4 yếu tố cần lưu ý khi chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan sẽ chuẩn bị hồ sơ theo quy định của luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm – về việc chuyển phân loại bệnh từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và công bố hết dịch đối với dịch Covid-19, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), việc công bố dịch gồm 5 nội dung: căn cứ trên dịch bệnh; thời gian, địa điểm, phạm vi, quy mô dịch bệnh; nguyên nhân, đường lây truyền và tính chất nguy hiểm của dịch; các biện pháp phòng chống; khả năng đáp ứng, các cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận điều trị.
Với 5 nội dung này, trong nước hiện vẫn cần tiếp tục công bố số liệu về dịch Covid-19 để các cơ quan liên quan, người dân nắm được, giúp cho người dân, cơ quan liên quan biết thời gian, địa điểm, quy mô dịch và các biện pháp phòng chống để thực hiện.
Về công bố hết dịch, Cục Y tế dự phòng và chuyên gia trong nước, quốc tế đang cập nhật, tham mưu cho Bộ Y tế đưa ra các biện pháp linh hoạt, phù hợp với mức độ, diễn biến dịch. Các hoạt động phòng chống dịch dựa trên tình hình dịch tễ, biện pháp phòng chống, nguồn lực… Các biện pháp này nhằm đảm bảo khi có tình huống cần thiết phải áp dụng để kiểm soát dịch nhanh chóng.
Video đang HOT
Về việc chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng phân tích, đối với hoạt động phòng chống dịch nói chung, Covid-19 nói riêng đều có 4 yếu tố. Thứ nhất, dựa trên tình hình dịch tễ; thứ hai là các biện pháp phòng chống; thứ ba là thời điểm áp dụng các biện pháp; và thứ tư là các nguồn lực, biện pháp phòng chống, các chính sách để đảm bảo thực hiện các biện pháp ứng phó một cách đồng bộ.
Đối với Covid-19, biện pháp phòng chống dịch áp dụng phải trải từ hành chính, xã hội cho đến biện pháp về chuyên môn, kỹ thuật. Trong phân loại, bệnh truyền nhiễm nhóm A thiên về các biện pháp hành chính xã hội và đảm bảo nguồn lực. Dù là nhóm bệnh nào thì việc phối hợp cũng cần thực hiện hài hòa, linh hoạt để các biện pháp phòng chống dịch có thể triển khai nhanh chóng, phù hợp với tình huống dịch.
Theo Bộ Y tế, VN đã đưa ra các đáp ứng phù hợp với tình hình dịch tễ trong bối cảnh từng thời kỳ. Các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại nước ta có sự chỉ đạo xuyên suốt trong thời gian qua, đặc biệt từ tháng 10.2021, VN đã chuyển hướng sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″. Tiếp theo đó, ngày 17.3.2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch Covid-19, với quan điểm, mục tiêu nhất quán trong phòng, chống dịch Covid-19 lâu dài, bền vững.
Chuẩn bị hồ sơ để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế phối hợp các bộ, ngành liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.
Văn phòng Chính phủ ngày 18/5 đã có công văn số 3575 gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.600.569 ca mắc COVID-19
Theo đó, công văn nêu, xét báo cáo số 626/BC-BYT ngày 13/5/2023 của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến như sau:
Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 về việc chuyển phân loại bệnh từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và công bố hết dịch đối với dịch COVID-19, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đồng ý việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 theo đề xuất của Bộ Y tế tại báo cáo nêu trên; giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; Bộ Y tế chuẩn bị nội dung, chương trình, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức họp Ban Chỉ đạo Quốc gia vào ngày 27/5/2023 để công bố kết thúc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Bộ Y tế căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và tình hình thực tế dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025, ban hành theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.600.569 ca mắc COVID-19, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 117.232 ca nhiễm). Đến nay, tổng số ca được điều trị khỏi ở Việt Nam là 10.634.615 ca.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Dù COVID-19 đã được WHO coi không còn là tình trạng y tế công khẩn cấp nhưng dịch bệnh vẫn còn đó và virus không tự biến mất và vẫn là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Các quốc gia vẫn cần nâng cao năng lực ứng phó và không được lơ là, mất cảnh giác. TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc WHO cho biết WHO vẫn có thể khôi phục tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch COVID-19 bất kể lúc nào nếu tình hình dịch nguy cấp trên thế giới.
WHO cũng đã đưa ra 7 khuyến nghị tạm thời cho tất cả các quốc gia thành viên trong phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Thêm hơn 2.800 ca mắc Covid-19 trong ngày 6.5 Chiều nay 6.5, Bộ Y tế thông báo trong nước ghi nhận thêm 2.804 ca mắc Covid-19, 686 ca khỏi bệnh. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu. Theo thông báo của Bộ Y tế về dịch bệnh Covid-19, hôm nay 6.5, trong nước ghi nhận thêm 2.804...