41.000 ca mắc sởi ở Châu Âu, Việt Nam phòng tránh thế nào?
Riêng trong 6 tháng đầu năm tại các nước châu Âu đã ghi nhận hơn 41.000 trường hợp mắc sởi, cao hơn 70% so với cả năm 2017, trong đó có ít nhất 37 trường hợp tử vong.
Ảnh minh hoạ: Internet
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới đang cảnh báo sự gia tăng đáng kể dịch bệnh sởi tại các nước châu Âu trong nửa đầu năm 2018. Riêng trong 6 tháng đầu năm tại các nước châu Âu đã ghi nhận hơn 41.000 trường hợp mắc sởi, cao hơn 70% so với cả năm 2017, trong đó có ít nhất 37 trường hợp tử vong. Số trường hợp ghi nhận mắc trong 6 tháng đầu năm 2018 đã cao hơn số mắc trong 12 tháng của từng năm trong 10 năm qua. 7 quốc gia có số mắc cao nhất với trên 1.000 trường hợp mắc gồm: Ucraina, Grudia, Italia, Nga, Serbia, Pháp, Hy Lạp. Trong đó Ucraina có số trường hợp mắc cao nhất với 28.000 trường hợp mắc, Serbia có số trường hợp tử vong cao nhất với 14 trường hợp tử vong. Đặc biệt việc ghi nhận sự lây truyền bệnh sởi xảy ra liên tục ở cả một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi (Đức và Nga), điều này dấy lên mối lo ngại dịch bệnh sởi có thể quay trở lại thành dịch lưu hành ở những nước này.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Tiêm vắc xin sởi là một biện pháp hiệu quả phòng bệnh sởi.
Video đang HOT
Các chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân dịch sởi gia tăng tại các nước châu Âu là do tỷ lệ bảo phủ vắc xin sởi không đạt yêu cầu tại nhiều nước. Năm 2017, tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi toàn châu Âu đạt tỷ lệ trung bình là 90%, trong khi một số nước đạt trên 95% thì còn nhiều nước mới đạt tỷ lệ dưới 70%. Tỷ lệ này đặc biệt thấp tại Ucraina với tỷ lệ tiêm vắc xin sởi 31% vào năm 2016.
Theo WHO, để phòng xảy ra ổ dịch sởi, việc tiêm vắc xin sởi phải đạt tỷ lệ bao phủ trên 95% với 2 liều vắc xin sởi hàng năm ở tất cả các cộng đồng. Tiến sĩ Nedret Emiroglu, Giám đốc Đơn vị Đáp ứng khẩn cấp về y tế và các bệnh truyền nhiễm của WHO khu vực châu Âu cho rằng “Tình trạng này chứng tỏ rằng tất cả mọi người chưa được tiêm phòng sởi đều có nguy cơ mắc sởi, bất kể họ sống ở đâu, mỗi nước đều phải tiếp tục thúc đẩy tăng tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin sởi và không để trình trạng trống tiêm chủng, kể cả những nước đã đạt thành tựu loại trừ bệnh sởi”. Hiện nay, WHO đang yêu cầu tất cả các nước châu Âu rà soát lại tỷ lệ tiêm vắc xin sởi kể cả các nước đã công bố loại trừ bệnh sởi để thực hiện các chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho các khu vực chưa đạt yêu cầu.
Ở nước ta, tại một số nơi vùng sâu, vùng xa và những đô thị có số trẻ di biến động lớn có nhiều trẻ còn chưa được tiêm vắc xin sởi đầy đủ nên có nguy cơ cao ghi nhận các trường hợp mắc và các ổ dịch sởi tại cộng đồng.
Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
3. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
THÁI HÀ
Theo Tiền phong
Cảnh báo gia tăng bệnh sởi
Theo Bộ Y tế, ở nước ta, tại một số vùng sâu, vùng xa và những đô thị có số trẻ di biến động lớn có nhiều trẻ còn chưa được tiêm vắc xin sởi đầy đủ nên có nguy cơ cao xuất hiện các ổ dịch sởi.
Thông tin từ Cơ quan đầu mối quốc gia điều lệ y tế quốc tế (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) ngày 26.8 cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang cảnh báo sự gia tăng dịch bệnh sởi tại các nước châu Âu.
Đáng lưu ý, sự lây truyền bệnh sởi xảy ra ở cả một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi (Đức và Nga).
Theo Bộ Y tế, ở nước ta, tại một số vùng sâu, vùng xa và những đô thị có số trẻ di biến động lớn có nhiều trẻ còn chưa được tiêm vắc xin sởi đầy đủ nên có nguy cơ cao xuất hiện các ổ dịch sởi.
Bộ khuyến cáo người dân cho trẻ từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi đến trạm y tế xã, phường để tiêm phòng. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị.
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, tại Hà Nội trong 7 tháng đầu năm nay ghi nhận 240 trường hợp mắc sởi, ở hầu hết các quận, huyện, thị xã; tập trung ở nhóm dưới 1 tuổi và khoảng 90% các ca mắc sởi chưa tiêm vắc xin.
Theo thanhnien.vn
2 bệnh trẻ thường mắc vào mùa thu, mẹ chú ý cảnh giác!Mùa thu đến, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng của trẻ giảm sút. Bệnh cảm lạnh Mùa thu đến, chênh lệch nhiệt độ giữa các thời điểm trong ngày cũng như trong nhà và ngoài trời gây kích thích niêm mạc hô hấp của trẻ. Với sức đề kháng yếu ớt, trẻ rất dễ mắc bệnh cảm lạnh. Bệnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)

Bé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòa

7 lợi ích bất ngờ khi ăn trái cây lúc bụng đói vào buổi sáng

5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường

Gia đình, trường học chung tay phòng bệnh tay chân miệng

TPHCM: Cấp cứu người phụ nữ nguy kịch sau khi... gãi ngứa

Những thói quen ăn uống gây hại không ngờ của người Việt

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Xót xa bé 2 tuổi bị chó nhà nuôi tấn công phải nhập viện với nhiều vết thương phức tạp

Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?

Không chủ quan khi mắc bệnh basedow trong thai kỳ
Có thể bạn quan tâm

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt
Thế giới
21:47:21 22/05/2025
Huy Khánh trở lại dự án mới sau ly hôn
Hậu trường phim
21:46:08 22/05/2025
Bi kịch khiến nam diễn viên hạng A sống như người nghèo, để chị gái trông như ăn xin cũng không đụng đến 18.000 tỷ
Sao châu á
21:41:40 22/05/2025
Tổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày
Tin nổi bật
21:40:16 22/05/2025
Tình trạng đáng lo của Quỳnh Lương giữa bão drama với chồng cũ
Sao việt
21:34:42 22/05/2025
Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai
Sao thể thao
21:26:42 22/05/2025
Hai tài xế ô tô trả giá vì gây tai nạn kinh hoàng, khiến 4 mẹ con tử vong tại chỗ
Pháp luật
21:18:34 22/05/2025
Loan Barbie gây thương nhớ trong bộ áo dài thướt tha
Netizen
21:00:05 22/05/2025
Cuộc nói chuyện của bố Neko Lê và "bình rượu": Ai mà nghĩ lúc ở bên con gái, nam rapper cá tính lại "biến" thành thế này!
Tv show
20:55:53 22/05/2025
5 món này là "hố đen chi tiêu", nếu đã mua thì sẽ rất hối hận!
Sáng tạo
20:44:17 22/05/2025