4 trường hợp thuộc diện F1 theo quy định mới của Bộ Y tế
Tôi vừa được biết bản thân đi cùng một quán ăn với F0. Tôi không ngồi gần, không nói chuyện, vậy tôi có được xem là F1 và cần cách ly tại nhà hay không?
Bộ Y tế
Theo Công văn số 11042/BYT-DP V/v Điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19 do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký, định nghĩa F1 đã có sự thu hẹp hơn so với giai đoạn trước.
Hiện, người được xác định là F1 nếu thuộc một trong 4 trường hợp sau:
Video đang HOT
- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) và đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT>30.
Nếu người tiếp xúc gần (F1) có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giám hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp sẽ trở thành ca bệnh nghi ngờ.
Lúc này, người nghi ngờ cần xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc rRT-PCR để xác định tình trạng dương tính.
Huy động thuốc, sản phẩm y học cổ truyền dùng cho bệnh nhân COVID-19
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) vừa huy động thuốc và sản phẩm y học cổ truyền sử dụng cho người bệnh nhiễm SARS-CoV-2, đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và đối tượng cách ly tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Sở Y tế Bắc Giang tiếp nhận một số thuốc và sản phẩm y dược cổ truyền. Ảnh: suckhoedoisong.vn
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Bắc Giang, ngày 3/6, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đã ban hành công văn về việc cấp một số thuốc, sản phẩm trong phòng, nâng cao sức khỏe, hỗ trợ điều trị COVID- 19 cho 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Một số sản phẩm được hỗ trợ như: Ngọc bình phong vị gia có tác dụng chủ trị tăng sức đề kháng, phòng nhiễm virus; Viên nang Kovir có tác dụng chủ trị phòng và điều trị các bệnh lý do virus lây lan qua đường hô hấp, tăng cường miễn dịch, điều hòa miễn dịch trong các bệnh lý nhiễm virus; Tỏi đen KOCHI với công dụng tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng đối với virus, vi khuẩn xâm nhập, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống cảm cúm.
Đây là các sản phẩm do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền huy động từ một số bệnh viện y học cổ truyền và một số công ty để hỗ trợ cho tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh như: Viện Y học Cổ truyền (YHCT) Quân đội, Bệnh viện YHCT Bộ Công an, Bệnh viện YHCT Trung ương, Công ty cổ phần Sao Thái Dương, Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà...
Cũng trong ngày 3/6, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh về việc cử cán bộ đầu mối tiếp nhận, tổ chức phân bổ và điều phối thuốc và các sản phẩm YHCT phục vụ công tác phòng, nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị COVID- 19. Đồng thời ban hành hướng dẫn sử dụng để các địa phương sử dụng các thuốc và sản phẩm YHCT nói trên cho người bệnh nhiễm SARS-CoV-2, đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và đối tượng cách ly (F1).
Sáng 5/6, đã có 2 doanh nghiệp theo danh sách của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền tổ chức trao một số thuốc và sản phẩm YHCT cho Sở Y tế 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Bắc Giang.
Đại diện lãnh đạo Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Bắc Giang xác nhận đơn vị đã tiếp nhận thuốc và sản phẩm YHCT; đồng thời cho biết Bệnh viện sẽ lên phương án triển khai sử dụng các sản phẩm YHCT trong quá trình điều trị bệnh nhân COVID-19 một cách hiệu quả nhất. Đây cũng là một điểm mới, làm tiền đề cho việc đa dạng hóa các phương pháp và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Dù uống ít hay nhiều thì tác hại của rượu bia tới não bộ đều nghiêm trọng, cánh mày râu tuyệt đối không coi thường Sử dụng rượu bia không chỉ gây tổn thương não mà còn có thể gây ra chứng mất trí nhớ và một số bệnh lý khác. Để tránh tác hại của rượu bia tới sức khỏe, đọc thêm nội dung trong bài viết dưới đây! Trong số những người có thói quen sử dụng rượu tại Mỹ, khoảng 1/3 sẽ uống ít nhất...