4 triệu chứng xuất hiện vào buổi sáng cho thấy bạn là người có thận yếu
Thận đảm nhận chức năng lọc, đào thải chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra ngoài cơ thể thông qua đường nước tiểu. Do đó, nếu thận của bạn suy yếu thì chắc chắn sức khỏe cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Thận yếu là khi chức năng thận của bạn bị suy giảm do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, dấu hiệu thận yếu thường rất mờ nhạt và khó nhận biết nên nó tiến triển âm thầm bên trong cơ thể suốt nhiều năm, đến khi bạn phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đặc biệt, những người có thận yếu thường gặp phải 1 trong 4 triệu chứng sau vào buổi sáng.
Cùng check thử xem bạn có gặp phải điều nào hay không nhé!
Xuất hiện quầng thâm rõ trên mắt
Với những người có thận suy yếu thì sau khi thức dậy, quầng thâm trên mắt sẽ hiện rõ hơn. Nguyên nhân có thể là do bạn thức quá muộn, ngủ không đủ giấc nên làm thận không được nghỉ ngơi vào ban đêm, từ đó làm mắt xuất hiện quầng thâm vào sáng hôm sau.
Để khắc phục triệu chứng này thì cách tốt nhất là hãy dành thời gian ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
Đau gót chân, rụng tóc
Vùng gót chân của bạn có huyệt và kinh mạch đả thông đến thận nên nếu sức khỏe của thận suy yếu thì quá trình lưu thông máu sẽ không ổn định, gây đau nhức gót chân vào buổi sáng. Bên cạnh đó, người có bệnh thận yếu còn gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều, mọc tóc trắng sớm.
Khi dịch nước bọt tiết ra trong cơ thể không đủ, nó có thể gây ho khan vào buổi sáng. Nguyên nhân là do quá trình điều hòa thận không ổn định. Vì vậy, những người có thận yếu sau khi thức dậy nên bổ sung một nguồn năng lượng dồi dào để bảo đảm có đủ sức khỏe làm việc.
Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu protein, vitamin và chất xơ. Đồng thời kết hợp với việc tập luyện hàng ngày.
Video đang HOT
Ngáp vặt, cảm thấy buồn ngủ
Kể cả khi bạn đã ngủ đủ giấc nhưng vẫn gặp phải tình trạng ngáp vặt vào buổi sáng thì đó có thể là do thận hoạt động kém. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy nhanh buồn ngủ và chỉ muốn nằm trên giường ngủ tiếp.
Source (Nguồn): Kknews/Helino
Lý giải nguyên nhân khiến cơ thể luôn cảm thấy ớn lạnh
Nếu bạn chỉ cảm thấy lạnh khi nhiệt độ giảm thì đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, trường hợp bạn lúc nào cũng cảm thấy rét run và ớn lạnh thì có thể đây là dấu hiệu bạn đang mắc một số bệnh nghiêm trọng.
Luôn cảm thấy lạnh trong người có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn
Thiếu vitamin B12
Vitamin B12 không những có trách nhiệm chuyển đổi thức ăn thành năng lượng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch của chúng ta hoạt động bằng cách duy trì sự tái tạo tế bào cũng như hoạt động hệ thống tiêu hóa và thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể khiến bạn cảm thấy lạnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tăng cường bổ sung sữa, trứng cùng với các nguồn khác của B12 như thịt và ngũ cốc.
Thiếu sắt
Thiếu sắt cũng có thể gây ra triệu chứng lạnh suốt ngày. Các triệu chứng thiếu sắt gồm yếu người, cảm thấy lạnh, da nhợt nhạt, lưỡi bị viêm, đề kháng thấp và mệt mỏi. Trong trường hợp thiếu sắt, bạn nên thêm rau xanh, trái cây khô, một số ngũ cốc, thịt bò nạc, gan gà, hàu và trai.
Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp có trách nhiệm tạo ra năng lượng bằng cách sử dụng oxy và calo, từ đó tạo ra nhiệt. Triệu chứng bao gồm cảm giác kim châm ở chân, tay, móng, tóc, tăng cân liên tục mặc dù không thèm ăn, táo bón, chậm chạp và kinh nguyệt kéo dài. Liệu pháp thay thế hormone thường là giải pháp điều trị.
Hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud là kết quả của sự gián đoạn của việc cung cấp máu trong một số bộ phận cơ thể do sự co thắt của cơ trơn thành động mạch. Hầu hết mọi người gặp phải hội chứng Raynaud trong thời tiết lạnh.
Hệ thống miễn dịch yếu
Bạn cảm thấy lạnh suốt ngày chỉ xuất hiện ở tay và chân hoặc toàn bộ cơ thể. Cảm giác lạnh ở bàn tay và bàn chân có thể là do hệ miễn dịch suy yếu, do sự tồn tại tình trạng viêm và nhiễm trùng làm tổn thương cơ thể.
Bệnh đái tháo đường
Nồng độ đường huyết trong máu cao kéo dài có thể làm tổn hại thận và sinh cảm giác lạnh suốt ngày. Một số triệu chứng khác bao gồm: buồn nôn, ngứa, chán ăn, khó thở, sưng phù, lú lẫn.
Tác dụng phụ của thuốc
Đối với chứng đau thắt ngực, tăng huyết áp và chứng đau nửa đầu, bác sĩ kê toa các thuốc chẹn beta có tác dụng phụ là cảm thấy ớn lạnh suốt ngày. Thuốc chẹn beta làm giảm lưu thông máu ở các chi dẫn tới lạnh các chi, bạn cũng có thể cảm thấy chuột rút trong cơ, buồn ngủ, mất ngủ và bất lực. Bạn không nên ngừng thuốc ngay, nên trao đổi với bác sĩ để thay thế thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng.
Rối loạn tuyến giáp
Nhiều vấn đề sức khỏe có nguyên nhân từ tuyến giáp. Luôn luôn cảm thấy lạnh là một dấu hiệu báo trước về chứng suy giáp, có nghĩa là tuyến giáp không tiết ra đủ hormone cần thiết để duy trì tốt chức năng. Nếu không đủ hormone này, sự trao đổi chất chậm lại, ngăn cơ thể sản xuất nhiệt.
Cơ thể quá gầy
Khi bị thiếu cân hay cơ thể quá gầy, bạn sẽ thiếu một lượng chất béo cần thiết để bảo vệ khỏi nhiệt độ lạnh. Ngoài ra, do chỉ số khối cơ thể thấp nên bạn không có nhu cầu ăn hoặc ăn rất ít làm lượng calo cung cấp cho cơ thể không đủ dẫn tới giảm sự trao đổi chất và hậu quả là không tạo đủ nhiệt để làm ấm cơ thể.
Tuần hoàn kém
Nếu chỉ bàn tay và bàn chân của bạn luôn cảm thấy lạnh như đá và các phần còn lại của cơ thể bạn cảm thấy bình thường thì rất có thể do rối loạn tuần hoàn máu hoặc vấn đề về tim. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng có thể gây ra tuần hoàn kém vì nó làm tắc nghẽn mạch máu.
Ngủ không đủ giấc
Thiếu ngủ có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh, làm giảm hoạt động ở vùng dưới đồi, vùng não điều khiển nhiệt độ cơ thể khiến bạn cảm thấy luôn bị lạnh. Nghiên cứu tại Mỹ cho biết, để đáp ứng với căng thẳng do thiếu ngủ, một khu vực ở não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ có xu hướng giảm xuống nên gây ra những cơn ớn lạnh liên tục.
Mất nước
Khoảng 60% cơ thể là nước và nước giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn uống đủ nước, nước sẽ giữ nhiệt và phát hành nó từ từ, giúp cơ thể luôn ấm áp. Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ bên ngoài.
Giải pháp cho tay chân lạnh
Vận động: Đứng dậy và di chuyển, vận động có thể là một trong những cách dễ dàng nhất để làm ấm cơ thể và giúp máu lưu thông đến chân tay. Việc thúc đẩy lưu thông máu thông qua vận động, tập thể dục giúp giữ chân tay ấm áp trong suốt cả ngày.
Đi tất và giày ấm: Tất và giày ấm rất quan trọng đối với những người bị chân lạnh. Ngay cả khi ở trong nhà, mang tất và dép lông, thậm chí trải thảm trên sàn là giải pháp tốt cho đôi chân lạnh.
Ngâm chân: Một trong những cách nhanh nhất để làm ấm đôi chân lạnh là ngâm chúng trong nước ấm trong 10 đến 15 phút, giúp máu lưu thông tới bàn chân. Việc này nên thực hiện hàng ngày, trước khi đi ngủ.
Túi sưởi: Túi sưởi rất hữu ích đối với người thường xuyên tay chân lạnh, tiện sử dụng bất cứ lúc nào, bất cứ đâu.
Theo anninhthudo
Điều kiện kinh tế bấp bênh làm tăng nguy cơ... mắc bệnh tim mạch Những người đang trong tình trạng bấp bênh về kinh tế có nguy cơ gia tăng các bệnh về đường tim mạch, và chứng mất ngủ kinh niên là thủ phạm chính trong trường hợp này. Vào năm ngoái, một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đăng trên tạp chí khoa học "Circulation" đã chỉ ra: "Những...