4 vấn đề nóng của ngành chăn nuôi
Mặc dù chăn nuôi là ngành có tốc độ tăng trưởng tốt trong hơn nửa đầu năm nay, song theo đánh giá, đó chỉ là việc phát triển “cơ học”. Trên thực tế, chăn nuôi Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt thách thức và nếu không hành động tái cơ cấu ngay, ngành chăn nuôi nước ta sẽ bị mất thị trường ngay tại nội địa…
Phát triển “ nóng”
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong 7 tháng đầu năm nay, đàn lợn cả nước tăng 2,7-3,7%; đàn gia cầm tăng 3-3,5% và được coi là những con số “bất ngờ” đối với ngành chăn nuôi. Theo Cục Chăn nuôi, tốc độ phát triển này đi “nhanh hơn dự kiến”.
Chăn nuôi lợn ở huyện Phù Cư, Hưng Yên đang được chú trọng phát triển mạnh. Ảnh: Việt Tùng
Đặc biệt, cũng theo số liệu của Cục Chăn nuôi, chỉ trong 3 năm trở lại đây, số vốn đầu tư cho chăn nuôi lên tới gần 10 tỷ USD. Hiện tại, đang có nhiều doanh nghiệp, chủ trang trại tiếp tục xin chủ trương mở thêm nhiều trại nuôi lợn, bò nữa.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, những diễn biến trên chỉ là sự phát triển “nóng”, bởi đến bây giờ Việt Nam vẫn rất lúng túng trong vấn đề mở rộng thị trường nên có nhiều sản phẩm dư thừa không bán được.
Video đang HOT
Vấn đề quan trọng nhất là chủ động tìm kiếm thị trường. Có thể đơn cử như thị trường thịt lợn, hiện mới chỉ phụ thuộc duy nhất vào một thị trường là Trung Quốc. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, đã có ít nhất 200.000 tấn lợn hơi được xuất sang thị trường nước này và dự kiến đến hết năm nay con số này rơi vào khoảng 400.000-450.000 tấn lợn hơi được đưa sang Trung Quốc.
Hầu hết lợn xuất sang Trung Quốc hiện nay là qua con đường tiểu ngạch, biên mậu. Vì thế, Cục Chăn nuôi cảnh báo, nếu cứ để tình trạng buôn bán như thế này, chắc chắn sẽ xảy ra sự cố, khi đó sẽ tác động ngược lại đến chăn nuôi trong nước. Điển hình như rất nhiều lợn mỡ của Việt Nam hiện không tiêu thụ được do Trung Quốc ngừng mua.
Vấn đề tồn tại thứ hai là chúng ta rất lúng túng trong khâu chế biến và giết mổ. Hầu hết các nước muốn gia tăng giá trị gia tăng, phải qua chế biến, có như thế mới dễ xuất khẩu. Song ở Việt Nam, khâu này 2 năm qua gần như đứng yên. Vấn đề thứ ba là, rất nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào chăn nuôi nhưng lại “vướng mắc đủ thứ”, đặc biệt là đất đai, rồi cơ chế quản lý. Tồn tại cuối cùng của ngành chăn nuôi là, do phát triển nóng, nên thiếu chiến lược dài hơi.
C.P sẽ “bắt tay” với Big C để chiếm thị trường Việt Nam
Theo cảnh báo của các chuyên gia, sau khi Thái Lan mua lại hệ thống siêu thị Big C tại nước ta, các sản phẩm về thịt của Thái Lan đã mang sang rất nhiều để bán và ngành chăn nuôi nội địa đứng trước nguy cơ sẽ bị Thái Lan chiếm hết thị trường thịt trong nước, rồi người tiêu dùng phải ăn sản phẩm đắt do chính chúng ta nuôi.
Sau khi Big C về tay người Thái, tập đoàn chăn nuôi hàng đầu nước này là C.P đã xây dựng ngay chiến lược mở rộng chăn nuôi tại Việt Nam. Hiện tại C.P đang có 900 con lợn cụ kỵ và họ đang có dự kiến mở rộng lên tới 2.000 con và khoảng 15.000 con lợn ông, bà. “Như vậy, người ta sẽ có thị trường thịt lợn rất lớn ở Việt Nam. Khi C.P gắn kết với Big C mở các cửa hàng tiện ích, nếu không cẩn thận, các doanh nghiệp của ta sẽ không cạnh tranh nổi”- một chuyên gia chăn nuôi nhận định.
Tính đến thời điểm này, theo thống kê, Tập đoàn C.P đã phát triển được 3.000 trang trại chăn nuôi gia công tại nước ta và tham vọng của họ chưa dừng lại ở đó. Chính quy mô quá lớn này đã dẫn tới hệ lụy rất lớn là vấn đề môi trường chăn nuôi đang có những tác động xấu. Do đó, Cục Chăn nuôi đề xuất cần nghiên cứu những quy định về sản xuất gắn với môi trường, bởi các quy định của chúng ta về vấn đề này hiện quá lỏng lẻo.
Ngay tại Thái Lan, muốn mở bất kỳ một trại chăn nuôi nào trên nước này, phải có ý kiến Cục Chăn nuôi, thì mới được xây dựng trang trại, còn ở nước ta vấn đề này gần như tự do. Một số nước như Đan Mạch thậm chí còn quy định về mật độ nuôi với giới hạn 1,5 con lợn/ha canh tác. Còn ở Việt Nam, cứ thoải mái, anh muốn nuôi bao nhiêu thì nuôi. Chúng ta phải rà soát lại để có một chế định về môi trường trong chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đề xuất.
Một vấn đề nữa là, hiện mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu tới 13 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, trong đó có khoảng gần 1 triệu tấn thức ăn bổ sung, giá trị rất cao khiến chúng ta phải chi rất nhiều ngoại tệ để nhập khẩu. Do vậy, theo khuyến nghị của các chuyên gia, chúng ta phải nhanh chóng có chính sách khuyến khích phát triển nguồn nguyên liệu chăn nuôi ngay trong nước, đỡ thất thoát ngoại tệ.
Theo Danviet
"Phao" cứu sinh cho hộ dân vùng khó
Thông qua chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Cà Mau đã giúp nhiều hộ có vốn đầu tư vào sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Chương trình tín dụng này được ví như "phao" cứu sinh cho nhiều hộ dân vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Ổn định sản xuất
Dẫn chúng tôi đi thăm khu chuồng lợn với 16 con lợn thịt và 4 con lợn nái, ông Tiền Phi Săng (ngụ ấp Bá Huê, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi), phấn khởi nói: "Năm 2015, nhờ được vay vốn từ chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn của Ngân hàng CSXH, tôi đầu tư làm chuồng trại và mua con giống về chăn nuôi lợn. Hiện 16 con lợn thịt sắp xuất bán, ước lãi gần 20 triệu đồng".
Gia đình ông Tiền Phi Săng có thu nhập ổn định nhờ tập trung vào mô hình nuôi lợn. Ảnh: Chúc Ly
Cũng là một trong những hộ trong vùng khó khăn được vay vốn chính sách, ông Tiêu Hoàng Văn, ngụ cùng ấp Bá Huê, bộc bạch: "Những năm gần đây đời sống kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn do đầu tư vào mô hình tôm công nghiệp không hiệu quả. Được vay 10 triệu đồng chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn từ Ngân hàng CSXH tỉnh, tôi đầu tư vào 7.000m2 đất nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp nuôi cua. Mỗi tháng gia đình tôi thu về khoảng 3,5 triệu đồng, đời sống gia đình từ đó đỡ phần vất vả".
Trao đổi với chúng tôi, anh Phạm Hoàng Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Duyệt chia sẻ: "Đến nay Hội Nông dân xã nhận ủy thác tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH và đã cho khoảng 230 hộ vay với khoảng 1,8 tỷ đồng. Riêng chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đã giải ngân khoảng 260 triệu đồng, giúp nhiều hộ dân ổn định sản xuất".
Cho vay đúng đối tượng
Theo lãnh đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đầm Dơi, huyện có 9/16 xã thuộc danh mục đơn vị hành chính vùng khó khăn. Đến hết tháng 7, tổng dư nợ của chương trình cho vay vốn hộ gia đình sản xuất, kinh doanh là gần 24,5 tỷ đồng, với 1.479 hộ được thụ hưởng. "Vốn đã giúp xây dựng nhiều mô hình hiệu quả, giúp nhiều hộ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội vùng khó khăn" - ông Trần Ngọc Tâm - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đầm Dơi cho hay.
Theo ông Phan Văn Lùng-Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Cà Mau, tính đến ngày 31.7, tổng dư nợ tín dụng chính sách ưu đãi trên địa bàn đạt hơn 1.834 tỷ đồng. Chương trình cho vay vốn hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đạt dư nợ hơn 227,5 tỷ đồng với 11.374 hộ vay.
Ông Phan Văn Lùng chia sẻ thêm: "Nguồn vốn bổ sung hàng năm còn hạn chế so nhu cầu thực tế tại địa phương dẫn đến nhiều mô hình hiệu quả nhưng không có vốn để mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh; nhiều hộ đủ điều kiện, có nhu cầu về vốn nhưng chưa được xét cho vay".
Theo Danviet
Nuôi cá an toàn, mỗi năm bỏ túi hơn trăm triệu đồng Để chăn nuôi cá thành công, anh Hồng luôn tâm niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh, bởi khi cá dính bệnh việc chạy chữa rất tốn kém công sức, tiền của. Từng rất thành công với việc chăn nuôi lợn, gà, nhưng 4 năm qua, anh Chu Văn Hồng ở xóm Thuận Trại, xã Phú Đông, huyện Ba Vì (Hà Nội) lại chuyển...