41 trường đại học cho sinh viên tạm dừng đến trường vì dịch Covid-19
ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Văn Hiến cùng nhiều trường khác thông báo hoãn học tập trung, chuyển sang hình thức trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19.
Cụ thể, ĐH Công nghiệp Hà Nội thông báo từ ngày 4-9/5, trường triển khai dạy học trực tuyến đối với khóa 15.
Những lớp đặc thù không thể triển khai dạy học trực tuyến (ca/lớp thực hành/ thí nghiệm, các lớp Giáo dục quốc phòng – An ninh), sinh viên được nghỉ học và sẽ học bù theo kế hoạch.
Từ ngày 10/5 trở đi, các lớp tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo học kỳ II. Nếu diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, cần phải điều chỉnh kế hoạch và tiến độ đào tạo, nhà trường sẽ thông báo cụ thể vào ngày 7/5.
Đối với cao học, đại học các khóa còn lại, liên thông lên đại học, cao đẳng các khóa, từ 4/5, trường tổ chức dạy học, hướng dẫn thực hành, thực tập và đánh giá kết quả học tập bình thường theo kế hoạch đã ban hành.
ĐH Công nghiệp Hà Nội yêu cầu sinh viên, giảng viên thực hiện nghiêm thông điệp 5K, thực hiện khai báo y tế với chính quyền địa phương nơi cư trú và tiếp tục khai báo y tế trên hệ thống của trường.
Trường hợp thuộc diện phải cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan y tế không đến trường. Những người có biểu hiện ho, sốt, khó thở hoặc các biểu hiện nghi ngờ nhiễm bệnh Covid-19 phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và xử lý kịp thời.
Sinh viên nhiều trường ở Hà Nội chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn và phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh minh họa: Việt Hùng.
Học viện Chính sách và Phát triển tổ chức giảng dạy, học tập trực tuyến cho sinh viên từ ngày 4/5 đến khi có thông báo mới. Lịch thi học phần học kỳ II năm học 2020-2021 được lùi lại cho đến thời điểm thích hợp theo thông báo của học viện.
Tương tự, ĐH Xây dựng chuyển sang dạy học trực tuyến từ ngày 4/5. Các hoạt động hành chính vẫn được thực hiện bình thường, đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch.
Video đang HOT
ĐH Điện lực thực hiện giảng dạy và học tập theo hình thức trực tuyến từ ngày 4/5 đến khi có thông báo tiếp theo đối với tất cả hệ đào tạo.
Các nội dung học thực hành tại phòng máy tính được thực hiện dạy và học trực tuyến theo thời khóa biểu. Các nội dung học thực hành, thí nghiệm tại cơ sở 2, sinh viên dừng học đến khi có kế hoạch mới. Các lớp đang học môn Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng An ninh đợt 5 vẫn thực hiện theo kế hoạch.
Sinh viên đại học, học viên sau đại học tại ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội , chuyển sang học trực tuyến từ 4-9/5.
Sinh viên đại học chính quy đang đi thực tập, thực tế thực hiện theo kế hoạch của trường phổ thông (hiện còn các đợt thực tập tại trường THPT Khoa học Giáo dục).
Học viên các khoá bồi dưỡng và các hệ đào tạo không chính quy học trực tuyến từ ngày 4/5 đến khi có thông báo mới. Riêng trường hợp kết hợp bồi dưỡng với tỉnh Hoà Bình sẽ thực hiện theo lịch của địa phương.
ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương thông báo học viên, sinh viên các hệ đào tạo tạm dừng đến trường học tập trung trên lớp, chuyển sang học trực tuyến qua mạng Internet từ ngày 4/5 đến khi có thông báo tiếp theo.
Sinh viên đang học môn Giáo dục Quốc phòng An ninh khóa 270 lùi lịch học từ ngày 4/5 đến ngày 9/5.
Học viện Tài chính cũng điều chỉnh kế hoạch học tập, giảng dạy và thi kết thúc học phần/môn học đợt 2 học kỳ II năm học 2020-2021,
Theo đó, từ ngày 4-25/5, học viện tổ chức giảng dạy và học tập trực tuyến đối với các khóa/hệ đào tạo đại học để phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Sinh viên CQ58 tạm hoãn lịch đi học tập trung môn học Giáo dục Quốc phòng An ninh (đợt 1) từ ngày 4/5 và tiếp tục học tập trực tuyến các học phần/môn học đã bố trí theo kế hoạch thời khóa biểu truớc đó. Lịch học tập trung học phần Giáo dục Quốc phòng An ninh (đợt 1) sẽ được thông báo sau.
Sinh viên hệ đại học chính quy đang học môn học Giáo dục thể chất (phần thực hành) chuyển sang học trực tuyến theo lịch học và học phần thay thế phù hợp. Thời gian bắt đầu giảng dạy và học tập từ ngày 10/5.
Từ ngày 4/5, ĐH Dược Hà Nội chuyển các học phần lý thuyết sang hình thức trực tuyến. Lịch thực tập, seminar, lịch thi các khóa vẫn thực hiện tập trung tại trường theo kế hoạch.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông triển khai dạy học trực tuyến từ ngày 4/5 đến khi có thông báo mới. Các học phần không tổ chức học tập trực tuyến gồm Giáo dục thể chất, Thực hành cơ sở, Thực hành chuyên sâu, các phần thực hành của các lớp học phần chưa có hệ thống thực hành trực tuyến đã được nghiệm thu.
Phòng Giáo vụ sẽ điều chỉnh lịch học cụ thể các học phần trên hệ thống quản lý đào tạo sau khi sinh viên quay trở lại học viện học tập trung.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông báo sinh viên các lớp học lý thuyết, thực hành trên máy tính, nội dung lý thuyết của phần thực hành, lớp học Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục thể chất, học viên cao học và nghiên cứu sinh thực hiện học trực tuyến từ ngày 4-9/5.
Trong thời gian này, sinh viên các lớp học thực hành còn lại nghỉ học. Học viện sẽ bố trí lịch học bù sau.
Học viện Quản lý Giáo dục , ĐH Văn hóa Hà Nội , ĐH Lâm nghiệp , ĐH Nội vụ Hà Nội cho sinh viên học trực tuyến từ ngày 4/5 đến khi có thông báo mới.
ĐH Công đoàn tạm thời chuyển sang học bằng hình thức trực tuyến sau kỳ nghỉ lễ. Lịch học trực tuyến sẽ triển khai từ ngày 6/5 đến từng đơn vị, khóa, lớp, từng sinh viên.
Từ ngày 4-10/5, sinh viên các khóa 12, 13, 14, cao đẳng tại ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp chuyển sang học trực tuyến.
ĐH Mỹ thuật Công nghiệp cho sinh viên học trực tuyến từ ngày 3-8/5.
ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội cho sinh viên chính quy các khóa học trực tuyến từ ngày 4-16/5.
Tại ĐH Sư phạm Thái Nguyên , sinh viên K54 hoãn thi các môn theo lịch từ 4/-9/5. Từ ngày 10/5, trường tổ chức học kỳ hè theo kế hoạch theo hình thức học trực tuyến. Kế hoạch thi bù và học trực tiếp sẽ được thông báo sau.
Sinh viên K53, K55, các lớp liên thông vừa làm vừa học, học viên sau đại học học tập trực tuyển từ 4/5 đến khi có thông báo mới.
ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên cho sinh viên học trực tuyến từ ngày 3-9/5. Sinh viên học môn Giáo dục Quốc phòng An ninh, các lớp thực hành, thí nghiệm, thực tập cơ sở tạm nghỉ đến khi có thông báo mới.
ĐH Khoa học , ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (ĐH Thái Nguyên) yêu cầu sinh viên không trở lại trường trường đến hết ngày 9/5 (ở đâu ở yên tại đó), việc học sẽ chuyển sang hình thức trực tuyến.
ĐH Văn Hiến thông báo sinh viên tạm dừng học tập trung tại các cơ sở của trường từ ngày 4-9/5. Trường cũng điều chỉnh lịch thi. Theo đó, lịch thi kết thúc học phần từ ngày 4-8/5 dời sang từ ngày 17-22/5. Lịch thi từ ngày 10-15/5 diễn ra bình thường.
Trước đó, 18 trường đại học đã ra thông báo về việc chuyển công tác dạy – học sang hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn và phòng, chống dịch Covid-19.
Mỗi giảng viên chỉ được ngân sách chi bình quân 9,78 triệu đồng/năm
Hôm qua 10.3, tổ công tác xây dựng khung chiến lược phát triển giáo dục ĐH (GDĐH) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã họp buổi đầu tiên để bàn việc xây dựng dự thảo khung chiến lược này.
Giảng viên môt trường đại học tham gia dạy trực tuyến trong thời gian sinh viên nghỉ học phòng chống dịch Covid-19 - TRỌNG ÁNH
Tại buổi họp, các thành viên tổ công tác đã nghe đại diện Bộ GD-ĐT trình bày bản nháp dự thảo khung chiến lược, trên cơ sở đó thảo luận về định hướng cấu trúc và nội dung dự thảo.
Trong phần đánh giá bối cảnh bản nháp của dự thảo, trong 10 năm tới, GDĐH VN vừa có nhiều cơ hội, vừa có nhiều thách thức. Tỷ lệ chi ngân sách cho GD nói chung cao. Chẳng hạn, từ năm 2004 - 2015, tỷ lệ phân bổ nguồn lực của Chính phủ cho ngành giáo dục chiếm 5% GDP và 17-18% tổng chi tiêu của Chính phủ. Nhưng nếu xét về tổng giá trị đầu tư thì thấp, dưới mức trung bình của thế giới, do GDP của Việt Nam còn ở mức thấp.
Trong số các bậc học, GDĐH lại có tỷ lệ phân bổ đầu tư công thấp nhất. Trong năm 2015, kinh phí hoạt động của hệ thống GDĐH chỉ chiếm 0,33% GDP, 1,1% tổng chi tiêu của Chính phủ, và 6,1% tổng chi tiêu của Chính phủ cho GD-ĐT. So sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tỷ lệ đầu tư công cho GDĐH ở nước ta rất thấp (chi tiêu GDĐH tính trên GDP chiếm ít nhất 1% GDP ở nhiều quốc gia). Chi tiêu cho mỗi sinh viên trong hệ thống GDĐH của VN là 316 USD (15% GDP bình quân đầu người) trong năm 2015, một trong những mức thấp nhất so với các quốc gia khác.
Đáng chú ý, theo số liệu điều tra tiềm lực của Vụ Khoa học, công nghệ, môi trường (tháng 12.2019), các cơ sở GDĐH trực thuộc Bộ GD-ĐT có 25.533 giảng viên. Trung bình 1 giảng viên được chi 9,78 triệu đồng từ ngân sách nhà nước năm 2019.
Nguồn thu từ doanh nghiệp, dịch vụ khoa học và công nghệ của các trường ĐH rất thấp, chỉ tập trung ở một số ít trường trong khối trường ĐH kỹ thuật công nghệ (9/16 trường). Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã có 1.729 hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết và thực hiện, tổng lợi nhuận từ nguồn thu các hợp đồng này là 553,09 triệu đồng. Điều đó cho thấy, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học- công nghệ còn rất thấp so với tổng nguồn thu của nhà trường.
Các trường Đại học ở Hà Nội thực hiện phòng dịch Covid-19 trước ngày 8/3 Hầu hết các trường học viện, đại học trên địa bàn TP. Hà Nội đã tiến hành dọn dẹp vệ sinh, phun khử khuẩn lớp học, ký túc xá để đón sinh viên quay trở lại học tập bình trường vào ngày 8/3 tới. Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, học sinh sẽ trở lại trường từ ngày 2/3, sinh viên...