4 xu thế phát triển tàu sân bay thế giới
Mỹ hiện đang giữ vị trí tiên phong về 4 xu thế phát triển của tàu sân bay thế giới.
Cả thế giới đều thừa nhận, không có phương tiện tác chiến nào có thể sánh bằng tàu sân bay khi đảm nhận nhiệm vụ tại các vùng biển quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Tàu sân bay còn là thước đo thực lực quân sự của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, vai trò của hàng không mẫu hạm đang ngày càng lớn và ngày càng có nhiều nước cố gắng sở hữu phương tiện chuyên chở máy bay đặc biệt này.
Hiện nay, các chuyên gia quân sự thế giới xác định 4 xu thế phát triển tàu sân bay trong tương lai như sau:
1. Mang theo máy bay chiến đấu không người lái
Máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) sẽ nâng cao cực đại năng lực và cự li tác chiến cho biên đội tàu sân bay. Với tầm bay và khả năng tàng hình vượt trội so với các tiêm kích hạm có người lái, nó chính là phương tiện tác chiến làm thay đổi mô hình tác chiến không – hải nhất thể trong tương lai, có ảnh hưởng sâu sắc đến kết cấu chiến lược quân sự thế giới.
Hiện nay, hải quân Mỹ là lực lượng đi trước thế giới trong xu thế này. Họ đang đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai các hệ thống tác chiến không người lái trên không. Trong tương lai, máy bay chiến đấu không người lái sẽ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong lực lượng không quân hạm.
Lấy ví dụ là loại máy bay tấn công không người lái X-47B của Mỹ. Bán kính tác chiến của các loại tiêm kích hạm có người lái hiện nay thường chưa đến 1000 km nhưng bán kính tác chiến của X-47B có thể lên đến trên 1500 km. Ví dụ như bán kính tác chiến của F/A-18E/F Super Hornet trên tàu sân bay Mỹ chỉ có 722 km, còn J-15 của Trung Quốc và Su-33 của Nga là hơn 900 km, Mig-29K trên tàu sân bay Ấn Độ là 850 km. Vì vậy, X-47B sẽ có bán kính tác chiến xa hơn, khả năng tàng hình và thời gian lưu không cao cũng giúp nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn.
Mỹ hiện đang dẫn đầu trong xu thế phát triển tàu sân bay tương lai
Video đang HOT
Khi được đưa vào phục vụ, X-47B sẽ làm thay đổi mô hình tác chiến trong tương lai. Ví dụ như, trên tàu sân bay Mỹ có thể bố trí xem kẽ cả máy bay tấn công có người lái và không người lái. X-47B sử dụng khả năng tàng hình đột phá và hủy diệt tuyến phòng không của địch, sau đó các máy bay có người lái sẽ thực hiện nhiệm vụ tấn công tiếp theo. Điều này sẽ làm nâng cao cực độ hiệu quả tác chiến của tàu sân bay tương lai.
2. Xu thế tàng hình hóa các tiêm kích hạm
Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu trong xu thế này khi đang nghiên cứu, chế tạo và triển khai 2 phiên bản máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35B trên tàu đổ bộ tấn công và F-35C trên hàng không mẫu hạm. Các tàu sân bay trang bị máy bay chiến đấu tàng hình sẽ là nét chủ đạo trong tác chiến hải – không nhất thể thế kỷ 21. Có thể nhận thấy điều này qua kế hoạch chế tạo siêu hàng không mẫu hạm lớp “Ford” của hải quân Mỹ. Hiện siêu tàu sân bay mang tiêm kích hạm F-35C này vẫn đang trong giai đoạn đóng mới.
Tuy chưa hạ thủy và đưa vào trong biên chế nhưng hàng không mẫu hạm này được chế tạo với đích trở thành tàu sân bay lớn nhất, mạnh nhất thế giới. Với cường độ tác chiến mức cao nhất, siêu tàu sân bay này có thể duy trì mật độ mỗi ngày đêm xuất động 220 lần chiếc tiêm kích hạm, tác chiến liên tục trong 5 – 7 ngày. Trong cường độ tác chiến mức độ trung bình, mỗi ngày nó có thể huy động 180 lượt máy bay, tấn công 1500 mục tiêu trong thời gian 1 tháng liền.
3. Tàu sân bay sử dụng máy phóng điện từ
Tính đa dạng trong tác chiến của hàng không mẫu hạm sử dụng máy phóng điện từ chính là khả năng bảo đảm hoạt động bình thường cho tất cả các loại máy bay mà nó mang theo. Bảo đảm được tần suất và số lượt chiếc máy bay xuất kích ngày càng gia tăng trong tác chiến hiện đại là mục tiêu then chốt của bất cứ tàu sân bay nào.
Máy bay tiến công không người lái là bộ phận không thể thiếu trên tàu sân bay tương lai (Ảnh: UCAV X-47B của không quân – hải quân Mỹ)
Những điều này chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ tiên tiến trong nghiên cứu, chế tạo máy phóng máy bay. Máy phóng sử dụng hệ thống động lực điện từ có tính năng ưu việt, dễ dàng kiểm soát chính xác lượng điện phát ra, có thể dễ dàng phóng luân phiên hoặc xem kẽ các loại máy bay không người lái và có người lái với trọng lượng cất cánh từ vài tấn đến vài chục tấn mà chỉ cần thay đổi một vài tham số điều khiển.
4. Khái niệm mới về vũ khí công nghệ cao trên tàu sân bay
Trước sự đe dọa đang ngày càng tăng lên của các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống hạm đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, đồng thời lại có khả năng biến tốc và biến đổi quỹ đạo, chỉ dựa vào các biên đội tàu hộ vệ và tiêm kích hạm là không đủ, các hàng không mẫu hạm cần tự nâng cao hệ thống phòng thủ tên lửa của bản thân nó. Vì vậy, một khái niệm mới về vũ khí công nghệ cao trên hàng không mẫu hạm đã ra đời.
Hiện nay, một số quốc gia, dẫn đầu là Mỹ đã phát triển các loại pháo quỹ đạo điện từ, pháo laser, vũ khí chiếu xạ năng lượng cao… Đặc biệt là loại pháo quỹ đạo điện từ có vận tốc cực đại lên tới 2,5km/s (9000km/h), có khả năng tiêu diệt các mục tiêu tấn công phóng đến (tên lửa chống tàu sân bay) từ khoảng cách xa tới 340km, tính năng vượt trội hàng chục lần so với các hệ thống phòng thủ tầm gần hiện đang sử dụng trên thế giới.
Theo ANTĐ
Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay tự chế đầu tiên
Ấn Độ hạ thủy chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng vươn rộng hơn đến Ấn Độ Dương.
Hôm nay, Ấn Độ sẽ hạ thủy chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên mang tên INS Vikrant, chính thức gia nhập câu lạc bộ những quốc gia có khả năng tự thiết kế và chế tạo tàu sân bay cỡ lớn. Hiện nay trên thế giới chỉ có Mỹ, Nga, Anh và Pháp đã thiết kế và chế tạo thành công tàu sân bay.
Bà Elizabeth, phu nhân Bộ trưởng Quốc phòng A K Antony sẽ làm lễ hạ thủy con tàu 37.500 tấn này tại xưởng đóng tàu Cochin.
Tàu sân bay INS Vikrant tại cảng Kochi
Tàu sân bay Vikrant có khả năng mang theo 36 máy bay chiến đấu và sẽ được chạy thử toàn diện vào năm 2016 trước khi được biên chế cho hải quân Ấn Độ vào cuối năm 2018.
Gần 90% phần thân của tàu INS Vikrant được Ấn Độ tự đóng với thép chất lượng cao DRDO và SAIL, và giá trị của chiếc tàu sân bay này ước tính khoảng 5 tỉ USD.
Tàu sân bay INS Vikrant sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh hải quân Ấn Độ trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng vươn rộng đến Ấn Độ Dương. Tàu sân bay INS Vikrant dự kiến sẽ hoạt động cùng với tàu sân bay INS Vikramaditya do Ấn Độ mua của Nga và sẽ đưa vào hoạt động chính thức vào tháng 10 năm nay và tạo thành hai gọng kìm bảo vệ 2 vùng biển của nước này.
Tàu sân bay INS Vikrant được hạ thủy ngay sau khi Ấn Độ tuyên bố lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm tên lửa đạn đạo đầu tiên của nước này là INS Arihant đã đảm bảo sẵn sàng để chạy thử vào hôm thứ Sáu tuần trước. Hải quân Ấn Độ cho rằng hai con tàu "khủng" này sẽ tăng cường sức mạnh hải quân của nước này lên gấp nhiều lần.
Tàu Vikrant có thể mang theo 36 máy bay chiến đấu
Boong tàu của INS Vikrant có thể chứa được 19 máy bay chiến đấu, còn nhà để máy bay bên trong đủ chỗ cho 17 chiến đấu cơ khác. Thời gian để 2 máy bay cất cánh từ sàn tàu tối đa là khoảng 3 phút và có thể giảm xuống dưới 2 phút.
Hải quân Ấn Độ cho biết việc chiếc tàu sân bay tự chế này được hạ thủy đã tạo đà cho việc nước này tiếp tục đóng một chiếc tàu sân bay nội địa thứ hai. Tuy nhiên, hiện cơ quan mua sắm vũ khí của quân đội nước này vẫn chưa hoàn tất các kế hoạch để đóng chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai này.
Theo khampha
Tàu sân bay Ấn Độ thử động cơ thành công Tàu sân bay đầu tiên của Ấn Độ do Nga sản xuất đã vượt qua các cuộc thử nghiệm động cơ trong lần chạy thử cuối cùng tại Biển Trắng. Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ Nhà máy đóng tàu Sevmash của Nga ngày hôm qua (30/7) cho biết tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Ấn Độ đã vượt qua...