4 tính năng ‘hay’ nhưng ít ai hay trên xe máy
Bên cạnh những trang bị thường xuyên sử dụng như tay ga, phanh, còi… trên xe máy cũng còn một số tính năng khác dù rất hữu dụng nhưng lại ít được người dùng biết đến.
Trên nhiều dòng xe máy tại Việt Nam, bên cạnh những trang bị cơ bản, bắt buộc phải có để xe có thể vận hành, các hãng xe đã bổ sung một số tính năng tiện ích rất hữu dụng, hỗ trợ người dùng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay không nhiều người biết và sử dụng đến những tính năng này.
Trên xe máy có nhiều tính năng khá “hay ho” nhưng thực tế lại ít người người dùng biết và sử dụng
Cần gạt gió (“le” gió)
Cần gạt gió (thường gọi là “e gió” hay “le gió”) là tính năng hầu như người dùng những dòng xe máy số đời cũ như Honda Wave Alpha, Wave RSX hay Yamaha Sirius,… đều thấy. Tuy nhiên, thực tế lại không mấy ai biết và sử dụng đến tính năng khá hữu dụng này.
Về kĩ thuật, cần gạt gió có chức năng điều chỉnh độ mở của bướm gió bên trong bộ chế hoà khí. Khi kéo cần gạt gió ra hoặc đẩy ngược vào, bướm gió sẽ khép lại hoặc mở rộng ra, giúp tăng hoặc giảm lượng không khí vào bộ chế hòa khí.
Cần gạt gió còn gọi phổ biến là “e gió” hay “le gió” là tính năng rất hữu dụng trong một số trường hợp cần khởi động xe
Tính năng này thường được sử dụng hỗ trợ việc đề nổ máy. Đặc biệt với những xe để lâu ngày không sử dụng hoặc xe để qua đêm ở những vùng có thời tiết lạnh dẫn đến khó khởi động. Lúc này, người dùng chỉ cần kéo cần gạt gió ra (khép bướm gió), lúc này, lượng không khí vào bộ chế hòa khí sẽ giảm, tỉ lệ xăng tăng lên giúp xe dễ khởi động.
Mặc dù vậy, cũng cần lưu ý, sau khi kéo cần gạt gió ra và khởi động xe xong, người dùng cần đẩy cần ngược lại vị trí ban đầu, tránh việc động cơ bị tắt do thiếu không khí vào buồng đốt, dân gian hay gọi là hiện tượng “ngộp xăng” khiến xe chết máy hay giật cục.
Video đang HOT
Khóa xăng trên xe máy cũng là một bộ phận khá “hay ho” nhưng ít ai để ý và biết cách sử dụng. Bởi lẽ, bên cạnh tần suất sử dụng ít, bộ phận này cũng được thiết kế rất nhỏ dạng lưỡi gạt xoay, thường được bố trí khá kín ở khu vực dưới bình xăng hoặc ngay bên cạnh bộ chế hòa khí, người dùng phải quan sát kỹ mới có thể nhìn thấy.
Khóa xăng thường được bố trí gần khu vực bộ chế hòa khí
Mặc dù vậy, chức năng của khóa xăng là cực kì hữu dụng. Chi tiết này được sử dụng trong những trường hợp xe gặp sự cố như khi xe bị “ngộp xăng”, hoặc khi gặp tai nạn xe bị đổ ngang trên đường dẫn đến chảy xăng. Khi đó, chỉ cần gạt khóa xăng là có thể ngăn không cho xăng vào bộ chế hòa khí, giúp dễ dàng khởi động lại xe hoặc tránh chảy xăng ra ngoài.
Trên hầu hết dòng xe đời mới (chủ yếu là xe tay ga), người dùng thường thấy một chi tiết cần gạt được bố trí phía sau cần phanh sau. Đây chính là tính năng khóa phanh trên xe máy.
Tương tự bộ phận phanh tay trên ô tô, khóa phanh xe máy cũng có chức năng giữ cho xe đứng yên tại chỗ khi dừng – đỗ, đặc biệt tại các khu vực có địa hình nghiêng, dốc.
Khóa phanh cũng là tính năng hữu ích nhưng rất ít người biết và sử dụng
Để sử dụng tính năng này, khi dừng xe, người lái chỉ cần bóp mạnh cần phanh tay bên trái, sau đó gạt cần gạt khóa phanh ở phía sau cần phanh lên. Lúc này, bánh sau xe sẽ bị khóa chặt và giữ xe đứng yên, không bị trôi đi. Khi muốn tiếp tục di chuyển, người lái chỉ cần thao tác đơn giản là bóp mạnh vào cần phanh để nhả cần gạt khóa phanh ra.
Nút chỉnh đồng hồ
Trên nhiều mẫu xe máy đời mới, dễ dàng nhìn thấy một chi tiết nút bấm cao su khá nhỏ ngay trên khu vực đồng hồ điện tử. Đây là nút bấm được các hãng trang bị giúp người dùng có thể tùy chỉnh các thông số hiển thị.
Nút bấm cao su nhỏ thường được bố trí tại khu vực đồng hồ hiển thị có chức năng tùy chỉnh giờ và các thông số
Tùy mỗi dòng xe, nút bấm này có chức năng cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, thông thường nút bấm này được dùng để điều chỉnh thời gian. Trên một số dòng xe, người dùng còn có thể điều chỉnh các thông số hiển thị khác, hoặc chỉnh cài đặt TRIP – đo quãng đường đã đi được.
Giải mã những chấm vàng, đỏ xuất hiện trên thành lốp xe
Ô tô mới xuất xưởng hay xe vừa thay lốp mới thường có những chấm tròn màu vàng, đỏ trên thành lốp... tuy nhiên không phải ai sử dụng ô tô cũng đều hiểu hết ý nghĩa của những ký hiệu này trên lốp xe.
Bên cạnh những dải chấm đen bao quanh kính lái, trên các mẫu xe mới xuất xưởng hay ô tô mới thay lốp thường có những chấm tròn màu vàng, đỏ trên thành lốp và mâm xe. Phần lớn người dùng ô tô thường không để ý đến chi tiết này, tuy nhiên cũng không ít chủ xe thắc mắc khi nhìn thấy những chấm tròn màu vàng, đỏ trên thành lốp.
Trên các mẫu xe mới xuất xưởng hay ô tô mới thay lốp thường có những chấm tròn màu vàng, đỏ trên thành lốp và mâm xe TRẦN HOÀNG
Thực chất, những ký hiệu này đều có ý nghĩa riêng được nhà sản xuất tạo ra nhằm đảm bảo độ cân bằng của mâm, lốp xe trong quá trình vận hành.
Trước hết cần phải hiểu rằng, lốp xe được cấu tạo từ cao su, các sợi tổng hợp, sợi thép và các loại hóa chất giúp chống mòn, chịu nhiệt. Dù được nhà sản xuất ứng dụng nhiều công nghệ để tối ưu hoá nhưng thực tế mỗi chiếc lốp đều có một sai số nhất định mà bằng mắt thường chúng ta không thể nhận biết. Vì vậy, sau khi kiểm tra bằng các thiết bị máy móc chuyên dụng, một số nhà sản xuất thường chọn cách đánh các dấu mùa vàng, đỏ lên thành lốp để nhận biết, phục vụ cho việc lắp ráp đảm bảo độ cân bằng của mâm, lốp.
Điểm này được coi là điểm nhẹ nhất trên lốp và được nhà sản xuất đánh dấu bằng một dấu chấm tròn màu vàng
Theo đó, trên bề mặt lốp xe sẽ luôn có một điểm nhẹ hơn phần còn lại của lốp. Điểm này được coi là điểm nhẹ nhất trên lốp và được nhà sản xuất đánh dấu bằng một dấu chấm tròn màu vàng ở ngay hông lốp.
Tương tự, trên vành mâm bánh xe cũng luôn có một điểm cố định đầu van để bơm không khí vào trong vỏ xe... Đây được xem là điểm nặng nhất của mâm. Theo các nhà sản xuất mâm, lốp xe khi lắp lốp vào mâm dấu vàng ký hiệu trên thành lốp phải thẳng hàng với vị trí cố định đầu van trên mâm xe để đảm bảo sự cân bằng của mâm lốp.
Những ký hiệu này đều có ý nghĩa riêng được nhà sản xuất tạo ra nhằm đảm bảo độ cân bằng của mâm, lốp xe trong quá trình lắp ráp TRẦN HOÀNG
Theo thời gian sử dụng, các dấu tròn màu vàng ký hiệu trên thành lốp sẽ dần mờ đi. Trong trường hợp này, các kỹ thuật viên sửa chữa thường dùng máy móc, thiết bị chuyên dụng để kiểm tra. Nếu máy phát hiện ra điểm không cân bằng, sẽ dán lên mâm xe thêm các đối trọng (miếng chì) để đảm bảo sự cân bằng của mâm lốp.
Không những có trọng lượng phân bố không đều, một số loại lốp còn không tròn một cách hoàn hảo nhất trong quá trình sản xuất. Các nhà sản xuất sẽ kiểm tra điểm xa tâm lốp xe nhất và đánh dấu bằng một chấm tròn màu đỏ, đây được gọi là điểm cao (High Spot) của lốp. Tương tự trên mâm xe cũng sẽ có một điểm được đánh dấu màu đỏ được gọi là điểm thấp (Low Spot) - điểm gần tâm của mâm xe nhất. Sự chênh lệch giữa điểm cao và điểm thấp này được gọi là độ chạy lệch tâm (Radial Runout).
Để triệt tiêu độ chạy lệch tâm trên mâm lốp, các nhà sản xuất thường đặt điểm cao trên lốp thẳng hàng với điểm thấp trên vành mâm
Trong quá trình lắp ráp, để triệt tiêu độ chạy lệch tâm trên mâm lốp, các nhà sản xuất thường đặt điểm cao trên lốp thẳng hàng với điểm thấp trên vành mâm (tức hai chấm đỏ trên mâm, lốp thẳng hàng).
Với công nghệ hiện nay, hiện nay, các nhà sản xuất mâm lốp đã chế tạo ra những loại lốp tròn hoàn toàn nên các ký hiệu chấm đỏ trên mâm lốp ngày càng ít xuất hiện. Có chăng, với các dòng xe phổ thông, người dùng chỉ còn phát hiện các chấm vàng trên thành lốp.
Thói quen xấu 'tàn phá' hệ thống treo ô tô Sử dụng xe đúng cách giúp tuổi thọ xe hơi kéo dài lâu hơn, những thói quen xấu từ người lái sẽ vô tình "tàn phá" chính chiếc xe của họ, trong đó hệ thống treo bị ảnh hưởng đầu tiên. Sự quan trọng của hệ thống treo trên xe ô tô Hệ thống treo là một bộ phận rất quan trọng của...