40 triệu đồng trong két sắt biến mất, tôi nổi giận khi nghe vợ phân trần
Tôi đếm đi đếm lại, thấy thiếu mất 40 triệu đồng. Số tiền ấy, tôi không lấy thì chỉ có vợ lấy.
Tôi năm nay 40 tuổi, vợ tôi 36 tuổi. Chúng tôi đã có 11 năm hôn nhân với hai đứa con “đủ nếp đủ tẻ”.
Cuộc sống gia đình nếu như không đòi hỏi quá nhiều thì tôi cho rằng, mọi thứ đều ổn. Hai vợ chồng có thu nhập ổn định, biết tằn tiện chi tiêu nên có chút của ăn của để. Hai đứa con ngoan ngoãn, thông minh.
Trước khi đến với nhau, tôi và vợ đều từng trải qua vài mối tình. Tôi không biết bạn trai cũ của vợ như thế nào. Nhưng hồi tôi đang theo đuổi cô ấy, có vài lời xì xào, bàn tán cho rằng, tôi không bằng người cũ của cô ấy cả về kinh tế lẫn ngoại hình.
Những khi “cơm lành, canh ngọt” thì không sao nhưng khi có mâu thuẫn, tôi luôn cảm giác cô ấy ngầm đem so sánh tôi với người cũ. Thỉnh thoảng, tôi còn kiếm chuyện ghen tuông khiến vợ tôi cho rằng, tôi gàn dở.
Tôi tự nhận mình là mẫu đàn ông của gia đình. Tôi chỉ thích chăm chỉ làm việc, chăm chút gia đình, trong nhà lúc nào cũng có tiền dự phòng để không túng thiếu.
Tiền hai vợ chồng kiếm được, sau khi tính toán những khoản cần chi tiêu trong một tháng, số còn lại sẽ cất két sắt để dành. Số tiền đã cất để dành, trừ những chuyện trọng đại, ngoài ra không đụng đến.
Tôi thật sự khó chịu khi biết vợ mang tiền trả món nợ không ai đòi (Ảnh minh họa: iStock).
Vợ tôi mấy lần đòi mang tiền gửi ngân hàng vì cho rằng, nó sẽ sinh lời. Nhưng bản thân tôi cảm thấy chẳng có chỗ nào đủ tin cậy để gửi tiền bằng việc nắm chắc trong tay mình.
Video đang HOT
Những lúc một mình ở nhà, buồn buồn, tôi sẽ mang tiền ra đếm. Tôi còn lập hẳn một bảng kê lưu trong máy tính. Trong đó ghi chi tiết mỗi tháng để dành được bao nhiêu, tổng số tiền có được bao nhiêu hay tháng nào rút ra để chi vào việc gì đều rõ ràng.
Cuối tuần trước, vợ đưa con về ngoại chơi. Tôi ở nhà một mình, rảnh rỗi lại mang tiền ra đếm. Cầm những tập tiền do mình làm ra thực sự rất thú vị.
Tôi đếm đi đếm lại, thấy thiếu mất 40 triệu đồng. Sợ mình nhớ nhầm, tôi lôi máy tính ra kiểm tra bảng kê, đúng là thiếu 40 triệu đồng. Số tiền ấy, tôi không lấy thì chỉ có vợ lấy.
Tôi vội vàng gọi điện cho vợ hỏi về số tiền. Vợ tôi lúc đầu bảo không biết, chắc tôi tính nhầm. Nhưng gặng hỏi hồi lâu, cô ấy bảo đợi về sẽ nói chuyện.
Trong lúc chờ vợ về, đầu tôi chồng chéo bao nhiêu câu hỏi: Vợ tôi lấy tiền làm gì? Lấy sao không nói gì với tôi? Lại nhớ đến tháng vừa rồi bà ngoại ốm đi viện, có khi nào cô ấy lấy tiền lo cho bà? Nếu có, số tiền cũng không thể lớn như vậy được.
Nhưng sự thật tệ hơn thế, nằm ngoài mọi suy đoán của tôi. Thật không thể tin nổi, vợ tôi lấy tiền để dành mang cho bạn trai cũ ngày xưa của cô ấy.
Vợ tôi kể rằng ngày xưa, khi hai người họ còn yêu nhau, vợ tôi ra trường cần một số tiền để xin việc. Số tiền khá lớn mà nhà vợ tôi không có sẵn tiền. Bạn trai cô ấy lúc đó là con nhà có điều kiện đã bỏ tiền ra lo cho người yêu.
Lúc đó, cô ấy ngại nên không chịu nhận. Anh ta nói rằng: “Nếu em ngại thì coi như anh cho em vay”. Sau này, hai người họ vì vài chuyện nên không đến được với nhau. Món nợ kia cô ấy cũng không nhớ đến.
Đợt vừa rồi, cô ấy được tin bạn trai cũ mắc trọng bệnh, bao nhiêu tiền của dồn vào chữa bệnh. Vài năm nay, chỉ có vợ anh ta đi làm, hiện tại hoàn cảnh rất khó khăn.
Vợ tôi bỗng nhớ đến số tiền kia, nghĩ rằng cần trả nên đã bí mật lấy tiền nhờ người mang cho vợ người cũ. Tôi nghe xong, lửa giận lẫn lửa ghen bỗng sục sôi. Bao nhiêu năm rồi, vậy mà cô ấy vẫn còn quan tâm để ý đến người cũ sống như thế nào.
Quan trọng hơn, số tiền trước đây là anh ta tự nguyện lo cho vợ tôi. Hiện tại, anh ấy cũng không đòi. Vậy mà vợ tôi lại giấu chồng, lén lút mang tiền đi trả cho người cũ. Trong số tiền ấy, có cả mồ hôi, nước mắt của tôi.
Cô ấy nói “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Tình cảm giữa họ đã cắt đứt lâu rồi, tiền bạc cũng không muốn dây dưa nữa. Cô ấy sợ tôi ghen, sợ tôi giận, biết rõ tôi sẽ phản ứng như thế này nên mới không nói.
Càng nghe vợ nói, tôi càng thêm giận. Rõ ràng cô ấy không tôn trọng tôi, không coi trọng cảm xúc của tôi. Thử đổi lại là tôi mang tiền cho bạn gái cũ, cô ấy có coi đó là việc nên làm và để yên không?
Số tiền 40 triệu đồng ấy coi như là mất rồi, nhưng tôi vẫn giận vợ lắm. Mấy ngày nay, cứ nhìn thấy cô ấy là tôi lại không kìm nén được. Cảm giác cô ấy vẫn quan tâm, lo lắng cho người cũ khiến tôi khó chịu vô cùng.
Vợ cho rằng, tôi là kẻ nhỏ nhen, ích kỷ. Chả lẽ tôi phải cảm thấy vui mừng khi biết vợ lén lấy tiền mang cho người cũ của cô ấy hay sao?
Đừng như con rối để đồng nghiệp giật dây
Tôi từng nghĩ Quỳnh là người có kiến thức nền tốt, nếu được bồi dưỡng chắc chắn sẽ rất khá. Nhưng đã qua gần 4 năm làm việc, cô vẫn như con rối trong phòng, vẫn niềm nở mỗi khi ai đó nhờ vả hoặc sai vặt.
Ảnh minh họa: linkedin.com
Chỉ còn 2-3 năm nữa là tôi đến tuổi nghỉ hưu. Bình thường, nhìn các bạn trẻ trong phòng chăm chỉ làm việc, sáng tạo không ngừng, tôi thường không giấu được nụ cười. Ít nhất, tôi cũng góp phần để các em, các cháu tiến bộ hơn mỗi ngày.
Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào cũng khiến tôi hài lòng như vậy. Trong phòng tôi có một bạn trẻ, mỗi lần nhìn thấy cô ấy, tôi lại thấy buồn nhiều hơn vui. Đó là Quỳnh, người đã làm việc ở công ty gần 4 năm.
Hồi đầu, tôi đánh giá Quỳnh là cô bé có tiềm năng để phát triển. Hồ sơ xin việc của Quỳnh đẹp như mơ. Cô cũng xuất sắc vượt qua mấy vòng thi để khẳng định vị trí trong danh sách ứng viên top đầu. Tuy nhiên, khi vào làm việc, Quỳnh lại không thể hiện được khả năng như tôi nghĩ.
Trong công việc, tôi để ý thấy Quỳnh chưa một lần dám trái ý mọi người trong phòng, trái ý lãnh đạo càng không, dù rõ ràng trong cuộc nói chuyện ngoài lề, cô có ý kiến khác và tôi thấy ý kiến của cô cũng khá hợp lý.
Ngay từ những ngày đầu, Quỳnh đã cho mọi người thấy cô nhanh nhẹn và biết việc đến thế nào. Máy in tắc giấy, không in được, không chờ gọi bộ phận kỹ thuật, cô thao tác nhoay nhoáy và trong chốc lát máy lại in rào rào. Máy cà phê mới được công ty trang bị, hầu như không ai biết sử dụng. Vậy là Quỳnh lại có cơ hội thể hiện khả năng của mình. Đối tác gọi mời người trong phòng đến trao đổi, trời mưa to, ai cũng ngần ngừ vì ngại đi. Quỳnh xung phong đi luôn, khiến ai nấy đều hỉ hả...
Ảnh minh họa: science.org
Tính cách này giúp Quỳnh nhanh chóng hòa đồng với mọi người nhưng cũng mang đến cho cô nhiều rắc rối. Lúc đó, tôi từng nghĩ "cô bé này quả là dễ thương, kiến thức nền tốt, nếu được bồi dưỡng chắc chắn sẽ rất khá". Nhưng, giờ thì đã qua gần 4 năm làm việc, tôi biết sẽ rất khó để Quỳnh có thể đảo ngược tình thế.
Hiện tại, cô vẫn như con rối trong phòng, vẫn niềm nở mỗi khi ai đó nhờ vả hoặc sai vặt. Chỉ cần ai đó gọi "Quỳnh ơi!" là cô sẵn sàng bỏ dở việc đang làm để chạy lại và nhiệt tình giúp đỡ. Không phải riêng tôi, mà nhiều đồng nghiệp khác đã nhẹ nhàng góp ý, mong Quỳnh thay đổi cách sống "coi cả thế giới là tri kỷ, người thân" đó nhưng cô bé chỉ nhoẻn cười và ngơ ngác như thể chúng tôi đang nói đùa.
Hơn hai mươi năm làm việc, tôi gặp không ít người giống Quỳnh, rất hiền lành, tử tế và hầu như không bao giờ dám nói "không" khi có ai đó "nhờ" việc gì đó. Quỳnh không ý thức được rằng, với tính cách này, dù cô có cố gắng làm việc cũng không ai ghi nhận sự nỗ lực của cô. Thậm chí, có những ý tưởng của Quỳnh bị người khác biến thành của mình công khai ngay trước cuộc họp, cô cũng chỉ ấm ức một lúc rồi... bỏ qua.
Tôi thực sự thấy tiếc cho Quỳnh. Nếu cô tiếp tục cách sống này, lúc nào cũng "hớn hở" với sự sai bảo của đồng nghiệp trong mấy chục năm làm việc còn lại, mọi người sẽ không còn ai nhận ra giá trị đích thực của cô, những kết quả mà cô có thể mang lại cho công việc nếu được tạo điều kiện.
Cá nhân tôi đã nghĩ, trước khi nghỉ hưu, tôi sẽ gửi tới Quỳnh một bức thư, mong cô sẽ mãi là một người tốt bụng nhưng cũng là người biết trân trọng bản thân mình. Chỉ như thế mới không còn đồng nghiệp tìm cách lợi dụng hoặc sai bảo Quỳnh như từ trước tới nay họ vẫn làm.
Tôi cũng mong Quỳnh sẽ trở thành một cô gái mạnh mẽ và vui vẻ, tìm thấy niềm vui trong công việc, chứ không phải để đồng nghiệp xung quanh sai khiến hết ngày này sang tháng khác. Ngày Quỳnh có thể mạnh dạn nói ra ý kiến và quan điểm của mình mà không lo sợ sẽ làm mất lòng ai, ngày đó Quỳnh sẽ thay đổi. Tôi rất mong ngày đó sớm đến với Quỳnh và với những cô gái ngại nói "không" giống như Quỳnh.
Bạn trai tính chuyện tương lai, tôi nghe xong "xách dép" bỏ chạy Nghĩ đến việc phải về làm dâu nhà anh, tôi bỗng thấy ngộp thở vì lo lắng. Tôi năm nay 27 tuổi, ngoại hình bình thường, công việc thu nhập ổn định. Bạn trai tôi 31 tuổi, là công chức nhà nước, đẹp trai, hiền lành. Nếu nói tôi phải lòng anh ấy vì điểm gì, có lẽ chính là vẻ đẹp trai...