4 trường hợp cần phải xử lý ngay khi Bộ Luật Hình sự 2015 thông qua
Ngày 27/12/2015 Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ Luật Hình sự (BLHS). Đặc biệt, Nghị quyết quy định 04 trường hợp cần phải xử lý ngay kể từ ngày BLHS năm 2015 được công bố (tức là từ ngày 09/12/2015).Đó là những trường hợp nào?
Nghị quyết số 109/2015/QH13 quy định cụ thể về việc áp dụng BLHS, trong đó xác định rõ quy định nào được áp dụng hồi tố, quy định nào không được áp dụng hồi tố, đồng thời đưa ra những quy định chuyển tiếp để xử lý đối với những trường hợp hành vi phạm tội xảy ra trước ngày BLHS có hiệu lực thi hành (01/07/2016) nhưng sau ngày này mới bị phát hiện hoặc vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị kết án đang chấp hành án, đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án hoặc đã chấp hành xong bản án.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, Nghị quyết quy định 04 trường hợp cần phải xử lý ngay kể từ ngày BLHS năm 2015 được công bố (tức là từ ngày 09/12/2015). Đó là:
Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình; đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Trường hợp hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người này nhưng chưa thi hành án, thì không thi hành nữa và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.
Video đang HOT
Đối với những người đã bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ nhưng chưa thi hành án mà đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì cũng không thi hành nữa và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.
Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi tảo hôn; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. Không xử lý về hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về những tội phạm không được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 và tại các điểm b, c khoản 2 Điều 14 của BLHS năm 2015. Trong hai trường hợp này, nếu vụ án đã được khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trong trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. Trong trường hợp này, những người đã chấp hành xong hình phạt; người được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại đương nhiên được xóa án tích.
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 109/2015/QH13 đã giao trách nhiệm vụ cụ thể cho Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tổ chức triển khai thi hành BLHS.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Bầu Kiên có được giảm án theo luật mới?
Bộ luật Hình sự 2015 vừa được thông qua sẽ bỏ một số tội danh ở Bộ luật Hình sự hiện hành. Vậy những "tội danh đã được bỏ" trong giai đoạn chuyển tiếp sẽ như thế nào?
Nhiều người quan tâm tới một số vụ án lớn, các bị cáo lĩnh án nặng liệu có thay đổi gì khi thi hành luật mới. Cụ thể, với trường hợp Bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên - nguyên Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB) sẽ có thay đổi gì không?
Bầu Kiên tại phiên tòa phúc thẩm
Trước đó, ngày 15/12/2014, TANDTC, phiên Phúc thẩm đã tuyên y án Sơ thẩm với Nguyễn Đức Kiên như sau: 20 tháng tù về tội "Kinh doanh trái phép"; 6 năm tù về tội "Trốn thuế"; 20 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; 18 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng". Tổng hợp hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên là 30 năm tù.
Như vậy, trong 4 tội danh mà Bầu Kiên phạm phải có 2 tội không có trong Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo điểm d khoản 2 điều 1 Nghị quyết thi hành Bộ luật Hình sự, tính từ thời điểm Bộ luật Hình sự 2015 được công bố, sẽ không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự năm 1999 quy định là tội phạm nhưng Bộ luật hình sự 2015 không quy định là tội phạm. Bao gồm: tảo hôn; kinh doanh trái phép; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
Nghị quyết cũng quy định, trong trường hợp, vụ án đã được khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;
Trao đổi với PV Infonet, Ls Đặng Văn Cường, Trưởng VP Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Tp Hà Nội) cho rằng "Nếu theo Nghị quyết, với tội danh kinh doanh trái phép mà TANDTC tuyên bị cáo Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch HĐ sáng lập ACB, với 20 tháng tù về tội kinh doanh trái phép có thể được xem xét theo nghị quyết, nếu chưa thi hành sẽ được miễn thi hành, nếu đang thi hành sẽ miễn chấp hành hình phạt phần còn lại".
Theo luật sư Đặng văn Cường, còn đối với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, mà TANDTC kết án Nguyễn Đức Kiên với hình phạt 18 năm tù sẽ theo điểm e , khoản 1, điều 1 của Nghị quyết thi hành Bộ luật Hình sự, trong trường hợp người bị kết án đang chấp hành án về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã chấp hành xong bản án thì vẫn áp dụng quy định tương ứng của các văn bản quy phạm pháp luật hình sự có hiệu lực trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 để giải quyết;
"Mặt khác, tổng hợp hình phạt mà Nguyễn Đức Kiên bị tuyên là 30 năm, thấp hơn tổng số năm tù của 4 tội danh (44 năm 20 tháng). Do đó, có thể thấy, về cơ bản, với việc thông qua Bộ luật Hình sự (sửa đổi) 2015, thời gian tù của Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) khó có thể được đoán trước. Bản án của Nguyễn Đức Kiên và những bản án tương tự phải có văn bản, quyết định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền"- Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh.
Theo_VietNamNet
Kịch tính vụ án "cái đá chân mang tội giết người" Trải qua cuộc tranh luận kịch tính tại phiên tòa, vụ án "cái đá chân mang tội giết người" đã có cái kết thay đổi khá "chóng mặt". Một bị cáo đã được giải cái án "giết người" và giảm hình phạt từ 7 năm tù giam xuống 18 tháng tù cho hưởng án treo. Đó là vụ án giết người trong lúc...