4 việc làm của chị em trong kỳ đèn đỏ gây nguy hiểm khôn lường
Vào ngày đèn đỏ, nhiều chị em thường chủ quan làm những việc này mà không hay biết tác hại khôn lường của chúng.
Khi bắt đầu tuổi dậy thì, phụ nữ đã phải làm quen với những cảm giác khó chịu, vướng víu của kinh nguyệt. Dù vậy, kinh nguyệt lại chính là yếu tố phản ánh sức khỏe và khả năng làm mẹ của chị em.
Nhiều người nhầm tưởng, chỉ cần có kinh nguyệt đều là được, không cần phải chú ý chăm sóc cơ thể trong những ngày này. Nhưng sự thật là, “ngày đèn đỏ” là thời điểm cơ thể vô cùng nhạy cảm, lúc này cổ tử cung mở để máu kinh thoát ra ngoài nên nếu không biết giữ gìn vệ sinh, vi khuẩn rất dễ xâm nhập từ âm đạo vào buồng trứng.
Không thay băng vệ sinh trong thời gian dài
Trong kỳ kinh nguyệt, vùng kín phụ nữ thường nóng và ẩm hơn bình thường, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển rất nhanh. Nếu chị em không thay băng vệ sinh trong thời gian dài, vi khuẩn tại vùng kín sẽ ngày một nhiều hơn, tạo thành một “ổ vi khuẩn”.
Vi khuẩn trong âm đạo sẽ gây ngứa, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, bệnh viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung… Nếu mắc bệnh trong thời gian dài không được điều trị dứt điểm, chị em hoàn toàn có thể bị vô sinh.
Theo các chuyên gia, mỗi phụ nữ đều nên thay băng vệ sinh sau 2-3 giờ/lần, cho dù lượng kinh nguyệt có ra ít hay là nhiều.
Thụt rửa
Video đang HOT
Vệ sinh vùng kín trong những ngày nhạy cảm như thế này cũng không thể tùy tiện. Nhiều chị em dùng trực tiếp vòi hoa sen để rửa âm đạo, ngoài ra còn dùng thêm nhiều dung dịch sát khuẩn khiến cho niêm âm mạc khô, không tiết dịch, gây đau ở cổ tử cung.
Việc thụt rửa dễ gây nhiễm khuẩn, nấm, gây khó thụ thai, nhiễm trùng cô bé… Nếu để tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng sẽ gây hại cho tử cung, cuối cùng là gây ra vô sinh.
Không rửa tay trước khi thay băng vệ sinh
Chúng ta đều biết phải rửa tay sạch sẽ sau khi thay băng vệ sinh, nhưng có bao nhiêu chị em biết rằng cần phải rửa tay trước khi làm điều đó?
Theo các nhà khoa học, trên 1 cm2 da của người bình thường có chứa tới 40.000 vi khuẩn. Đặc biệt số lượng này còn nhiều hơn ở trên da bàn tay, vốn là nơi thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi vật dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu không rửa tay trước khi thay băng vệ sinh, băng vệ sinh của chúng ta có thể bị nhiễm khuẩn, sau đó lây lan và phát triển ở âm đạo gây ra viêm nhiễm.
Ăn đồ cay, lạnh trong kỳ kinh nguyệt
Uống trà vốn dĩ không hề gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ uống trà đặc trong những ngày này sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt, không có lợi cho sự phục hồi khí và máu, và dễ gây thiếu máu.
Thói quen ăn đồ cay, lạnh trong kỳ kinh nguyệt cũng sẽ làm chị em cảm thấy khó chịu, lạnh bụng… Tốt nhất là nên tránh ăn.
Thiên Thanh (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Kỳ "rớt dâu" ra máu có màu thẫm, máu đông - Có phải bạn đang bị bệnh?
Có rất nhiều bạn gái lo lắng không biết điều gì xảy ra với cơ thể mình khi nhìn thấy cục máu đông vào ngày đèn đỏ. Sự thật là gì?
Sự thật là đây không phải điều gì đáng lo ngại
Cho dù máu đông có màu đen, điều đó không có nghĩa là những cục máu đông này có chứa những chất độc hại nào của cơ thể, lại càng không cần lo lắng những cục máu đông chưa bị đào thải ra khỏi cơ thể.
Về màu sắc cục máu đông
Trong nhận thức của mọi người, máu đều phải có màu đỏ tươi. Nhưng trên thực tế, máu không chỉ có một màu. Dưới đây là 5 màu của máu:
Thông thường, máu ở động mạch sẽ có màu đỏ, nếu màu sắc tối hơn một chút đó có thể là máu ở phần tĩnh mạch.
Ngoài ra, nếu máu rời khỏi cơ thể người thì sẽ bắt đầu đông lại, mà trong quá trình đó màu máu sẽ trở nên đậm dần. Ví dụ sau khi xử lý vết thương xuất hiện lớp vảy máu, màu màu chính là màu hơi tối. Mà những cục máu đông này sẽ xuất hiện nhiều nhất vào chu kỳ kinh nguyệt.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ tiết ra chất chống đông máu để máu kinh nguyệt được thuận lợi đào thải ra ngoài. Khi lượng kinh nguyệt lớn, chất chống đông máu không có đủ thời gian để "hoạt động" , do vậy máu đông ở các vị trí khác nhau từ tử cung đến âm đạo tạo thành cục máu đông.
Nói cách khác, cục màu đông mà các bạn gái nhìn thấy trong kỳ kinh nguyệt là máu bình thường trong cơ thể đào thải ra ngoài và đông lại tự nhiên. Mà trong quá trình đông máu đó, màu máu trở thành màu đen mà chúng ta nhìn thấy.
Loại máu đông này với máu sau khi bạn xử lý vết thương để lại về cơ bản là giống nhau
Nhiều bạn gái lo lắng rằng, có những cục máu đông chưa kịp đào thải ra ngoài, vẫn còn trong cơ thể sẽ có ảnh hưởng gì? Chúng ta hãy tưởng tượng những cục máu đông và máu trong cơ thể bạn giống như đá và nước, chỉ là thay đổi về trạng thái mà thôi. Một số ít cục máu đông vẫn tồn trong cơ thể giống như một vài cục đá ném vào trong nước vậy, không có gì đáng lo.
Nếu thực sự phải lo lắng thì điều bạn cần quan tâm đó là độ to nhỏ của cục máu đông này. Nếu máu đông xuất hiện quá nhiều lần trong kỳ kinh nguyệt, chiều rộng quá 3cm chứng tỏ lượng máu kinh của bạn quá nhiều, cần phải tìm bác sĩ phụ khoa để kiểm tra kịp thời. Trên thực tế, miễn là chiều rộng cục máu đông lớn hơn 2 ngón tay là bạn có thể thấy rõ nó hoàn toàn khác với thông thường.
Nói tóm lại, kỳ kinh nguyệt xuất hiện cục máu đông chỉ là do lượng máu kinh của bạn nhiều khiến quá trình đông máu diễn ra chậm hơn mà thôi, cơ thể của bạn vẫn khỏe mạnh bình thường.
Nguồn: Sohu/Helino
Trong kỳ kinh nguyệt, hội con gái nên nhớ nguyên tắc "2 rửa, 3 không" để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất Chuyện vệ sinh vùng kín trong những ngày đèn đỏ diễn ra nếu không làm đúng cách có thể vô tình gây hại cho sức khỏe sinh sản của các cô gái. Hàng tháng, phái nữ sẽ phải đối mặt với kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 5 - 7 ngày. Những người có thể trạng tốt thì kỳ kinh nguyệt sẽ diễn...