4 vị trí cơ thể này luôn “sạch” thì chắc chắn sẽ luôn khỏe mạnh, tuổi thọ cao
Việc làm “sạch” 4 cơ quan này cần phải được duy trì trong một thời gian rất dài và phải được thực hiện đúng cách.
Y học Trung Quốc có câu: Mặc quần áo sạch sẽ khiến mọi người vừa mắt. Nhưng “giữ sạch” bên trong cơ thể sẽ vừa thúc đẩy sức khỏe và đem lại tuổi thọ cao. Việc chăm sóc cơ thể cần phải duy trì trong một thời gian rất dài, chính vì vậy để luôn có sức khỏe thể chất khỏe mạnh, phụ nữ nên chủ động “giữ sạch” những bộ phận sau đây bất luận trẻ hay già.
1. Phổi luôn “sạch”
Phổi là một bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng đó là trao đổi các khí – đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra, phổi cũng giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu và đồng thời cũng là một nơi lưu trữ máu.
Ô nhiễm không khí, hút thuốc lá, khói bếp… đều có thể là tác nhân gây hại cho phổi. Một khi cơ quan này suy yếu và bị “bẩn”, nó có thể gây ra các bệnh khác nhau, đe dọa cuộc sống và sức khỏe. Chính vì vậy, chúng ta luôn phải chú ý giữ cho phổi được “sạch sẽ”.
Cách để phổi luôn “sạch”:
Phổi rất thích thực phẩm màu trắng bởi chúng sẽ giúp cho phổi được nuôi dưỡng tốt hơn, đó là:
- Củ cải: Ngọt ngào, giúp giữ ẩm cho phổi, làm giảm ho và đờm.
- Củ sen: Làm ẩm phổi và ho có thể cải thiện nhiệt phổi.
- Hạt dẻ nước: Có thể làm sạch phổi và đờm, giúp giải độc cho phổi, rất có lợi cho sức khỏe của phổi.
- Mộc nhĩ trắng: Có thể nuôi dưỡng phổi và dạ dày, tiếp thêm máu, nuôi dưỡng âm và khí, tăng cường sức khỏe của phổi.
2. Ruột luôn “sạch”
Y học Trung Quốc ví ruột như là “bộ não thứ hai” của cơ thể. Chỉ cần ruột gặp “không sạch” hoặc nhiễm bệnh thì các cơ quan khác cũng không thể khỏe mạnh.
Mỗi độ tuổi trôi qua, chức năng tiêu hóa càng suy giảm, các vi khuẩn có lợi trong ruột cũng dần ít hơn, điều này dẫn đến kết quả đường ruột trở nên “ô uế”. Y học Trung Quốc ví ruột như là “bộ não thứ hai” của cơ thể. Chỉ cần ruột “không sạch”, thì các cơ quan khác cũng không thể khỏe mạnh. Nhiều chuyên gia cũng chỉ ra rằng 90% các bệnh của cơ thể con người có liên quan đến đường ruột.
Video đang HOT
Cách để ruột luôn “sạch”:
- Uống nhiều nước: Nước là một trong những yếu tố quan trọng để “lọc sạch” cặn bẩn trong ruột. Một cốc nước ấm luôn là lựa chọn tốt nhất cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, uống nước nhiều và đủ cũng góp phần ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng.
- Ăn sữa chua: Sữa chua lên men chứa nhiều vi khuẩn axit lactic và nhiều vi khuẩn có lợi khác. Những vi khuẩn này sống trong đường tiêu hóa có thể giữ cho đường ruột của chúng ta luôn khỏe mạnh và “sạch sẽ”.
- Ăn nhiều rau lá xanh đậm: Các loại rau này rất giàu chất xơ không hòa tan. Trong quá trình tiêu hóa, loại chất xơ này bổ sung số lượng lớn vào phân, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa của bạn.
3. Mạch máu “sạch”
Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết con người và mạch máu có mối liên hệ mật thiết với nhau để tồn tại. Nếu các mạch máu không sạch, nó sẽ đẩy nhanh quá trình “lão hóa”, dẫn đến sự suy giảm của các hệ thống và cơ quan khác nhau trên khắp cơ thể.
Khi tuổi tác gia tăng, sự tích tụ “rác” trong các mạch máu gây hình thành cục máu đông, chặn quá trình lưu thông máu và gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não, thậm chí gây đột quỵ. Do đó, trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý giữ “sạch” mạch máu.
Cách để mạch máu luôn “sạch”:
- Ăn: 5 loại rau trở lên mỗi ngày
Bạn cần ăn ít nhất 5 loại rau mỗi ngày để củng cố mạch máu. Các loại rau có màu sắc khác nhau chứa các chất dinh dưỡng khác nhau và các thành phần khác nhau. Càng ăn nhiều loại rau, bạn càng hấp thụ toàn diện các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, rau có chứa vitamin C, anthocyanin, chất xơ…. mà cơ thể không thể tự tổng hợp, các dinh dưỡng này có lợi cho việc chống oxy hóa, loại bỏ chất thải và duy trì độ đàn hồi của mạch máu.
- Uống: Trà xanh
Uống trà thường xuyên có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giải độc cho mạch máu và ngăn ngừa cục máu đông.
4. Tử cung luôn “sạch”
Đối với phụ nữ, tử cung là cơ quan vô cùng quan trọng, nó không chỉ quyết định chức năng sinh sản mà còn liên quan đến sức khỏe tổng thể. Nếu tử cung nhiễm “bẩn” có thể gây ra một loạt các căn bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm cổ tử cung…
Ngược lại, nếu phụ nữ biết giữ tử cung “sạch”, tỷ lệ mắc các bệnh phụ khoa sẽ giảm dần, đồng thời chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao.
Đối với phụ nữ, tử cung là cơ quan vô cùng quan trọng.
Cách để tử cung luôn “sạch”:
- Vệ sinh vùng kín đều đặn và sạch sẽ: Thay đồ lót và băng vệ sinh thường xuyên.
- Chế độ ăn nên bổ sung nhiều:
Đậu đỏ: Đậu đỏ không chỉ có tác dụng bổ sung vitamin mà còn là thần dược giúp bạn thanh lọc cơ thể. Loại đậu này có thể khử độc cho da và những cơ quan trong cơ thể bao gồm cả tử cung.
Quả bơ: Với phụ nữ quả bơ chính là một loại thực phẩm có thể điều chỉnh sự tiết estrogen làm giảm khả năng phụ nữ mắc viêm phụ khoa và bảo vệ buồng trứng.
Mộc nhĩ: Mộc nhĩ làm việc như một “chất tẩy rửa”, khi đi vào cơ thể nó sẽ hấp thụ một phần lớn chất độc, giúp loại bỏ “rác” trong cơ thể, giúp mắt sáng và bảo vệ sức khỏe tử cung.
4 biểu hiện trên cơ thể nhắc nhở phổi của bạn đang "kêu cứu"
Một khi có vấn đề ở phổi, bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Phổi là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống hô hấp của con người. Vai trò chủ yếu của phổi là trao đổi các khí - đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và đưa dioxit cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra, phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.
Một khi có vấn đề ở phổi, bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Đối với những người thường xuyên hút thuốc và tiếp xúc với khí độc hại, chức năng phổi của họ cũng tương đối kém. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, mọi người cần chú ý đến sức khỏe phổi.
Một khi cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ phổi của bạn đang "kêu cứu".
1. Dung tích phổi bị suy giảm
Dung tích phổi là thể khí (O2) trong phổi khi hít vào hết sức, trên lâm sàng cho thấy dung tích phổi là tiêu chuẩn để đánh giá sức khỏe của phổi, dung tích phổi càng lớn, chức năng phổi càng khỏe mạnh. Ngoài việc sử dụng thiết bị chuyên nghiệp để kiểm tra dung tích phổi, trong cuộc sống hàng ngày bạn cũng có thể tự kiểm tra dung tích phổi.
Sau khi chúng ta hít một thơi thật sâu và bắt đầu tính thời gian, nếu có thể giữ (nín thở) được trong 40 giây, chứng tỏ phổi khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn không thể giữ được khoảng 20 giây, điều đó có nghĩa là chức năng phổi của bạn tương đối kém. Hoặc so với trước đây, thời gian nín thở càng ngắn, càng chứng tỏ chức năng phổi suy giảm.
2. Ho
Ho là một phản ứng căng thẳng của hệ hô hấp, thông qua ho có thể làm sạch các dị vật bên trong đường hô hấp. Vì vậy, khi có bệnh về đường hô hấp, triệu chứng điển hình nhất là ho.
Ho là một phản ứng căng thẳng của hệ hô hấp, thông qua ho có thể làm sạch các dị vật bên trong đường hô hấp.
Sau khi dị vật xâm nhập vào phổi, đồng thời sẽ xuất hiện triệu chứng ho, đặc biệt là giai đoạn đầu của ung thư phổi chủ yếu là "ho lâu dài". Ho do bệnh phổi mãn tính rất khác biệt so với ho ở các bệnh thông thường, các bệnh thông thường sau khi dùng thuốc, các triệu chứng được cải thiện.
Nếu ho kéo dài, bệnh phát triển còn kèm theo xuất hiện đờm, trong đờm có máu hoặc ho ra máu, điều này chứng tỏ phổi đã bị tổn thương nghiêm trọng.
3. Thay đổi màu môi
Phổi là một kênh quan trọng để cơ thể con người hít thở oxy. Khi có vấn đề ở phổi, trước tiên nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, cung cấp oxy máu trên toàn cơ thể không đủ và kết quả là màu máu sẽ thay đổi, ví dụ có màu đỏ sẫm hoặc màu đỏ nhạt... đều là những tín hiệu bất thường.
Khi cơ thể thiếu oxy trầm trọng, phần môi sẽ xuất hiện màu xanh tím, trên lâm sàng còn gọi là "tím tái". Do đó, kiến nghị mọi người nên đến bệnh viện kiểm tra phổi khi thấy xuất hiện tình trạng trên.
Khi cơ thể thiếu oxy trầm trọng, phần môi sẽ xuất hiện màu xanh tím, trên lâm sàng còn gọi là "tím tái".
4. Đau ngực
Trong khoang ngực chủ yếu có phổi, tim và một số cơ quan khác. Phổi sau khi bị bệnh, bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng như đau tức ngực. Bệnh không ngừng phát triển, cảm giác đau tức ngực cũng ngày càng dữ dội hơn.
Nếu bị viêm phổi, ngoài các triệu chứng như đau ngực, bệnh nhân cũng bị ho, sốt... Còn nếu là ung thư phổi, cơn đau ở giai đoạn đầu không rõ ràng, khi ung thư ở giai đoạn giữa và đã xâm lấn đến cơ hoành và các mô cơ xung quanh, cơn đau sẽ dần trở nên rõ ràng hơn.
4 biểu hiện bất thường ở trên có thể là do giảm chức năng phổi và các bệnh về phổi. Đối với những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi, việc kiểm tra sức khỏe phổi là cần thiết. Một khi phổi bị tổn thương cần phải được điều trị nghiêm ngặt theo khuyến nghị của các bác sĩ để tránh bệnh tình nghiêm trọng hơn.
3 bộ phận trên cơ thể đàn ông có số đo càng nhỏ, sức khỏe càng tốt Đôi khi chỉ cần nhìn vào ngoại hình chúng ta có thể nhận biết người đàn ông có sức khỏe tốt hay không. Sinh mạng rất đáng quý, vì vậy, đảm bảo sức khỏe tốt để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng. Dựa vào số đo một số bộ phận chúng ta có thể đánh giá được sức khỏe của...