40 vạn quân Nga tử trận ở Crimea-cuộc chiến tranh hiện đại đẫm máu đầu tiên

Theo dõi VGT trên

Thất bại trong cuộc chiến tranh Crimea thế kỷ 19 khiến nước Nga thời Sa hoàng rơi vào suy thoái nghiêm trọng.

40 vạn quân Nga tử trận ở Crimea-cuộc chiến tranh hiện đại đẫm máu đầu tiên - Hình 1

Cuộc chiến tranh Crimea (1853-1856) mở đầu với việc đế quốc Nga tuyên chiến với một đối thủ yếu hơn, nhưng đến cuối cùng, Nga lại thất bại bởi một liên minh các cường quốc gồm Anh, Pháp, Đế quốc Ottoman, Sardinia và Áo. Chiến tranh Crimea được chiến đấu chủ yếu ở Bán đảo Crimea.

Ngày 28/03/1854 – Anh, một siêu cường thời đó, đã tuyên chiến với Nga. Cuộc xung đột sau đó đã diễn ra chủ yếu ở Crimea khi quân đội Anh và các đồng minh bao vây căn cứ hải quân chính của Nga ở Biển Đen tại Sebastopol.

Cuộc chiến bắt đầu trong bối c ảnh Nga theo đuổi chủ nghĩa bành trướng khi Đế quốc Ottoman suy yếu. Năm 1853, Nga Hoàng Nicholas I thấy đế quốc Ottoman suy yếu liền tranh thủ cơ hôi chiếm Moldavia và Walachia (Moldova và Romania ngày nay) trên sông Danube mà người Thổ kiểm soát.

40 vạn quân Nga tử trận ở Crimea-cuộc chiến tranh hiện đại đẫm máu đầu tiên - Hình 2

Mồi lửa là một tranh chấp tôn giáo về việc ai sẽ là người giám hộ cho cộng đồng thiểu số Kitô giáo của Đế chế Ottoman, đặc biệt là tại vùng Đất Thánh: Nước Nga theo Chính thống giáo hay nước Pháp theo Công giáo. Napoleon III đã gửi con tàu tốt nhất của mình, Charlemagne, đến Biển Đen để bảo vệ yêu sách của Pháp. Cùng với những động lực về ngoại giao và tài chính mạnh mẽ, điều này đã định hình tư tưởng của các nhà lãnh đạo Ottoman, những người tuyên bố ủng hộ Pháp.

Nga đã phản ứng bằng cách xâm lược các lãnh thổ do Ottoman kiểm soát là Moldavia và Wallachia (các khu vực hiện thuộc Moldova và Romania) và nhấn chìm hạm đội của Ottoman trong trận Sinope vào năm 1853.

Điều này đã đụng chạm đến quyền lợi của Áo – quốc gia muốn đảm bảo thông thương trên sông Danube – và khiến Anh, Pháp phản ứng. Lý do là bởi Sultan của Ottoman là Abdul Mejid I theo Pháp, công nhận Pháp và Giáo hội Công giáo La Mã có quyền lực cao nhất.

Các nước phương Tây lo ngại rằng sự thống trị của Nga trên khu vực biển Đen sẽ đe dọa các tuyến đường thương mại của họ đến Ấn Độ thông qua Ai Cập và Địa Trung Hải.

Sau một số thỏa hiệp ngoại giao khiến Nga tin rằng họ có thể tiếp tục gây hấn chống lại quân Ottoman mà không phải chịu hậu quả gì, Anh và Pháp đã tuyên chiến [với Nga] vao tháng 03/1854.

Năm 1854, 1 triêu liên quân Anh, Pháp, Áo, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ đã phối hợp đánh Nga – vốn có Bulgaria và Serbia cùng theo Chính Thống giáo trợ giúp, với số quân khoảng 700 nghìn.

Các xung đôt diễn ra ở nhiều vùng tại Nam Âu, Trung Cân Đông và cả trên biển Baltic nhưng chủ yếu là ở bán đảo Crimea với trân Sevastopol nổi tiếng.

Chiến tranh Crimea gây chú ý bởi liên quân đã gạt bỏ khác biêt tôn giáo. Anh theo Tin Lành, Pháp thời Napoleon III theo Công giáo La Mã và Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi, để chống lại sự bành trướng của nước Nga theo Chính Thống giáo.

Môt năm sau, vương quốc Sardinia-Piedmont (mà sau này trở thành nươc Ý) cũng tham gia vào cuộc chiến chống lại nước Nga.

Video đang HOT

Trận đánh lớn

40 vạn quân Nga tử trận ở Crimea-cuộc chiến tranh hiện đại đẫm máu đầu tiên - Hình 3

Ba cuộc chạm trán lớn trong Chiến tranh Crimea là trận Balaklava, trận Inkerman và trận Malakhov.

Trận chiến của Balaklava diễn ra vào tháng năm 1854. Nga đã tấn công căn cứ đồng minh của Balaklava trong khi hai đơn vị Anh, Highlanders và Cavalry Brigade Light, tổ chức chống lại người Nga. Lữ đoàn ánh sáng được cử đi thực hiện nhiệm vụ gần như tự sát chống lại các lực lượng vũ trang mạnh của Nga. Trong số 700 người, có 278 người thiệt mạng hoặc bị thương. Mục đích của họ là khiến người Nga sợ hãi và phân tán họ.

Chiến dịch thất bại này được theo sau bởi một cuộc chạm trán đẫm máu khác, Trận chiến Inkerman vào tháng 11 và các đồng minh chiến thắng.

Vào tháng 2 năm 1855, người Nga đã tấn công Eupatoria, một căn cứ của quân đồng minh và bị đánh bại. Trong khi đó, các đồng minh đã bao vây Sevastopol trong khi người Nga rút lui về pháo đài Malakhov. Các lực lượng Pháp đã tấn công căn cứ của họ gây ra sự sụp đổ của các tuyến phòng thủ Nga và buộc họ phải sơ tán Sevastopol. Thành phố Sevastopol rơi vào tay đồng minh vào ngày 9 tháng 9 năm 1855. Các cuộc chạm trán nhỏ khác diễn ra ở biển Baltic và Kavkaz.

Hiệp ước Paris

Các đại diện từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Anh, Sardinia, Áo và Phổ đã tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình dẫn đến việc ký kết Hiệp ước Paris vào ngày 30 tháng 3 năm 1856, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Crimea.

Hiệp ước Paris cho phép hòa bình tạm thời ở châu Âu. Một trong những điều khoản của thỏa thuận và có lẽ khó chấp nhận nhất là tuyên bố trung hòa Biển Đen. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không được phép đội tàu, pháo đài và kho vũ khí trên bờ Biển Đen. Các eo biển Biển Đen đã bị đóng cửa đối với các tàu quân sự của tất cả các quốc gia. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ được phép hạn chế một số tàu quân sự hạng nhẹ cho mục đích tuần tra.

Theo hiệp ước, Nga đã trả lại Kars cho Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy Sevastopol, Balaclava và các thành phố bị chiếm đóng khác.

Hiệp ước cũng thiết lập quyền tự do hàng hải cho các tàu buôn quốc tế dọc theo sông Danube và ở Biển Đen. Nó mở ra thị trường mới cho hàng hóa của Pháp, Anh và Áo gây thiệt hại cho xuất khẩu của Nga sang các thị trường truyền thống của nó.

Năm 1871 tại Hội nghị London và sau một nỗ lực ngoại giao lâu dài, Nga đã bãi bỏ điều khoản của Hiệp ước Paris đề cập đến việc vô hiệu hóa Biển Đen. Nga tuyên bố sự cần thiết phải bảo vệ biên giới phía nam và tái lập Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol.

Theo Hiệp ước Paris (1856) sau cuộc chiến, Nga không mất nhiều phần lãnh thổ nhưng mất quyền thành lập Hạm đội Biển Đen. Nga từ bỏ quyền bảo vệ người Công giáo khỏi đế quốc Ottoman. Tầm ảnh hưởng với các nước láng giềng như Moldavia, Wallachia and Serbia cũng suy giảm. Cuộc chiến Crimea khiến vị thế trên trường quốc tế của Nga bị tổn hại. Đế quốc Nga gặp rắc rối lớn về tài chính. Những khoản nợ chiến tranh khổng lồ dẫn đến sự suy thoái của đồng rúp. Tỷ giá chỉ tạm thời ổn định khi Sa hoàng Nga áp dụng mức quy đổi ra vàng vào năm 1897.

Cuộc chiến trên bán đảo Crimea chỉ diễn ra trong vòng 3 năm nhưng đã gây ra con số thương vong lớn. Trong số hơn 800.000 lính Nga tham gia chiến dịch, 522.000 người chết và bị thương, trong đó tổng số người chết lên tới hơn 400.000.

Phía liên quân có tới 252.000 người thiệt mạng, trong đó 70.000 là chết trong chiến trận. Đế quốc Ottoman tổn thất lớn nhất, sau đó đến Pháp và Anh.

Theo Danviet

G7+Nga: Hồi kết cuộc hôn nhân chính trị gượng ép

Dự luật chống việc Nga quay về G7 được đệ trình lên Quốc hội Mỹ. Mặc dù chưa có kết quả cuối cùng nhưng chắc chắn nó sẽ được thông qua.

Mỹ ra dự luật cấm Nga trở lại G7

Theo tin của giới truyền thông Mỹ, thành viên của Đảng Dân chủ là nghị sĩ Albio Cyres, đã đệ trình lên Quốc hội Hoa Kỳ dự luật chống lại việc Nga quay trở về với G7 (Group of Seven, tức là Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển, bao gồm: Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Hoa Kỳ và Canada).

Theo tài liệu, sự tham gia của Moscow vào câu lạc bộ quốc tế chỉ có thể được chấp thuận sau khi Nga tuân thủ một số điều kiện nhất định.

Cụ thể, nghị sĩ khẳng định Nga "chiếm" lãnh thổ Ukraine và thực hiện "các cuộc tấn công vào các nền dân chủ trên toàn thế giới", với ám chỉ Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ hoặc tiến trình Brexit ở Anh, hay là tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.

Theo ông Albio Cyres, để trở lại tham gia vào hội nghị thượng đỉnh Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7), Moscow nên từ bỏ những hành động như vậy. "Hạ viện Hoa Kỳ cần lên tiếng kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo G-7 phản đối sự trở lại của Nga" - nghị quyết nói.

Ông Cyres tin rằng, Tổng thống Donald Trump đang đi những bước mâu thuẫn với luật pháp Hoa Kỳ và sự đồng thuận quốc tế bằng cách ủng hộ việc đưa Nga trở lại câu lạc bộ G7. Theo nghị sĩ, hành động của nhà lãnh đạo Mỹ làm suy yếu vị thế đàm phán của Washington.

Liên bang Nga đã bị loại khỏi G8 (Canada, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Ý) vào năm 2014 sau khi Crimea sáp nhập với Nga. Hội nghị thượng đỉnh năm đó lẽ ra sẽ được tổ chức ở Sochi vào tháng 8, nhưng các nhà lãnh đạo khác của G8 đã không đến Nga, để phản đối hành động của Moscow sáp nhập một phần lãnh thổ của Ukraine.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi cuối tháng 8 đã hứa sẽ mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tới tham dự hội nghị G7 năm 2020, tổ chức tại Hoa Kỳ. Theo quan điểm của nhà lãnh đạo Mỹ, việc cùng với Nga thảo luận nhiều vấn đề quốc tế là đúng đắn và cần thiết.

Người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng, việc Nga trở lại G8 là đúng đắn, vì nhiều chủ đề trong chương trình nghị sự của G7 liên quan đến Moscow. Theo ông Trump, Nga phải có mặt trong hội trường G8, để thảo luận về các vấn đề của Iran, Syria và Triều Tiên.

Vào cuối tháng 8, tờ The Guardian đã báo cáo rằng, Trump đã có một cuộc cãi vã với các nhà lãnh đạo các nước thành viên câu lạc bộ về vấn đề Nga trở lại. Chỉ có nguyên thủ 2 nước G7 là Pháp và Italia ủng hộ việc mời Nga trở lại nhóm, Nhật Bản không nêu ý kiến, còn lại là phản đối.

G7 Nga: Hồi kết cuộc hôn nhân chính trị gượng ép - Hình 1

Nga đâu cần trở lại G7, Mỹ cần gì phải ra luật?

Mặc dù dự luật cấm Nga trở lại G7 vẫn chưa được ban hành thành luật nhưng hầu như chắc chắn là nó sẽ được thông qua. Nhưng giới phân tích cho rằng, chẳng cần dự luật đó, việc Moscow trở lại định dạng G7 có lẽ là việc khó như lên trời hái sao! Sở dĩ giới phân tích đưa ra nhận định trên là do hai nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất là: Nga không còn muốn quay lại G7

Bình luận về khả năng quay trở lại của Nga, người phát ngôn của chính quyền My nói với các phóng viên hôm 23/8 rằng, nếu muốn quay trở lại với G7, ngoài việc phải chấp thuận những điều kiện của Mỹ, Nga còn phải tư đưa ra đề nghị về việc tái hợp của G8.

Mặc dù như vậy, Mỹ đã bao giờ nghĩ rằng Nga có thiết tha trở lại với G7 hay không? Trên thực tế, Moscow đã không ít lần thể hiện sự không mấy thiết tha trở lại G8, ngay cả Tổng thống Putin cũng đã từng khẳng định, Nga không cần G8.

Trải qua 21 năm 'chung chạ' với G7, Nga đã nhận ra rằng, bất luận là về địa-chính trị, hình thái ý thức hay là các tiêu chí kinh tế của G8, Nga chẳng có điểm nào chung với 7 nước kia, thực chất, cuộc hôn nhân gượng ép này chỉ giúp hình thành nên cái gọi là "G7 Nga".

Có thể nói, ngay từ khi mời mọc Nga vào G8 năm 1998, Washington và các nước đồng minh đã mượn cớ "thống nhất hành động" và "dân chủ hóa" để nhốt "gấu Nga" vào trong "cái lồng vàng G8", để Moscow khỏi vượt tầm kiểm soát, phải nhượng bộ một số quy tắc của G7.

Do đó, Nga không mấy mặn mà với ý tưởng trở lại với cuộc hôn nhân "đồng sàng dị mộng" này. Mặc dù cho biết Moscow "không từ chối bất kỳ tiếp xúc nào" nhưng ông Putin còn thòng thêm một câu rằng: Nga không đặt ra điều này là "muc tiêu chinh" và chỉ xem xét nếu " nhận được lời mời chính thức".

Thứ hai là: Nga không bao giờ chấp nhận điều kiện của G7

Giới chức lãnh đạo Mỹ cho biết sau hội nghị thượng đỉnh G7 rằng, năm 2014, Nga đã bị loại khỏi G8 do thôn tính Crimea của Ukraine. Hiện nay, việc Moscow trở lại định dạng G8 là "có thể được xem xét", nhưng chỉ sau khi vấn đề Ukraine được giải quyết và Nga rời khỏi Crimea.

Trong hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã gắn vấn đề khôi phục định dạng G8 với tiến bộ trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraine, bao gồm cả cuộc nội chiến ở Donbass, miền đông của đất nước và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Về cuộc nội chiến ở miền Đông Ukraine, Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng, tiến trình chính trị ở Ukraine tan vỡ là do chính quyền Kiev không chịu thực hiện Thỏa thuận Minsk, chứ không phải do lực lượng ly khai Donetsk và Lugansk hay Nga - bên không hề tham chiến ở Donbass.

Về vấn đề Crimea, nhà lãnh đạo Nga đã tuyên bố thẳng thừng rằng, bán đảo này trở về với "đất mẹ Nga" là hợp với lòng dân và không vi phạm luật lệ quốc tế nào. Vấn đề Crim ea không bao giờ thay đổi và đã chính thức khép lại.

Do hai nguyên nhân chính trên đây, chắc chắn là Moscow sẽ không tiếp nhận bất cứ điều kiện nào để tái hợp với G7, đặc biệt là về vấn đề chủ quyền của bán đảo Crimea.

Như vậy, việc Nga quay lại với G8 sẽ chỉ xảy ra nếu có một trong hai điều kiện tiên quyết sau: Nga trả lại Crimea cho Ukraine và cầu xin được quay trở lại hoặc các nước phương Tây thay đổi quan điểm của mình, công nhận Crimea của Nga (hoặc chí ít là làm ngơ) và mời Nga quay trở lại G7.

Có thể khẳng định rằng, những điều kiện này sẽ không bao giờ xảy ra trong bối cảnh hiện nay! Vì vậy, Nga sẽ không tình nguyện trở lại G8, nên Mỹ cũng chẳng cần ra luật cấm Nga trở lại G7 làm gì!

Thiên Nam

Theo baodatviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống NgaGeorgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
00:19:40 22/02/2025
Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025
Tác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu ÂuTác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu Âu
14:28:55 23/02/2025
Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳngMỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng
00:17:25 22/02/2025
Lãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệtLãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệt
15:30:02 23/02/2025
Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với NgaÔng Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga
16:09:23 22/02/2025
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sảnMỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
16:28:48 22/02/2025
Nga nêu điều kiện chuyển giao tài sản bị đóng băng để tái thiết UkraineNga nêu điều kiện chuyển giao tài sản bị đóng băng để tái thiết Ukraine
06:14:24 23/02/2025

Tin đang nóng

Phát ngôn về chuyện sao kê của mẹ bé Bắp làm dậy sóng MXH giữa lúc tắt tính năng bình luậnPhát ngôn về chuyện sao kê của mẹ bé Bắp làm dậy sóng MXH giữa lúc tắt tính năng bình luận
17:38:17 23/02/2025
Đi xem múa lân, người phụ nữ nhặt được tờ vé số trúng độc đắcĐi xem múa lân, người phụ nữ nhặt được tờ vé số trúng độc đắc
17:00:00 23/02/2025
Hãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uốngHãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uống
16:39:31 23/02/2025
Bố của Vũ Cát Tường qua đờiBố của Vũ Cát Tường qua đời
22:54:29 23/02/2025
Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?
20:02:56 23/02/2025
1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?
20:46:01 23/02/2025
"Em chữa lành được cho thế giới nhưng lại không chữa được cho chính mình": Câu chuyện buồn của cô gái 24 tuổi khiến hàng triệu người tiếc thương"Em chữa lành được cho thế giới nhưng lại không chữa được cho chính mình": Câu chuyện buồn của cô gái 24 tuổi khiến hàng triệu người tiếc thương
16:56:52 23/02/2025
Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"
17:20:47 23/02/2025

Tin mới nhất

Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch

Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch

23:43:14 23/02/2025
Tòa thánh Vatican đã đưa ra thông báo cập nhật vào sáng 23.2, cho biết Giáo hoàng Francis đã có một đêm yên bình sau khi trải qua cơn nguy kịch vào buổi sáng.
Ông Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của Mỹ

Ông Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của Mỹ

22:58:27 23/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định đến Fort Knox thuộc tiểu bang Kentucky để kiểm tra kho dự trữ vàng của quốc gia.
Chính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sự

Chính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sự

22:49:11 23/02/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu tháng thứ hai làm việc với một trong những trọng tâm tiếp tục là chính sách tinh gọn bộ máy.
Tiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trường

Tiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trường

22:31:05 23/02/2025
Hàng loạt tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong những ngày qua lan đến những chiến hào phủ đầy tuyết phía đông Ukraine, nơi những binh sĩ nước này đang chật vật đối phó những làn sóng tấn công từ quân Nga.
Trung Quốc nêu lập trường sau cuộc đối thoại Mỹ-Nga về xung đột Ukraine

Trung Quốc nêu lập trường sau cuộc đối thoại Mỹ-Nga về xung đột Ukraine

22:16:00 23/02/2025
Ngoại trưởng Trung Quốc mới đây nói ủng hộ nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm đạt được thỏa thuận với Nga chấm dứt xung đột Nga-Ukraine, theo Reuters.
Sư sãi Campuchia muốn tù nhân đổi màu áo để tránh gây nhầm lẫn

Sư sãi Campuchia muốn tù nhân đổi màu áo để tránh gây nhầm lẫn

21:39:49 23/02/2025
Các sư sãi ở Campuchia kiến nghị đổi màu trang phục của tù nhân vì có màu khá giống với áo cà sa của họ nên dễ gây nhầm lẫn.
Ông Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấu

Ông Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấu

21:08:30 23/02/2025
Ông Elon Musk thu hút sự chú ý khi giương cao chiếc cưa máy tại sự kiện cho phe bảo thủ diễn ra ở Mỹ, tiếp tục cam kết theo đuổi chính sách cắt giảm bộ máy chính phủ.
Cảnh sát Philippines đột kích công ty đánh bạc trực tuyến, bắt 5 chủ người Trung Quốc

Cảnh sát Philippines đột kích công ty đánh bạc trực tuyến, bắt 5 chủ người Trung Quốc

20:55:10 23/02/2025
Cảnh sát Philippines đã bắt giữ hơn 450 người trong cuộc đột kích vào một công ty điều hành đánh bạc trực tuyến được cho là do người Trung Quốc điều hành.
Liên kết tăng thế, thêm lực

Liên kết tăng thế, thêm lực

20:49:00 23/02/2025
Sự tham gia của Brazil giúp cho tập hợp OPEC+ bao gồm 12 nước thành viên của tổ chức OPEC và 10 quốc gia khác gia tăng đáng kể cả thế và lực.
Một công nhân bị thương khi ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại trung tâm tái chế

Một công nhân bị thương khi ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại trung tâm tái chế

19:55:06 23/02/2025
Một nạn nhân được cho là công nhân tại nhà máy đã được đưa đến bệnh viện để điều trị ngạt khói và bỏng. Trong quá trình xảy ra sự cố, người dùng thiết bị di động đã nhận được cảnh báo qua tin nhắn khuyên họ tránh xa khu vực này.
Đến Hokuriku khám phá nghề thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Đến Hokuriku khám phá nghề thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

19:48:39 23/02/2025
Các nghệ nhân của Fukui dựa trên truyền thống hàng thế kỷ làm lưỡi dao, đồ mộc, đồ sơn mài, đồ gốm và giấy, để đưa ngành nghề truyền thống địa phương trở thành một đặc trưng văn hóa nổi tiếng của Nhật Bản.
Đặc sắc Lễ hội Voi Sayaboury

Đặc sắc Lễ hội Voi Sayaboury

19:37:31 23/02/2025
Chị Chleo Maupome, du khách từ Pháp, cho biết đây là lần đầu tiên chị đến với lễ hội và đặc biệt thích thú các màn trình diễn ngộ nghĩnh của những chú voi.

Có thể bạn quan tâm

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê

Hậu trường phim

23:49:44 23/02/2025
Ngày 23/2, Sina đưa tin nhà sản xuất Dương Hiểu Bồi và đạo diễn Doãn Đào đang trở thành tâm điểm bàn luận trên mạng xã hội Weibo với tương tác hàng chục triệu lượt xem.
Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo

Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo

Sao việt

23:44:47 23/02/2025
Ca sĩ Hoài Lâm khoe tình yêu, hãnh phúc mặn nồng bên bạn gái mới. Tình trẻ của NSND Việt Anh - Chân Chân đẹp sắc sảo.
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'

Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'

Pháp luật

23:40:11 23/02/2025
Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ ủy quyền tách thửa bị bán đất lưu giữ mồ mả ông bà mà Báo Thanh Niên từng phản ánh.
Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời

Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời

Sao châu á

23:35:14 23/02/2025
Diễn viên Hồ Ca lên tiếng phủ nhận khi bị bịa đặt, lan truyền tin mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, sức khỏe nguy kịch.
'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng

'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng

Phim việt

23:32:17 23/02/2025
Bố Bình không biết vì lý do gì lại uống nhiều thế. Trước bữa ăn, ông liên tục rót rượu bất chấp sự can ngăn và lo lắng của cả nhà.
Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người

Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người

Tin nổi bật

23:12:09 23/02/2025
Ngày 22.2, Phòng CSGT Công an tỉnh Tây Ninh đã có báo cáo vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn H.Tân Châu (Tây Ninh) làm một người chết và một người bị thương.
Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie

Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie

Nhạc quốc tế

22:45:27 23/02/2025
2 nữ rapper của BLACKPINK được nhận định là có hướng Mỹ tiến giống nhau, nhưng lại gây nên phản ứng trái chiều.
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ

Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ

Netizen

22:30:20 23/02/2025
Câu chuyện về hành trình chiến đấu với ung thư của bé Bắp (Minh Hải, 4 tuổi) và mẹ là chị Lê Thị Thu Hòa (27 tuổi, Ninh Thuận) nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng, nhất là thời gian gần đây.
Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar

Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar

Sao âu mỹ

21:48:11 23/02/2025
Việc Ariana Grande nhận đề cử Oscar 2025 là một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của cô, đánh dấu sự chuyển mình từ một ca sĩ nhạc pop đình đám sang một diễn viên điện ảnh thực thụ.
Giúp MU có 1 điểm, Manuel Ugarte vẫn bị chỉ trích

Giúp MU có 1 điểm, Manuel Ugarte vẫn bị chỉ trích

Sao thể thao

21:36:18 23/02/2025
Cựu tiền đạo ĐT Scotland Ally McCoist vẫn đánh giá thấp màn trình diễn của tân binh trị giá 50 triệu bảng của MU là Manuel Ugarte ngay cả khi ngôi sao người Uruguay tỏa sáng giúp đội nhà hòa Everton tại Goodison Park.
Chuyện gì đã xảy ra khiến NSX Anh Tài - Chị Đẹp phải xin lỗi SOOBIN và người hâm mộ?

Chuyện gì đã xảy ra khiến NSX Anh Tài - Chị Đẹp phải xin lỗi SOOBIN và người hâm mộ?

Tv show

21:14:04 23/02/2025
Vừa qua, SOOBIN chính thức được công bố sẽ tham gia chương trình Tân Binh Toàn Năng với vai trò Nhà sản xuất toàn năng.