400 triệu trẻ em rơi vào cảnh nghèo cùng cực
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo cho thấy trong năm 2010, có khoảng 400 triệu trẻ em trên thế giới nằm trong diện có mức sống dưới chuẩn nghèo, chưa tới 1,25 USD/ngày (26.000 đồng/ngày).
WB đặt mục tiêu xóa tình trạng cực kỳ nghèo trước năm 2030 – Ảnh: Reuters
Báo cáo trên được đăng trên wesbite của WB ngày 10.10, nhận định rằng tuy số người dưới mức nghèo đã giảm nhiều trong ba thập niên qua, nhưng đến năm 2010, cứ 3 người rơi vào diện này thì có một trẻ em.
Ở những nước có thu nhập thấp, tỉ lệ này còn tệ hơn, với phân nửa trẻ em có mức sống dưới mức nghèo.
Báo cáo còn chỉ ra rằng, tuy tỉ lệ cực kỳ nghèo đã giảm trong tất cả các khu vực, nhưng 35 quốc gia có thu nhập thấp, trong đó có 26 quốc gia ở châu Phi, lại có thêm 100 triệu người dưới mức nghèo so với cách đây 3 thập niên.
Trong năm 2010 có tới 33% số người dưới mức nghèo sống ở những quốc gia thu nhập thấp, so với 13% của năm 1981.
Từ đó, báo cáo nhấn mạnh cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể đạt được mục tiêu xóa tình trạng dưới mức nghèo toàn cầu trước năm 2030.
Theo TNO
10 nơi khốn khổ nhất trên thế giới
Đứng đầu danh sách là Zimbabwe với mức lạm phát 8,3% và tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục 95%. Những quốc gia và vùng lãnh thổ gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị như Liberia, Belarus, Syria đều nằm trong danh sách này.
Chỉ số khổn khổ, một thước đo kinh tế mới được đưa ra bởi Arthur Orkum, tổng kết tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát nhằm đánh giá tình trạng sống của một quốc gia. Theo đó điểm số càng cao, đất nước đó càng khốn khổ. Những người dân có thể cảm nhận rõ rệt về nỗi khó nhọc khi phải đối mặt với tình hình thất nghiệp và giá cả leo thang.
Business Insider đã tổng kết số liệu từ 197 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ Afghanistan đến Zimbabwe, để đưa ra bảng chỉ số khốn khổ năm 2013. Kết quả được lấy từ dữ liệu của CIA World Factbook, được cập nhật gần nhất vào ngày 11/2/2013. 10 quốc gia sau đây đứng đầu danh sách những nơi khốn khổ nhất trên thế giới.
1. Zimbabwe
Điểm số khốn khổ: 103,3
Tỷ lệ lạm phát: 8,3%
Tỷ lệ thất nghiệp: 95%
Một số tổ chức về quyền con người đã lên án chính phủ Zimbabwe vi phạm những quyền cơ bản như tự do biểu tình và được luật pháp bảo vệ. Bạo lực và sự đe doạ là những phương pháp chính trị phổ biến tại đây, và các chính trị gia hầu như thất bại trong việc thống nhất bất kỳ vấn đề chủ chốt nào trong những năm qua. Kinh tế Zimbabwe tăng trưởng chậm, một phần vì vụ mùa kém và doanh thu ít ỏi từ kim cương. Theo CIA Factbook, chính phủ Zimbabwe vẫn đối mặt với một loạt các vấn đề kinh tế, bao gồm thiếu hụt cơ sở hạ tầng và quản lý, áp lực văn hoá ngoại lai, bất ổn chính trị, nợ công lớn và sự thiếu vắng lao động lành nghề.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Zimbabwe hiện là 95%, dù CIA Factbook ghi chú "không rõ" lượng thất nghiệp thực tế, do tình hình kinh tế phức tạp hiện tại. Chỉ số lạm phát gần đây đã được bình ổn, sau khi nước này đối mặt với siêu lạm phát từ 2003 đến 2009.
Video đang HOT
2. Liberia
Điểm số khốn khổ: 90,5
Tỷ lệ lạm phát: 5,5%
Tỷ lệ thất nghiệp: 85%
Là một nước thu nhập thấp, dựa dẫm nhiều vào cứu trợ nước ngoài, nền kinh tế Liberia bị tàn phá bởi nội chiến và những sai lầm của chính phủ. Năm 2010, nước này chạm đáy nghèo tới mức 5 tỷ USD nợ công đã được đã xoá bỏ vĩnh viễn. Hai năm vừa qua, nền kinh tế trong nước tăng trưởng mạnh chỉ nhờ vào tài nguyên thiên nhiên phong phú và giá hàng hoá cao. Đây là lý do 85% lao động nước này không thể tìm thấy công việc ổn định.
3. Burkina Faso
Điểm số khốn khổ: 81,5
Tỷ lệ lạm phát: 4,5%
Tỷ lệ thất nghiệp: 77%
Burkina Faso có dân số đông và tài nguyên hạn chế. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trồng bông và khai thác vàng. Nơi đây vẫn đang xoay sở với hậu quả của đợt hạn hán nghiêm trọng năm 2011, đã tàn phá các vùng đồng cỏ và gieo trồng. Burkina Faso cũng phải đối mặt với nạn thất nghiệp tràn lan.
Dù vậy, Burkina Faso đang dần phát triển. Theo CIA Factbook, nguy cơ di cư số lượng lớn của khoảng 3 đến 4 triệu dân đang sống và làm việc tại vùng Cote D'Ivoire đang dần được xua tan. Các mối liên kết thương mại, năng lượng và giao thông đang được tái thiết.
4. Belarus
Điểm số khốn khổ: 71
Tỷ lệ lạm phát: 70%
Tỷ lệ thất nghiệp: 1%
Năm 2011, Belarus tăng lương dù năng suất lao động không tiến triển, dẫn đến khủng hoảng tài chính. Dù đã bán công ty khí gas nhà nước Beltranzgas cho ngân hàng Gazprom của Nga, cũng như nhận được hàng tỷ USD từ Quỹ cứu trợ cộng đồng kinh tế Âu Á và từ ngân hàng Sberbank trực thuộc trung ương Nga, đồng ruble Belarus vẫn giảm 60% giá trị trong năm 2012 và vẫn tiếp tục mất giá.
Nhưng ít nhất cư dân Belarus không chịu cảnh thất nghiệp nặng nề. Khoảng 50% lượng lao động làm trong các cơ quan nhà nước. Belarus tự hào có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới.
5. Turkmenistan
Điểm số khốn khổ: 70,5
Tỷ lệ lạm phát: 10,5%
Tỷ lệ thất nghiệp: 60%
Ngành nông nghiệp chỉ chiếm 8% thu nhập nơi đây, nhưng nắm giữ đến một nửa lượng lao động. Turkmenistan chìm sâu trong nạn tham nhũng và một chính phủ điều hành yếu kém. Theo CIA Factbook, triển vọng chung trong tương lai gần không mấy khả quan, do nạn hối lộ tràn lan, nền giáo dục kém phát triển, chính phủ không biết tận dụng doanh thu từ dầu và gas, cũng như không sẵn sàng cải tổ nhà nước theo hướng kinh tế thị trường.
6. Djibouti
Điểm số khốn khổ: 63,3
Tỷ lệ lạm phát: 4,3%
Tỷ lệ thất nghiệp: 59%
Tài nguyên thiên nhiên ít ỏi và sự phát triển công nghiệp khiêm tốn khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Djibouti cao đáng ngạc nhiên. Lý do duy nhất giữ tỷ lệ lạm phát ở mức thấp là đồng franc của Djibouti biến động theo USD. Giá trị đồng tiền này vì thế ở mức cao, khiến quốc gia này càng khó khăn hơn trong việc trả nợ.
7. Namibia
Điểm số khốn khổ: 57
Tỷ lệ lạm phát: 5,8%
Tỷ lệ thất nghiệp: 51,2%
Vốn dựa dẫm vào tài nguyên thiên nhiên, Namibia xuất khẩu rất nhiều kim cương, uranium và vàng. Tuy nhiên, lao động ngành mỏ chỉ chiếm 3% tổng lượng lao động. Do không có nhiều hoạt động kinh tế khác, gần một nửa cư dân Namibia thất nghiệp. Chênh lệch thu nhập ở đây cũng rất phi lý: chính quyền tuyên bố tỷ lệ GDP bình quân cao, hệ số GINI của Namibia lên đến 70,7 % (hệ số GINI thể hiện sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập).
8. Nepal
Điểm số khốn khổ: 54,3
Tỷ lệ lạm phát: 8,3%
Tỷ lệ thất nghiệp: 46%
Là một trong những nơi kém phát triển nhất trên thế giới, 1/4 dân số Nepal sống dưới mức nghèo. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế ở đây, chiếm hơn 1/3 GDP. Các cuộc xung đột trong nước, sự bất ổn về lực lượng lao động, địa thế bao quanh bởi đất liền và dễ bị tác động bởi thiên tai làm trầm trọng thêm nền kinh tế vốn đã yếu kém của Nepal.
9. Kosovo
Điểm số khốn khổ: 53,6
Tỷ lệ lạm phát: 8,3%
Tỷ lệ thất nghiệp: 45,3%
Đây là nơi nghèo nhất châu Âu, lượng kiều hối từ các nước châu Âu khác, chủ yếu là Thuỵ Sĩ, Đức và các quốc gia Bắc Âu đã chiếm đến 18% GDP. Trong những năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế Kosovo đã tiến bộ đáng kể, hướng tới nền kinh tế thị trường, tình trạng thất nghiệp tràn làn vẫn còn là một vấn đề nan giải.
10. Syria
Điểm số khốn khổ: 51,7
Tỷ lệ lạm phát: 33,7%
Tỷ lệ thất nghiệp: 18%
Nền kinh tế Syria vẫn chịu tác động mạnh của cuộc xung đột từ năm 2011. Năm 2012, GDP của Syria tuột dốc vì những lệnh trừng phạt, cũng như tình trạng giảm tiêu dùng và sản xuất trong nước. Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm hơn 3%. Nước này sẽ còn phải đối mặt với lạm phát lên cao sau khi đồng pound Syria tiếp tục mất giá.
Theop VNE
Gần 6.000 tỉ USD đã bị "đánh cắp" khỏi các nước nghèo Chỉ trong vòng một thập kỷ từ 2001-2010, các quốc gia đang phát triển đã bị "hút vốn trái phép" 5.860 tỉ USD - theo báo cáo cập nhật của Tổ chức Liêm chính tài chính toàn cầu (GFI) công bố tại Washington (Mỹ) ngày 18.12. Dòng tiền bị "đánh cắp" đã tước đi cơ hội thịnh vượng của các nước nghèo. Chuyên...