42 ổ dịch Covid-19 chưa được kiểm soát tại Bình Dương
Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, trong số này, 10 ổ dịch có nguồn lây từ TP.HCM. Ngoài ra, 12 điểm dịch chưa rõ nguồn lây qua test nhanh tại các bệnh viện.
Chiều 13/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã chủ trì cuộc họp làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tình hình dịch tại địa phương này.
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương, từ ngày 14/6 đến nay, tỉnh xuất hiện nhiều ca mắc Covid-19 trong các công ty, đan xen khu trọ lưu trú của công nhân.
Nguồn bệnh đã có nhiều trong cộng đồng
Bác sĩ Chương cho hay các ca bệnh tại Bình Dương đã được phát hiện tập trung chủ yếu ở 46 điểm dịch, chuỗi lây nhiễm có nguồn lây từ chùm ca bệnh ở TP.HCM. Biến chủng virus nCoV ghi nhận ở các F0 là Delta. Trong đó, 4 ổ dịch đã được kiểm soát.
Còn lại 42 ổ dịch chưa được kiểm soát, gồm 20 ổ dịch trong tỉnh, 10 ổ dịch lây lan thứ phát có nguồn lây từ TP.HCM và 12 điểm dịch chưa rõ nguồn lây qua test nhanh tại các cơ sở y tế.
Bình Dương là địa phương tiếp giáp với TP.HCM và các địa phương đang có dịch. Số lượng công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp rất lớn nên nguy cơ phát sinh dịch của Bình Dương luôn ở mức cao.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra phòng cách ly của Công ty Saigon Stec. Ảnh: Anh Văn.
Video đang HOT
UBND tỉnh Bình Dương đã triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch. Tuy nhiên, số F0 vẫn gia tăng hàng ngày. Nguyên nhân là tỉnh chưa thể kiểm soát được nguồn lây từ TP.HCM. Đồng thời, các ổ dịch đã xuất hiện tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly, vùng phong tỏa và từ nhà trọ vào công ty, ngược lại.
“Nhiều ca bệnh được phát hiện tại cơ sở y tế qua test nhanh gia tăng. Như vậy có thể khẳng định nguồn bệnh đã có nhiều trong cộng đồng”, ông Chương lo lắng.
Ngành y tế Bình Dương dự báo ca bệnh sẽ tiếp tục gia tăng trong khoảng 10 ngày tới khi tăng cường lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. Trong 10 ngày tới, ông Chương cho rằng tỉnh cần đồng bộ các giải pháp của y tế và quyết liệt thực hiện giãn cách xã hội sẽ bắt kịp được tốc gia tăng của dịch, kiểm soát tình hình.
Tiến sĩ Dương Chí Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), bày tỏ sự lo ngại trước tình hình của dịch. Ông là một trong những người có mặt tại Bình Dương ngay từ ngày đầu, khi tỉnh ghi nhận các F0 đầu tiên. Ông Nam khẳng định vẫn còn tồn tại một số người dân không thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16.
“Qua số liệu cho thấy số ca phát hiện qua tầm soát bệnh nhân vào khám tại các cơ sở y tế và phát hiện ở cộng đồng có xu hướng tăng nhanh. Như vậy, Bình Dương chưa thực hiện tầm soát xét nghiệm diện rộng. Cộng đồng còn rất nhiều ca mắc mà chưa được phát hiện ra. Có thể, các ổ dịch đang âm ỉ ồn tại, sắp bùng phát trên diện rộng trong một vài tuần tới nếu không có các biện pháp chỉ đạo triển khai quyết liệt”, TS Nam nhấn mạnh.
Giáo sư, tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho rằng Bình Dương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch. Dịch đã lây ở cộng đồng, ngành y tế cần phải xét nghiệm nhanh, nhiều hơn. Đội truy vết phải củng cố và hoạt động mạnh mẽ, không được để lọt người thuộc diện F1.
Lực lượng chức năng phun khử khuẩn nơi có ca mắc Covid-19 ở Bình Dương. Ảnh: Thanh Kiều.
Nâng cao năng lực điều trị
Hiện nay, số giường trên địa bàn tỉnh Bình Dương đáp ứng điều trị khoảng 2.400 người. Ngành y tế tỉnh đnag điều trị tập trung cho 1.602 bệnh nhân. Ngoài ra, 72 ca mắc đã hồi phục, 2 trường hợp tử vong.
Bình Dương hiện có 1.540 giường, tại 8 khu điều trị F0. Thêm 3 khu điều trị khác mới thành lập. Dự kiến, thời gian tới tỉnh có thêm khu điều trị tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM (ở Dĩ An), với sức chứa khoảng 900 giường.
Sở Y tế Bình Dương đang khẩn trương hoàn thành và trình UBND tỉnh phê duyệt khu điều trị 1.700 giường tại Trung tâm Thương mại quốc tế Becamex. Như vậy, năng lực điều trị hiện có của tỉnh Bình Dương vào khoảng 4.000 giường.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngành y tế Bình Dương cũng thừa nhận số F0 tăng nhanh, các cơ sở điều trị có lượng giường bệnh ít (khoảng 300 giường/cơ sở), thiếu nhân lực phục vụ, kể cả nhân viên y tế và các nhân viên hậu cần đang bị quá tải.
Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho rằng Bình Dương sắp triển khai xét nghiệm mạnh trong cộng đồng nên số ca mắc sẽ tăng lên. Do đó, ngành y tế phải chuẩn bị số giường nhiều gấp đôi hiện nay để đề phòng tình huống xấu. Ông Khoa khuyến nghị tỉnh chuẩn bị số giường là ký túc xá của các trường đại học và cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, chuyên gia của Bộ Y tế cho rằng Bình Dương nên tăng ngay số giường điều trị tích cực ICU ở hai bệnh viện đa khoa lên 100-150 giường. “Chúng ta phải tăng cường xét nghiệm sàng lọc những bệnh nhân nguy cơ như lọc máu. Nên đưa họ vào điều trị nội trú, tránh phải di chuyển. Đồng thời, chăm sóc y tế cho người dân vùng cách ly”, ông Khoa nói.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị Bình Dương nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nghiêm Chỉ thị 16; tăng cường xử phạt các trường hợp vi phạm giãn cách.
Đồng thời, đại diện Bộ Y tế yêu cầu lãnh đạo tỉnh hỗ trợ người dân trong thời gian giãn cách, để không ai bỏ lại phía sau; huy động công an, quân đội và y tế ngoài công lập, chung tay, góp sức chống dịch.
Ngày 12/6, Bình Dương phát hiện ca bệnh đầu tiên là BN10584, có địa chỉ ở phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, làm nghề bán trà sữa tại phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một.
Từ đó, địa phương này liên tiếp ghi nhận các ca mắc mới và tạo ra hàng loạt chuỗi lây nhiễm như Công ty House Wares, Công ty Hiền Hòa Anh, Công ty xử lý rác thải, Công ty Puku thuộc khu công nghiệp Đồng An (TP Thuận An)…
Đây là địa phương luôn ghi nhận số bệnh nhân mới trong ngày cao thứ 2 cả nước, chỉ sau TP.HCM. Tính đến tối 13/7, Bình Dương đã có tổng cộng 1.814 ca mắc Covid-19 trong làn sóng thứ 4.
Vụ tử vong do ngộ độc pate chay: 3 nạn nhân là người cùng gia đình, nấu bún chay
Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, 3 nạn nhân ngộ độc pate chay ở Bình Dương, trong đó có 1 người tử vong, là những người trong cùng một gia đình, có mua hộp pate chay về để nấu món bún chay...
Một trường hợp đang điều trị tại TP HCM do ngộ độc pate chay
Liên quan đến vụ ngộ độc botulinum nghiêm trọng nghi do sử dụng pate chay vừa xảy ra tại Bình Dương, ngày 27-3, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế Trần Việt Nga thông tin, ngay sau khi nhận được thông tin 3 người nghi ngộ độc do ăn pate chay, trong đó 1 người tử vong, Cục này đã đề nghị truy tìm nguồn gốc pate chay bệnh nhân sử dụng.
Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, các nạn nhân đều là người trong một gia đình, có sử dụng món bún chay tự nấu. Trong đó, người nấu đang bị hôn mê, 1 người đã tử vong và một bé gái 16 tuổi đang được điều trị.
"Qua điều tra từ gia đình, khi nấu bún chay có sử dụng một hộp pate đã bị phồng mà vẫn mở ra nấu vì nghĩ không ảnh hưởng chất lượng" - bà Việt Nga thông tin.
Được biết, bữa ăn bún riêu chay có liên qua có pate chay với 25 - 30 người sử dụng, khiến 6 người nhập viện, trong đó có 1 người tử vong.
Thông tin thêm về độc tố botulinum, bà Trần Việt Nga cho biết, độc tố này không bị loại bỏ dù đun sôi thông thường. Vì thế, khi thấy đồ hộp đã bị phồng, méo, quá hạn sử dụng tuyệt đối không sử dụng.
Cục ATTP khuyến cáo người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải lưu ý để đảm bảo an toàn, phòng ngộ độc. Đặc biệt những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình không nên cho thực phẩm vào đóng gói kín, không đủ điều kiện tiệt trùng, dẫn tới nguy cơ ngộ độc Botulinum rất lớn do độc tố này được sinh ra trong môi trường yếm khí, khi dụng cụ bao gói không đảm bảo an toàn.
Một công ty tài trợ mua 6 lọ thuốc cho người ngộ độc bún riêu chay Một công ty tài trợ 6 lọ thuốc giải độc Clostridium Botulinum giá 48.000 USD để cứu bệnh nhân ngộ độc sau khi ăn bún riêu chay ở Bình Dương. Ngày 27/3, theo Sở Y tế TP HCM, một công ty tài trợ 6 lọ thuốc giải độc Clostridium Botulinum để cứu bệnh nhân ngộ độc sau khi ăn bún riêu chay ở...