4 trường hợp được thanh toán Bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến
Để được hưởng BHYT khi chuyển tuyến, người bệnh phải hội đủ những điều kiện, thủ tục theo quy định. Theo đó, nhiều trường hợp, khi nhập viện, người bệnh theo yêu cầu chuyên môn phải chuyển tuyến đến cơ sở khám chữa bệnh khác.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BYT và Thông tư 43/2013/TT-BYT, chuyển tuyến được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: Tuyến xã lên tuyến huyện, tuyến huyện lên tuyến tỉnh, tuyến tỉnh lên tuyến Trung ương hoặc nếu cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì được chuyển lên tuyến cao hơn.
Trong đó, căn cứ Điều 3 Thông tư 43/2013/TT-BYT, các loại tuyến gồm:
Tuyến Trung ương: Các bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… Tuyến tỉnh: Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện hạng I, hạng II thuộc Sở Y tế… Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Các bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện, bệnh xá công an tỉnh, phòng khám đa khoa, chuyên khoa… Tuyến xã, phường, thị trấn: Trạm y tế xã, trạm xá, phòng khám bác sĩ gia đình…
- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới;
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Để được coi là chuyển đúng tuyến, Điều 5 Thông tư 14 quy định cụ thể điều kiện của từng trường hợp sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên: Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới hoặc do điều kiện khách quan, cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị; cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn; trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám chữa bệnh ở Trung ương).
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới: Khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.
Video đang HOT
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến: Bệnh không phù hợp với cơ sở khám chữa bệnh đó hoặc phù hợp nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán, điều trị. Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh trên cùng địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh.
Ngoài những trường hợp này, các trường hợp chuyển tuyến khác đều là chuyển vượt tuyến.
Đồng thời, nếu người bệnh không đáp ứng các điều kiện trên nhưng vẫn yêu cầu chuyển tuyến thì được giải quyết chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn nơi khám chữa bệnh của người bệnh.
TPO – Để được hưởng BHYT khi chuyển tuyến, người bệnh phải hội đủ những điều kiện, thủ tục theo quy định. Theo đó, nhiều trường hợp, khi nhập viện, người bệnh theo yêu cầu chuyên môn phải chuyển tuyến đến cơ sở khám chữa bệnh khác.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BYT và Thông tư 43/2013/TT-BYT, chuyển tuyến được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: Tuyến xã lên tuyến huyện, tuyến huyện lên tuyến tỉnh, tuyến tỉnh lên tuyến Trung ương hoặc nếu cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì được chuyển lên tuyến cao hơn.
Trong đó, căn cứ Điều 3 Thông tư 43/2013/TT-BYT, các loại tuyến gồm:
Tuyến Trung ương: Các bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… Tuyến tỉnh: Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện hạng I, hạng II thuộc Sở Y tế… Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Các bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện, bệnh xá công an tỉnh, phòng khám đa khoa, chuyên khoa… Tuyến xã, phường, thị trấn: Trạm y tế xã, trạm xá, phòng khám bác sĩ gia đình…
- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới;
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Để được coi là chuyển đúng tuyến, Điều 5 Thông tư 14 quy định cụ thể điều kiện của từng trường hợp sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên: Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới hoặc do điều kiện khách quan, cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị; cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn; trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám chữa bệnh ở Trung ương).
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới: Khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến: Bệnh không phù hợp với cơ sở khám chữa bệnh đó hoặc phù hợp nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán, điều trị. Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh trên cùng địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh.
Ngoài những trường hợp này, các trường hợp chuyển tuyến khác đều là chuyển vượt tuyến.
Đồng thời, nếu người bệnh không đáp ứng các điều kiện trên nhưng vẫn yêu cầu chuyển tuyến thì được giải quyết chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn nơi khám chữa bệnh của người bệnh.
Tuy nhiên, khi chuyển tuyến, cơ sở khám chữa bệnh phải cung cấp thông tin về phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT chi phí khám chữa bệnh không đúng tuyến để người bệnh được biết.
Tuy nhiên, khi chuyển tuyến, cơ sở khám chữa bệnh phải cung cấp thông tin về phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT chi phí khám chữa bệnh không đúng tuyến để người bệnh được biết.
Đánh giá công nghệ y tế cần được ứng dụng hoạch định chính sách y tế
Trong bối cảnh nguồn lực dành cho y tế ngày càng trở nên khan hiếm, quỹ bảo hiểm y tế phải bao phủ ngày càng nhiều dịch vụ y tế thì đánh giá công nghệ y tế cần được phát triển và ứng dụng trong quá trình hoạch định chính sách y tế, chính sách bảo hiểm y tế.
GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Văn Nam.
Đây là phát biểu của GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế tại Hội thảo Đánh giá công nghê y tê tại Việt Nam năm 2020: Xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào sử dụng trong nghiên cứu đánh giá công nghệ y tế tại Việt Nam do Bộ Y tế phối hợp với Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam tổ chức ngày 13/10, tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, đánh giá công nghệ y tế nói chung và đánh giá kinh tế dược nói riêng đã và đang được coi là công cụ quan trọng đối với quá trình thiết lập ưu tiên và hoạch định chính sách y tế, đặc biệt trong việc xây dựng các gói quyền lợi bảo hiểm y tế (BHYT).
Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ nhiệm vụ quan trong của hệ thống y tế là "Xây dựng các tiêu chuẩn và triển khai công tác đánh giá công nghệ y tế để xác định các can thiệp y tế có hiệu lực, hiệu quả, chi phí thấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế".
Để thực hiện nhiệm vụ này, thời gian qua, Bộ Y tế đã thực hiện một số các hoạt động trọng tâm như: Xây dựng và ban hành tiêu chí yêu cầu về bằng chứng đánh giá công nghệ y tế trong xây dựng danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Văn Nam.
Bên cạnh đó, triển khai xây dựng mạng lưới đánh giá kinh tế dược nhằm kết nối giữa Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh với chuyên gia kinh tế y tế đến từ các viện, trường, hội, trung tâm nghiên cứu, các công ty dược phẩm...
Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, trong quá trình xây dựng danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT, lần đầu tiên, Bộ Y tế đã chính thức ban hành bộ nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục.
Trong đó, yêu cầu bắt buộc các đơn vị phải cung cấp báo cáo đánh giá tác động ngân sách và khuyến khích cung cấp bằng chứng chứng minh về chi phí - hiệu quả của thuốc đối với các thuốc đề xuất bổ sung mới vào danh mục. Nhờ đó, đã lựa chọn được thuốc thực sự cần thiết cho nhu cầu điều trị, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT.
Thời gian tới, việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế trong xây dựng chính sách BHYT sẽ không chỉ mang tính khuyến khích mà sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc, nhất là đối với các thuốc, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật đề xuất bổ sung mới vào danh mục.
Còn theo TS. Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để phát triển hệ thống đánh giá công nghệ y tế thì điều không thể thiếu là việc xây dựng các dữ liệu đầu vào sử dụng trong các nghiên cứu đánh giá. Vì vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong quá trình xây dựng, hoạch định chính sách BHYT.
Người vào bệnh viện phải bật ứng dụng truy vết COVID-19 Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, nước ta vẫn đang tiếp đón những chuyến bay có người dương tính với COVID-19 trở về nước, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký ban hành Chỉ thị số 21 về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó,...