42 người nhập viện sau khi ăn thịt trâu
Sau bữa thịt trâu liên hoan dựng nhà mới, 42 người ở Than Uyên, tỉnh Lai Châu (trong đó có trẻ 20 tháng tuổi) đã phải nhập viện vì ngộ độc.
Tờ VOV đưa tin, trưa 26/10 tại bản Mè, xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có một gia đình dựng nhà mới và có tổ chức mổ trâu để làm cơm. Những người ăn cơm gồm hơn 20 người trong gia đình và khoảng 30 người thân thích, người thân tới giúp dựng nhà.
Sau khi ăn xong, một số người có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài… phải nhập viện.
42 người nhập viện ở Lai Châu sau khi ăn thịt trâu (ảnh minh họa)
Ngày 28/10, trung tâm Y tế huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) cho biết, đơn vị đã tiếp nhận 42 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau đầu, buồn nôn và đi ngoài nghi do bị ngộ độc sau khi ăn các món thực phẩm từ thịt trâu – báo Giao Thông đưa tin.
Video đang HOT
Bác sĩ Vũ Văn Quang, Giám đốc trung tâm Y tế huyện Than Uyên cho biết, trong số 42 người nhập viện có cả bệnh nhân mới 20 tháng tuổi. Dựa trên biểu hiện của các bệnh nhân và sau khi khám, tập thể y bác sĩ của trung tâm chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhân theo phác đồ ngộ độc thực phẩm. Các bác sĩ đã truyền nước, bù điện giải…
“Đến nay, nhìn chung tình hình sức khỏe của các nạn nhân đã cơ bản ổn định. Hiện chúng tôi đang tiếp tục theo dõi, không có gì thay đổi, ngày mai các nạn nhân sẽ được ra viện”, bác sĩ Quang nói.
Theo báo Lao Động, mâm cơm của những người phải nhập viện bao gồm nhiều món được chế biến từ thịt trâu, trong đó có món nộm bì trâu chua, thịt đầu trâu, nậm pịa…
H.Y ( tổng hợp)
Theo nguoiduatin
Thanh Hóa: Hơn 100 trẻ bị nhiễm bệnh do vi rút hợp bào hô hấp RSV
Năm 2018, bệnh do vi rút hợp bào hô hấp RSV bùng phát sớm hơn và là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Thống kê cho hấy, đã có hơn 100 trẻ dương tính với vi rút hợp bào hô hấp RSV phải nhập viện điều trị trong tháng 9.
Theo các bác sĩ, vi rút RSV thường gây bệnh về hô hấp ở trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi. Bệnh phát triển lây lan mạnh vào cuối thu sang đông.
Trong tháng 9, có hơn 100 trẻ nhập viện điều trị vi rút hợp bào hô hấp RSV.
Tuy nhiên, năm nay dịch bùng phát sớm hơn và là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
Tre bị bệnh thường có các triệu chứng ban đầu như: Ho khan, ho có đờm, sốt nhẹ đến tăng cao; nặng lên là bỏ bú, bú kém, ăn uống kém, quấy khóc, ho tăng lên, thở nhanh, thở khò khè... Nếu không dùng thuốc đúng có thể làm suy giảm miễn dịch, dẫn đến nguy cơ biến chứng nặng.
Bác sĩ Lê Văn Tráng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: Thời tiết giao mùa này, đã có nhiều trường hợp vào viện nguyên nhân là do loại vi rút này. Tại bệnh viện cũng đã phát hiện, chẩn đoán và xác định được căn nguyên này bằng phương pháp vi sinh.
Cũng theo bác sĩ Tráng, virut hợp bào hô hấp RSV không phải là virut mới, vì vậy, các bậc phụ huynh không nên quá hoang mang, lo lắng khi trẻ có các dấu hiệu về đường hô hấp hoặc nghe những thông tin trên các trang mạng khi chưa được kiểm chứng.
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin.
Đồng thời, khi thấy trẻ có các triệu chứng nhiễm virut RSV, cần tránh đưa trẻ tới nơi công cộng; người lớn cần vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.
Nếu trẻ ho nặng có đờm, thở khò khè, tím tái, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, tuyệt đối không tự ý mua thuốc do RSV không bị tiêu diệt khi dùng kháng sinh.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Vì sao 6 bệnh nhân tử vong vì tay chân miệng đều ở miền Nam? Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tay chân miệng tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây, chủ yếu tập trung ở khu vực miền Nam với 41.218 trường hợp (chiếm 77%). Cha mẹ biết gì về bệnh chân tay miệng? Bệnh chân tay miệng đang vào mùa cao điểm, 6 trường hợp đã tử vong....