4 triệu đàn ông Việt Nam sẽ… ế vợ
Hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã được các chuyên gia dự báo, đó là sẽ thiếu 2,3 – 4,3 phụ nữ trong độ tuổi kết hôn vào năm 2050. Kéo theo là gia tăng nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em gái…
Tỉ số giới tính khi sinh tại Việt Nam hiện là 111,9 bé trai/100 bé gái. Hơn
30 năm nữa, sẽ có khoảng 4 triệu đàn ông khó lấy vợ. Ảnh minh họa: H.Hải
Video đang HOT
Tại buổi họp báo và phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2012 diễn ra sáng 5/12, ông Lê Cảnh Nhạc, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình cho biết, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại VN vẫn ở ngưỡng rất báo động.
Cụ thể, giai đoạn từ năm 1999 đến 2005, xu hướng biến động tỉ số giới tính khi sinh chỉ dao động trong khoảng 104 – 109 bé trai/100 bé gái.Nhưng từ năm 2006 bắt đầu gia tăng mạnh sự chênh lệch giới tính, từ 109,8 bé trai/100 bé gái lên 111,9 bé trai/100 bé gái. Xu hướng này xuất hiện ở cả thành thị và nông thôn. Đặc biệt khu vực thành thị có sự lựa chọn giới tính khi sinh ở ngay lần sinh đầu còn khu vực nông thôn chỉ xuất hiện từ lần sinh thứ hai tở đi. Tỉ số giới tính khi sinh của lần sinh thứ ba trở lên rất cao, 120 bé trai/100 bé gái với cả hai khu vực thành thị và nông thôn.
Ước tính cả năm 2012, tỉ số giới tính khi sinh là 112,3. Tuy nhiên có một tín hiệu đáng mừng là đã giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh năm 2012 so với năm 2011.
Trước nguy cơ mất cân bằng giới tính khi sinh còn rất đe dọa, Bộ Y tế đã đưa ra chủ đề “Kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh vì hạnh phúc của mỗi gia đình, vì sự phát triển bền vững của đất nước”.
“Hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh là nhãn tiền. Các nhà nghiên cứu dự báo VN sẽ thiếu khoảng 2,3 – 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050, kéo theo đó là một bộ phận nam giới sẽ phải trì hoãn việc kết hơn và nhiều người không thể kết hôn gây khủng hoảng thị trường hôn nhân; gia tăng các hoạt động mại dâm, cưỡng dâm, bắt cóc, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái…”, ông Nhạc nói.
Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này không chỉ tư tưởng Á đông thích con trai hơn con gái mà còn có cả sự “góp sức” của các kỹ thuật y tế hiện đại. Ngày càng có nhiều phụ nữ biết giới tính thai nhi trước khi sinh. Gần 83% phụ nữ ở thành phố biết giới tính con trước sinh, ở nông thôn tỉ lệ này là gần 75%.
Trình độ học vấn của phụ nữ càng cao khả năng biết giới tính thai nhi trước sinh càng lớn, Tỉ lệ phụ nữ chưa đi học biết giới tính con trước sinh chỉ 32,4% trong khi người có trình độ là 83,5%. Vùng đồng bằng sông Hòng có tỉ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi từ 12 – 16 tuần cao nhất cả nước.
Đến 99% phụ nữ biết giới tính khi sinh bằng các phương pháp siêu âm, công cụ chẩn đoán giới tính hiện đại và hiệu quả. Chỉ 11% phụ nữ mong muốn mình sinh con gái, còn số phụ nữ muốn sinh con trai thì gấp e lần. Đặc biệt vùng Đồng bằng sông hồng tỉ lệ phụ nữ mong sinh con trai cao nhất cả nước (38%).
Theo Dantri
Kho thuốc sâu "hành" trường mẫu giáo
Năm 1981, một kho thuốc trừ sâu được xây dựng tại KP.6 (P.Đông Giang, TP.Đông Hà, Quảng Trị), đến năm 1987 kho đã không được sử dụng nữa nhưng hệ lụy để lại vẫn còn cho đến ngày nay.
Ông Hoàng Đình Anh, Chủ tịch HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Giang 2 cho hay hiện kho thuốc sâu cũ vẫn còn nhiều thuốc trừ sâu do đã ngấm xuống nền đất cùng với các vật dụng từng chứa đựng thuốc, nhiều lần ngành môi trường đã xuống ghi nhận hiện trường nhưng vẫn chưa thấy xử lý.
Đáng nói, sát vách kho thuốc là trường mẫu giáo Đông Giang 2. Hằng ngày có 25 em nhỏ từ 3 đến 5 tuổi học hành, ăn uống và vui chơi ở đây nên nhiều bậc phụ huynh bày tỏ sự lo lắng cho tình hình sức khỏe của con em mình khi mùi thuốc sâu vẫn lẩn khuất trong không khí. "Bình thường thì không sao chứ gặp hôm trời nồng, mùi thuốc sâu bốc lên, người lớn còn chịu không nổi huống hồ là con nít. Chúng tôi khẩn thiết đề xuất các cấp sớm xem xét sự việc này..."- ông Hoàng Đình Vì, trưởng KP.6 nói.
Theo TNO
Cổ tích cải biên: Vết dằm nhức nhối Bộ truyện tranh cổ tích Việt Nam cải biên đã để lại những hệ lụy không nhỏ cho thị trường sách và cả sự lệch lạc trong nhận thức của thế hệ trẻ nhưng không được cơ quan chức năng ngăn chặn. Việc truyện cổ tích được làm mới với ngôn ngữ hiện đại, nhí nhố, nhân vật hài hước, "xì-teen", cách ăn...