơi nới thêm một chút, nếu làm đơn xin bình thường để được cho phép thì rất nhiêu rắc rối. Nhiều người ở TP có kiểu "lách luật" khá phổ biến là cứ tiến hành làm, sau đó "tự thú" bằng cách "xin được phạt". Đóng phạt xong, cầm biên lai xem như đã được hợp thức hóa.
Cách đây không lâu ở quận Tân Bình có chuyện người dân làm đơn tập thể "xin đi ngược chiều" trên đường một chiều! Lý do nếu đi vòng rất xa xôi và gây thêm nạn kẹt xe, còn nếu được đi "ngược chiều" thì rất gần và giảm bớt kẹt xe!
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ nhiệm Hội luật gia TP. HCM nhìn nhận: "Chúng ta đang cải cách hành chính theo tinh thần của Hiến pháp mới, đề cao và tôn trọng quyền con người. Tuy nhiên, ở khâu thực hiện thì những cái thuộc "quyền" con người vẫn chưa chuyển biến".
Ông Hậu phân tích:"Nạn "Đơn xin" là một ví dụ. Cái gì cũng phải làm đơn, trong khi không phải ai cũng có kỹ năng này. Khi gặp việc cần phải "làm đơn" là khó khăn cho người dân. Mặt khác, "Đơn xin" là dấu ấn của "xin - cho" trong khi thực tế là "quyền" của người dân được Hiến pháp, luật pháp quy định rõ ràng..."
Theo Duy Chiến
Vietnamnet
Bộ trưởng Tiến: Cán bộ phải đổi mới từ tim, óc... Không hài lòng với thái độ cán bộ y tế thờ ơ, quát bệnh nhân, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định phải đổi mới cán bộ từ trong tim, óc, máu. "Có một bộ phận không nhỏ cán bộ y tế vẫn có thái độ thờ ơ, thậm chí là quát bệnh nhân... Vì thế, muốn đổi mới phong cách, cán bộ...