4 triệu chứng bất thường, chớ có bỏ qua!
Một số dấu hiệu bất thường của sức khỏe có thể khiến không ít người lo lắng và nghĩ về tim mạch, đột quỵ hoặc thậm chí là ung thư.
Bỗng dưng run rẩy tay có thể chỉ do tụt đường huyết, gặp vấn đề về tuyến giáp hoặc là run vô căn – SHUTTERSTOCK
Trên thực tế, những triệu chứng đó có thể không nghiêm trọng như bạn nghĩ. Tuy nhiên, bạn cũng chớ nên coi thường…, theo Reader’s Digest.
Tim đột ngột đập liên hồi
Đau ngực và tim đập liên hồi có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Tuy nhiên, không phải bất kỳ lúc nào xuất hiện những triệu chứng này đều là cảnh báo tim có vấn đề.
Nhịp tim nhanh bất thường có thể gây nên do cảm giác sợ hãi, căng thẳng, mất nước, thiếu ngủ hoặc uống quá nhiều caffeine, Reader’s Digest dẫn lời tiến sĩ Albert Ahn, chuyên gia lâm sàng nội khoa tại Trung tâm Y tế NYU Langone (Mỹ).
Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Trong những trường hợp như vậy, cách tốt là phải cắt giảm cà phê, các loại thức uống thể thao, giảm căng thẳng.
Tuy nhiên, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay nếu tim đập liên hồi tái đi tái lại kèm với đau ngực, khó thở tiến sĩ Ahn nói thêm.
Bỗng dưng tay run rẩy
Video đang HOT
Tay run rẩy thường khiến mọi người nghĩ đến bệnh Parkinson. Căn bệnh thoái hóa tế bào thần kinh này thường bắt đầu ở một bên cơ thể kèm theo triệu chứng cứng người, di chuyển chậm và mất sự phối hợp tay chân.
Trong khi đó, bỗng dưng cảm thấy tay run rẩy có thể là do tụt đường huyết, gặp vấn đề về tuyến giáp hoặc là run vô căn. Những căn bệnh dạng này thường là lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng, theo Reader’s Digest.
Phân có máu là một trong những dấu hiệu phổ biến của ung thư đại trực tràng. Do đó, nhiều người sẽ không tránh khỏi cảm giác lo lắng khi phát hiện bất thường trong phân.
Thế nhưng, xuất huyết trực tràng thường không gây nghiêm trọng, nhất là ở người trẻ. Nguyên nhân gây xuất huyết trực tràng có thể do họ ăn ít chất xơ và bị táo bón. Cách khắc phục là hãy ăn nhiều chất xơ.
Nếu đã nhiều ngày tăng lượng chất xơ nhưng không khỏi thì hãy đi gặp bác sĩ, tiến sĩ Ahn nói thêm.
Nhức đầu khi đứng dậy
Cảm thấy nhức đầu và choáng váng khi ngồi một lúc rồi đứng dậy có thể khiến nhiều người lo ngại cho sức khỏe. Thế nhưng, tình trạng này không phải hiếm và không có gì nguy hiểm, nhất là ở những người từng bị huyết áp thấp.
Khi đứng dậy đột ngột, máu chậm lưu chuyển lên não và gây tụt huyết áp lên não, từ đó gây cảm giác nhức đầu và choáng váng. Cách khắc phục rất đơn giản là chỉ cần đứng yên một lúc, khi huyết áp tăng trở lại thì cảm giác khó chịu cũng biến mất.
Chúng ta chỉ lo lắng và đi gặp bác sĩ khi choáng váng nặng, theo Reader’s Digest.
Theo Thanh Niên
Gặp 8 dấu hiệu này, có thể bạn đã mắc bệnh tim
Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, nhưng điều nguy hiểm là nhiều người lại không hề nhận biết được dấu hiệu của bệnh.
Ảnh minh họa
Theo các bác sĩ Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quốc tế City, nếu gặp một trong 8 dấu hiệu dưới đây, bạn nên cần đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra tình trạng sức khỏe tim mạch:
Mệt mỏi bất thình lình
Bạn đột nhiên không thể đi bộ một quãng đường trung bình hoặc không thể nhấc một món đồ lên cầu thang dễ dàng như trước kia... sau một đêm nghỉ ngơi, tình trạng này vẫn không cải thiện thì bạn nên đi khám ngay lập tức.
Huyết áp cao
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây trụy tim. Huyết áp cao kéo dài gây hại cho động mạch, khiến mảng bám tích tụ ở thành động mạch.
Mọi người thường chỉ nhận ra huyết áp cao khi chỉ số đã cao quá mức, nên người có nguy cơ nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Ho lâu dài
Nếu bị ho khi nằm xuống, ngừng ho khi ngồi dậy, đây là dấu hiệu bạn bị suy tim xung huyết. Dung dịch bắt đầu tích tụ trong phổi khi tim không đập đúng cách, dồn ngược lại mạch máu, khiến dịch chảy vào những nơi bất thường.
Khó thở khi ngủ
Nếu bị tỉnh giấc giữa đêm, cảm thấy khó thở, ngạt hơi, bạn có thể bị nguy cơ cao trụy tim hoặc rung tâm nhĩ. Bệnh nhân bị chứng khó thở khi ngủ thì lượng oxy giảm xuống, mạch máu co chặt để tăng cường oxy đến não và tim, gây ra hơi thở ngắn.
Chân sưng tấy
Nếu nhận thấy mắt cá chân trở nên to hơn, có vấn đề khó xỏ chân vào đôi giày quen thuộc, có thể đây là dấu hiệu tim của bạn có vấn đề.
Khi cơ tim bắt đầu suy, tim không thể bơm máu hiệu quả. Các tĩnh mạch tắc lại, bơm thêm nhiều dịch vào mô cơ thể, khiến các phần như bàn chân, bụng sưng lên bất thường. Bạn có thể ấn thử lên da, nếu vết ấn tồn tại lâu chứng tỏ mô cơ đang chứa nhiều dịch thừa.
Sưng lợi
Lợi xuất huyết hoặc sưng bởi chứng sưng viêm có thể làm tăng nguy cơ trụy tim. Những người bị bệnh nha chu thường bị sưng viêm nặng, chứng nhiễm trùng mãn tính khiến hệ miễn dịch của cơ thể kích hoạt liên tục, có thể gây thủng lỗ động mạch và làm rối loạn các mảng bám, dẫn đến đột quỵ.
Tim đập nhanh
Loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về tim có thể gây nên bệnh tim sau đó nếu không được chữa trị. Đây cũng có thể là dấu hiệu van tim kém, cần đi khám để chẩn đoán rõ nguyên nhân.
Theo vtv.vn
Phương pháp khắc phục chứng tim đập nhanh sau ăn Chúng ta thường thấy tim đập nhanh hơn sau khi ăn một bữa ăn nặng, đặc biệt khi bữa ăn có đồ uống chứa caffein. Chúng ta thường thấy tim đập nhanh hơn sau khi ăn một bữa ăn nặng, đặc biệt khi bữa ăn có đồ uống chứa caffein. Tuy nhiên, khi thức ăn đã tiêu hóa hết, tim sẽ trở lại...